Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Xây dựng phong cách giao tiếp lịch sự.. pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.72 KB, 3 trang )

Xây dựng phong cách giao tiếp lịch sự
Phong cách là biểu hiện bên ngoài của tố chất tâm lí, rèn luyện
tư tưởng và trình độ văn hoá của một cá nhân. Biểu hiện thông
qua sắc thái và ngôn ngữ, cử chỉ.

1. Trạng thái tinh thần phấn chấn. Tiếp khách, bạn bè hoặc tham
gia hội họp xã giao, tinh thần phải phấn chấn, dồi dào sức lực.
Như vậy có thể lan toả- tới đối phương, tạo bầu không khí giao
tiếp sôi động.

2. Thái độ đối xử với mọi người bình đẳng. Không khinh thường
người có địa vị thấp, không nịnh nọt cấp trên, không kiêu căng,
không tự ti.

3. Vẻ bề ngoài tự nhiên và lịch sự, chững chạc đàng hoàng hoạt
bát,nhanh nhẹn, khiến người khác có cảm tình. Tham gia các
hoạt động giao tiếp xã hội, đầu tóc, râu phải cạo sạch sẽ gọn
gàng. Ăn mặc giản dị, tốt nhất mặc trang phục có lợi cho việc
thể hiện cá tính của bạn. Thể hiện được sự trang trọng mà không
cứng nhắc, mới mẻ mà không kì quái, thích hợp, thể hiện phong
thái tự tin, lịch sự.

4. Cử chỉ thích hợp. Cử chỉ phải thoải mái, không nên khúm
núm. Ngồi đúng tư thế, đứng đúng tư thế, tao nhã, điềm đạm,
chín chắn, sẽ tạo ra sức hấp dẫn.

5. Nói năng nhã nhặn, lịch sự. Qua cách ăn nói có thể đánh giá
con người học nhiều biết rộng hay học nông biết ít. Bình thường
phải đọc nhiều sách, tích luỹ nhiều. Học nhiều, tích luỹ được
nhiều, lời nói tự nhiên sinh động hấp dẫn, lộ rõ sự tài giỏi hơn
người. Về chọn từ, thanh điệu tiết tấu cũng phải chú ý tới đối


tượng và tình huống giao tiếp. Phải giản dị, tự nhiên, không cố
làm ra vẻ cao sang.

cuocsongquanhta.vn

×