Chuyên đề : Kinh nghiệm Thi Đại Học
Môn Hoá
Mình lập topic này để ác bạn có thể trao đổi về cách học và cách thi đại học.
Nhất là ngày 3/1 vừa qua Bộ đã có quyết định chính thức về việc sẽ thi tốt nghiệp
và Đại Học 4 môn trong đó có bộ môn Hóa.
Trước hết là cách học , sau đó là cách làm bài tập trắc nghiệm như thế nào có
hiệu quả !
Đây là 1 số ý kiến của các bạn ( từ olympia ) về việc hyocj Hóa sao cho hiệu
quả , mời các bạn tham khảo và đóng góp ý kiến
*Mình đang học 12, mình đã học hết chương trình cơ bản hóa rồi nên cũng có
đôi chút kinh nghiệm khi giải hóa. Hữu cơ hay vô cơ đều có cái khó của riêng nó.
Lúc đầu mình cũng sợ hóa lắm, nhưng khi tiếp xúc với hóa nhiều, mình ko còn sợ
nữa mà ngược lại muốn được thử thách, tìm tòi những cách giải hay, ngắn gọn.
Theo mình, đối với hóa , các bạn phải học thuộc tính chất hóa học và cách điều
chế, vì những tính chất ấy là chìa khóa để bạn giải bài tập. Nhưng ko phải chỉ học
vẹt qua một lần rồi thôi, mà các bạn phải tìm ra một quy luật chung của các chất
rồi thống kê ra, những tính chất đặc trưng, những phản ứng đặc biệt thì ghi riêng
ra và làm thành ghi nhớ cho riêng mình, đặc biệt bạn phải cố gắng nhớ được điều
kiện của phản ứng, quan trọng lắm đấy.
Phần bài tập trong sách giáo khoa rất đơn giản, chỉ là dạng cơ bản bình thường
nên các bạn phải học thêm ở các sách bài tập, sách nâng cao để bổ sung cho kỹ
năng giải toán của mình. (smallbee)
*Về hoá thật ra cũng làm bài tập nhiều thôi , làm bài tập nhiều sẽ nhớ được
phản ứng và quen dạng bài.
Lý thuyết thì chủ yếu xem cách nhận biết các chất , tính baz - axit vv vv Một
số lý thuyết loằng ngoằng khác như chế tạo sắt, thép, gang rồi xà phòng , các lý
thuyết về tơ đều phải xem qua, ít ra phải hiểu được cốt lõi . Năm ngoái trong đề
tốt nghiệp có câu hỏi về sản xuất gang làm bao nhiêu đứa chết đứng chỉ vì có bao
giờ nghĩ là sẽ hỏi đến đâu .
Nói chung phải thật là hiểu các phản ứng, suy cho cùng giải thích phần lý thuyết
chế tạo v vv,, giải thích hiện tượng hoàn toàn dựa vào phản ứng.
Kinh nghiệm của tớ là lập các bảng so sánh tính chất các chất kèm các phản ứng
, ghi lại những mẹo nhận biết v.v theo 1 trật tự để dễ dàng tra lại khi cần ko phải
lật vở ra mò mò chả biết chỗ nào.( NhocNK)
Hóa Hữu Cơ:
*Cách học hoá hữu cơ theo mình nghĩ tốt nhất bạn nên làm bảng tính chất hoá
học phân theo các chất hữu cơ đặc trưng như aldehit, rượu, axit hưu cơ Các tính
chất chung đó nắm vững bạn sẽ làm các bài toán hay viết phương trình nhanh hơn.
Bên cạnh đó cũng nên ghi một số tính chất đặc biệt đối với một số chất riêng,
thương các bài toán mẹo hay cho vào phần này để bà con phải hiểu biết rộng hơn.
Các bài toán hoá hữu cơ cũng có một số dạng cơ bản nên không cần làm quá nhiều
nhưng nên làm rộng với nhiều dạng khác nhau (có một số sách hoá phân bài theo
dạng => đó là cách tốt để học nhanh). Hi vọng những phương pháp nhỏ đó có thể
giúp ích cho bạn ( Dinh Quy)
*Theo kinh nghiệm của mình cho thấy, thật ra học môn Hoá hữu cơ là ko khó
lắm đâu, vì nó có mối liên hệ với nhau mà. Trong khi học xong fần nào em nên có
1 bảng tóm tắt, nhớ rõ là nó có bao nhiêu loại phản ứng, fải nhớ Công thức cấu tạo
của nó, đặc biệt em phải quan tâm đến các loại liên kết: liên kết cộng hoá trị,liên
kết ion, liên kết xích ma, liên kết pi ; dựa vào đó em có thể hình thành các Công
thức cấu tạo , mỗi loại liên kết có 1 kiểu phản ứng đặc trưng. Bài tập hoá Hữu cơ
ko có nhiều lắm, nên rất dễ tổng hợp, mỗi loại phản ứng có 1,2 loại là cùng.( by
chance)
*trước hết bạn nên rèn phần bài tập chuỗi phản ứng. Từ những phản ứng đơn
giản của phần Hiđrocacbon, tập viết những PTPƯ, thuộc các sản phẩm có thể tạo
thành,quan trọng nhất là điều kiện phản ứng. Bạn cứ thực hành một lúc thì sẽ cảm
thấy thích. Sau đó mới bắt đầu làm bài tập cơ bản khác. Thời gian lớp 12 thì cũng
ko nhiều, nên bạn có thể dành cho HOá hữu cơ khoảng 30ph mỗi ngày. Nhưng đều
đặn và liên tục, mình tin là bạn sẽ thấy Hoá Hữu cơ vô cùng lý thú( onlylove)
*Bạn hãy chịu khó tìm hiểu cặn kẽ bản chất của vấn đề, bạn sẽ thấy mọi chuyện
thật dễ dàng.
Ví dụ: với một phản ứng hoá học nếu bạn chỉ biết:
A+B=C+D thì không bao giờ bạn có thể nhớ nó được lâu, mà phải hiểu tại sao
A+B thì có C+D mà không phải C+E. Phản ứng giữa A+B xảy ra như thế nào để
tạo ra C+D,nguyên nhân do đâu mà tiến trình phản ứng lại như thế. Cụ thể hơn,
với hoá hữu cơ, bạn hãy đặt biệt chú ý đến việc phản ứng xảy ra sẽ bẻ gãy hoặc tạo
mới liên kết ở đâu trong cấu tạo của nó là xong.( Son NB)