Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

CHỦ NGHĨA BẢO THỦ MỚI VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.58 KB, 4 trang )

CHỦ NGHĨA BẢO THỦ MỚI VÀ TRẬT TỰ THẾ GIỚI MỚI

"Tôi luôn tin tưởng rằng một sự sắp đặt thánh thần nào đó của tạo hóa đã khiến
cho châu lục rộng lớn nằm giữa hai đại dương này được tìm thấy bởi những người
có một tình yêu cháy bỏng đối với tự do và một lòng dũng cảm đặc biệt"
Thống đốc bang California, Ronald Reagan, 1974

MỘT XÃ HỘI TRONG THỜI KỲ QUÁ ĐỘ

Bước sang thập niên 1980, sự thay đổi trong cấu trúc xã hội Mỹ vốn đã được bắt
đầu từ nhiều năm, thậm chí từ nhiều thập niên trước đây, đã trở nên rõ ràng. Cơ
cấu dân cư và những ngành nghề, những kỹ năng quan trọng nhất trong xã hội Mỹ
đã có những đổi thay căn bản.

Sự thống trị của ngành dịch vụ trong nền kinh tế đã trở nên không thể phủ nhận.
Cho đến giữa những năm 1980, có 3/4 số công nhân viên làm việc trong khu vực
dịch vụ. Họ là các nhân viên bán lẻ, nhân viên văn phòng, giáo viên, thầy thuốc và
các viên chức chính phủ.

Sự xuất hiện và sử dụng máy vi tính ngày càng tăng đã đem lại nhiều lợi ích cho
hoạt động trong ngành dịch vụ. Kỷ nguyên tin học đã đến, với phần cứng và phần
mềm có khả năng tích hợp các dữ liệu khổng lồ mà trước đây người ta khó có thể
hình dung khi xuất hiện mới ra về những khuynh hướng kinh tế và xã hội. Chính
phủ liên bang đã đầu tư đáng kể vào công nghệ máy tính trong hai thập niên 1950
và 1960 cho các chương trình quân sự và vũ trụ của mình.

Năm 1976, hai doanh nhân trẻ tuổi ở California, làm việc tại một xưởng sửa chữa
ôtô, đã lắp đặt chiếc máy tính đầu tiên dùng cho gia đình được chào bán rất rộng
rãi, đặt tên cho loại máy này là Apple, và thổi bùng lên một cuộc cách mạng. Cho
tới đầu thập niên 1980, hàng triệu máy vi tính đã xâm nhập vào các doanh nghiệp
và các gia đình Mỹ, và vào năm 1982, tạp chí Time đã trao danh hiệu Cỗ máy của


năm của mình cho chiếc máy tính.

Trong khi đó, các ngành công nghiệp nặng của nước Mỹ đã suy thoái. Ngành công
nghiệp ôtô Mỹ chao đảo dưới sự canh tranh của các công ty chế tạo ôtô có hiệu
quả rất cao của Nhật Bản. Cho tới năm 1980, các công ty Nhật Bản đã sản xuất ra
một phần năm các loại phương tiện được bán trên thị trường Mỹ. Các nhà sản xuất
xe hơi Mỹ đã phải vất vả cạnh tranh với một số thành công nhất định để sánh được
mức độ hiệu quả về giá thành và tiêu chuẩn kỹ thuật của các đối thủ Nhật Bản,
nhưng địa vị thống trị thị trường xe hơi trước kia của họ thì đã mãi mãi không còn
nữa. Những công ty thép khổng lồ xưa kia cũng bị thu hẹp và trở nên khá mờ nhạt
khi các nhà sản xuất thép nước ngoài đã áp dụng các công nghệ mới một cách
nhanh chóng, dễ dàng hơn.

Người tiêu dùng là những người được hưởng lợi từ các cuộc cạnh tranh khốc liệt
này trong các ngành công nghiệp chế tạo, song cuộc đấu tranh vất vả nhằm giảm
chi phí ấy cũng đồng nghĩa với việc hàng trăm nghìn công nhân lao động giản đơn
mãi mãi bị mất việc làm. Một số người đã chuyển sang làm việc trong các ngành
dịch vụ, còn một số người khác thì đành chịu cảnh thất nghiệp.

Các cơ cấu dân cư cũng thay đổi mạnh mẽ. Sau khi cuộc bùng nổ trẻ sơ sinh sau
chiến tranh chấm dứt (từ 1946 đến 1964), thì tỷ lệ tăng dân số đã giảm và cư dân
trở nên già hơn. Cấu trúc hộ gia đình cũng biến đổi. Năm 1980, tỷ lệ các hộ gia
đình đã suy giảm; 1/4 của các nhóm gia đình được xếp loại là những hộ không
phải là gia đình, trong đó, có hai hay nhiều hơn hai người không có quan hệ ruột
thịt sống chung với nhau.

Những người mới nhập cư đã làm thay đổi tính chất xã hội của nước Mỹ theo
những cách khác. Cải cách năm 1965 về chính sách nhập cư đã không còn đặt
trọng tâm vào những người nhập cư từ Tây Âu nữa, và làm tăng số người nhập cư
từ châu Á và châu Mỹ La-tinh. Năm 1980, 808.000 người nhập cư đã tới Mỹ, con

số cao nhất trong vòng 60 năm, khi nước Mỹ một lần nữa lại trở thành nơi cư ngụ
cho tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới.

Các nhóm dân cư mới này đã trở thành các thành viên tham gia tích cực trong
cuộc chiến tranh đòi được có những cơ hội bình đẳng. Những người đồng tính
luyến ái sử dụng chiến thuật và đường lối của phong trào tranh đấu đòi quyền công
dân, tự cho mình là những người bị kỳ thị đang đấu tranh đòi được công nhận
những quyền căn bản. Năm 1975, ủy ban Công tác Dân sự Hoa Kỳ đã bãi bỏ lệnh
cấm tuyển dụng những người đồng tính luyến ái, và nhiều bang đã ban hành luật
chống kỳ thị.

Sau đó, vào năm 1981, người ta đã phát hiện ra bệnh AIDS (hội chứng suy giảm
miễn dịch). Lây nhiễm qua đường tình dục hay đường truyền máu, căn bệnh này
đã tác động nặng nề đến những người đồng tính luyến ái và những người tiêm
chích ma túy, mặc dù những người dân bình thường cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.
Cho tới năm 1992, đã có hơn 220.000 người Mỹ bị chết vì bệnh AIDS. Bệnh dịch
AIDS không chỉ giới hạn trong nước Mỹ, và nỗ lực chữa trị căn bệnh này hiện nay
đã có sự tham gia của các dược sỹ và các nhà nghiên cứu y học trên khắp thế giới.

×