Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Chứng minh thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.88 KB, 7 trang )

Chứng minh thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống Mỹ là thắng lợi của hai chiến lược cách
mạng


Năm 1958 thực dân Pháp bắt đầu xâm lược Việt nam. Cuối thế kỷ XIX Pháp áp
đặt chế độ cai trị trực tiếp đồng thời vẫn duy trì chế độ phong kiến làm chỗ dựa
cho sự thống trị của chúng. Việt nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành
một nước thuộc địa nữa phong kiến.

Chính sách thống trị về chính trị, nô dich về văn hóa cộng với các chương trình
khai thác thuộc địa đã làm cho sự mâu thuẫn giữa dân tộc việt nam, các tầng lớp
nhân dân lao động nước ta với thực dân Pháp phát triển gay gắt. Các phong trào
yêu nước chống thực dân Pháp liên tục nổ ra trên cả nước. Sự thất bại của phong
trào Cần vương đã chấm dứt thời kỳ đấu tranh chống xâm lược theo hệ tư tưởng
phong kiến. Phong trào nông dân của cụ Hoàng Hoa Thám và phong trào yêu nước
theo tư tưởng dân chủ tư sản của cụ Phan bội Châu, Phan châu Trinh diễn ra sôi
nổi nhưng cuối cùng cũng thất bại.

Trong lúc các phong trào cứu nước bế tắc, năm 1911 người thanh niên yêu nước
Nguyễn ái Quốc(lúc đi học tên là Nguyễn tất Thành) rời tổ quốc ra đi tìm đường
cứu nước giải phóng dân tộc. Sau khi đã đi nghiên cứu, tìm hiễu các cuộc đấu
tranh của nhiều dân tộc bị áp bức trên thế giới, tìm hiểu xã hội tư bản, người trở lại
Pháp. Nguyễn ái Quốc được đọc bản "Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về
các vấn đề dân tộc và thuộc địa" của Lênin và đã tìm thấy trong tư tưởng của
Lênin con đường giải phóng đúng đắn và triệt để cho dân tộc Việt nam. Con
đường cứu nước mà Người khẳng định là giải phóng dân tộc với giải phóng xã hội,
giải phóng giai cấp và con người.

Năm 1930 , dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc Đảng cộng sản Việt nam
ra đời. Chủ nghĩa Mác-Lênin kết hợp với phong trào công nhân và phong trào yêu


nước để Đảng cộng sản Việt nam ra đời là sản phẩm đầu tiên, là hiện thân quan
trọng nhất của sự kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội.

Cương lĩnh đầu tiên của Đảng đã xác định rõ mục tiêu chiến lược của cách mạng
là " chủ trương làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội Cộng sản".

Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Hồ chủ tịch tổng khởi nghĩa tháng tám
thành công và nước Việt nam dân chủ cộng hòa ra đời.

Theo thõa thuận tại Hội nghị Pốt đam ở phía nam vĩ tuyến 16, quân đội thực dân
Anh kéo vào với danh nghiã là giải giáp quân Nhật. Thực dân Pháp đã dựa vào
quân Anh với sự hậu thuẩn của Mỹ để trở lại xâm lược Đông dương.
Ngày 19 tháng 12 năm 1946 thay mặt Đảng và Chính phủ, Hồ chủ tịch đã ra lời
kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Hưởng ứng lời kêu gọi kháng chiến nhân dân Việt
nam đã nhất tề đứng lên. Sau 9 năm kháng chiến anh dũng nhân dân ta đã làm nên
một Điên biên chấn động địa cầu. Hiệp định Geneve về lập lại hòa bình ở Đông
dương được ký kết, kết thúc thắng lợi vẽ vang của cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp của nhân dân ta.

Sau Hiệp định Giơnevơ 1954, đất nước ta tạm thời chia làm hai miền. Miền bắc
được hoàn toàn giải phóng, nhân dân bắt tay vào khôi phục kinh tế, văn hóa, xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tiếp tục sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân để hoàn thành giải phóng dân tộc thống nhất tổ quốc.

Ở miền Bắc, tiến hành khôi phục kinh tế trọng tâm là kinh tế nông nghiệp, đồng
thời tiến hành cải cách ruộng đất, xóa bỏ quan hệ bóc lột phong kiến, đem lại
quyền làm chủ cho nông dân ở nông thôn.

Sau khi thu đựoc những kết quả quan trọng trong khôi phục kinh tế, Hội nghị

trung ương lần thứ 14 đã vạch ra kế hoạch 3 năm cải tạo xã hội chủ nghĩa và phát
triển kinh tế văn hóa.

Những năm 1958-1960, nền kinh tế miền Bắc có những chuyển biến đáng kể, văn
hóa, giáo dục, y tế được phát triển, làm thay đổi một bước diện mạo miền Bắc.

Ở miền Nam, Đảng lãnh đạo nhân dân đấu tranh đòi chính quyền Sài gòn thi hành
nghiêm chỉnh Hiệp định Giơnevơ và giữ gìn lực lượng trước sự khủng bố tàn bạo
của kẻ thù. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn ở miền Nam đồng chí Lê Duẩn đã soạn
thảo " Đề cương cách mạng miền Nam". Tháng 1/1959 BCHTW đã ra nghị quyết
15 khẳng định con đường phát triển cơ bản của cách mạng việt nam ở miền Nam
là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân.
Năm 1960, Đại hội đại biểu toàn quốc lần III của Đảng đã hoàn chỉnh đường lối
cách mạng Việt nam.

Nhiệm vụ cơ bản của cách mạng ở miền Nam là giải phóng miền Nam khỏi ách
thống trị của đế quốc và phong kiến, thực hiện độc lập dân tộc và người cày có
ruộng, góp phần xây dựng một nước Việt nam hòa bình, thống nhất độc lập, dân
chủ và giàu mạnh.

Miền bắc bắt tay vào việc thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. Trong 5 năm từ
1961-1965 miền bắc đạt được nhiều thành tựu quan trọng: quan hệ sản xuất mới
tiếp tục được củng cố, cơ sở vật chất được tăng cường, bước đầu có sự tìm tòi cải
tiến cung cách làm ăn qua các cuộc vận động "ba xây, ba chống" và cải tiến quản
lý hợp tác xã, cải tiến kỹ thuật. giáo dục, văn hóa, y tế phát triển mạnh mẽ.

Ở miền Nam, chủ trương của Đảng là nâng dần mức độ đấu tranh vũ trang. Dưới
ngọn cờ đoàn kết cứu nước của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam do Đảng
lãnh đạo, phong trào cách mạng miền Nam được giữ vững và phát triển mạnh mẽ,
đã đánh bại chiến lược "chiến tranh đặc biệt" của đế quốc Mỹ. Trước sự phá sản

của chiến tranh đặc biệt buộc đế quốc Mỹ phải chuyển sang " chiến tranh cục bộ"
ở miền Nam và gây chiến tranh phá hoại ra miền Bắc.

Chủ tịch HCM kêu gọi đồng bào và chiến sỷ cả nước nêu cao ý chí quyết tâm đánh
thắng giặc Mỹ xâm lược với tinh thần :"Không có gì quý hơn độc lập tự do". Với
cuộc tổng tấn công và nỗi dậy tết Mậu thân 1968 buộc Mỹ xuống thang chiến
tranh, chấm dứt ném bom miền Bắc, chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán Paris,
tuyên bố "phi Mỹ hóa" chiến tranh.

Cuối năm 1968, miền Bắc tiến hành khắc phục hậu quả chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ, khôi phục và phát triển một bước nền kinh tế quốc dân để ổn định đời
sống nhân dân và chi viện cho miền Nam.

Sau tổng tiến công năm 1968, cách mạng miền Nam tiếp tục mở các cuộc tiến
công quân sự tạo thế cho đàm phán ở Paris. Thắng lợi trong việc bảo vệ miền Bắc
trước cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân lần thứ hai của Mỹ và đặc biệt là
chiến thắng trong trận Điện biên Phủ trên không trong 12 ngày đêm cuối năm
1972, buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh lập lại
hòa bình ở Việt nam vào ngày 27/1/1973.

Sau Hiệp định Paris, miền Bắc tiến hành khôi phục kinh tế nhằm đảm bảo đời
sống của nhân dân miền Bắc và chi viện có hiệu quả về sức người, sức của cho
cách mạng miền Nam. Ở miền Nam, quân và dân tiếp tục sử dụng bạo lực cách
mạng, giữ vững thế tiến công, đẩy chế độ Sài gòn vào thế bị động lúng túng.

Cuộc tổng tiến công nỗi dậy mùa xuân 1975 được mở đầu bằng chiến thắng Buôn
ma thuộc và kết thúc bằng chiến dich Hồ chí Minh lịch sử. Ngày 30/4/1975 Sài
gòn được giải phóng.

Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước thắng lợi, kết thúc 30 năm chiến tranh giải

phóng dân tộc, chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị kéo dài hơn một thế kỷ của chủ
nghĩa thực dân trên đất nước ta, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân trên cả nước, bảo vệ và phát triển những thành tựu của cách mạng XHCN ở
miền Bắc, hoàn thành thống nhất đất nước.

Đó là thắng lợi của sự kết hợp tài tình của Đảng trong việc lãnh đạo thực hiện hai
chiến lược cách mạng độc lập dân tộc và chũ nghĩa xã hội mà Cương lĩnh cách
mạng đầu tiên của Đảng đã xác định.

Đặc biệt giai đoạn 1954-1975 là giai đoạn mà cách mạng Việt nam đang đứng
trước tình thế thử thách gay go chưa từng có. Đất nước tạm thời chia làm hai miền
với hai chế độ chính trị khác nhau. Kẻ thù trực tiếp của độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội là đế quốc Mỹ và tay sai. Đây không chỉ là kẻ thù của nhân dân Việt
nam mà còn là kẻ thù của nhân dân thế giới. Cuộc chiến đấu trong tình thế so sánh
lực lượng chênh lệch nhau quá xa nầy không ai hình dung nỗi Việt nam dám trực
tiếp đương đầu và chiến thắng.

Đây là cuộc đọ sức giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội với chủ nghĩa đế quốc
hiện đại, là cuộc đọ sức có quan hệ chặt chẽ đến đời sống chính trị toàn thế giới
trong điều kiện có sự tác động tiêu cực của chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại
trong phong trào cộng sản quốc tế.

Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, kiên trì kết hợp chủ nghĩa
yêu nước Việt nam với chủ nghĩa Mác-Lênin, vượt lên sức ép của tất cả những
quan điểm sai lầm và phản động, phát huy năng lực tư duy độc lập và sáng tạo,
Đảng ta đã xác định thành công đường lối chung của cách mạng cả nước, cách
mạng của mỗi miền.
Tuy xác định chiến lược cách mạng của mỗi miền khác nhau, nhưng miền nào
cũng bao gồm hai mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội kết hợp với nhau.


Ở miền Nam mục tiêu độc lập dân tộc được thể hiện trực tiếp và nóng bỏng, mục
tiêu chủ nghĩa xã hội cũng là định hướng, là lý tưởng nhưng không thuần túy ở
dạng tư tưởng, chính trị như giai đoạn cách mạng trước. Vì đã có miền bắc xã hội
chủ nghĩa tác động trực tiếp với toàn bộ sức mạnh vật chất và tinh thần đang được
tạo ra. Cho nên miền Nam chiến đấu còn để bảo vệ chế độ XHCN ở miền Bắc.
Sức mạnh của miền Nam là sức mạnh kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội
của cả nước, sức mạnh ấy lớn hơn nhiều so với thời kỳ chống Pháp.

Ở miền Bắc mục tiêu CNXH trở thành trực tiếp từ năm 1954, mục tiêu độc lập dân
tộc được đặt ra dưới dạng vừa chiến đấu bảo vệ miền Bắc, vừa dốc sức chi viện
miền Nam. Sự kết hợp các mục tiêu nầy là động lực lớn thúc đẩy miền Bắc xây
dựng CNXH.

Trên toàn bộ quốc gia dân tộc thì chống Mỹ cứu nước là nhiệm vụ hàng đầu, mục
tiêu độc lập dân tộc là bức xúc, mục tiêu chủ nghĩa xã hội vừa là hiện thực ở miền
Bắc, nhưng trước hết là phục vụ sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cách mạng ở hai
miền phải đồng thời đẩy mạnh và quan hệ khắng khít với nhau, trong đó vị trí mỗi
miền được xác định là phương thức kết hợp độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
sinh động nhất của thời đại.

Mục tiêu cách mạng Việt nam là hòa bình, thống nhất độc lập dân chủ và chủ
nghĩa xã hội hoàn toàn phù hợp với mục tiêu của thời đại là hòa bình độc lập dân
tộc và tiến bộ xã hội. Vì vậy, cuộc kháng chiến của nhân dân Việt nam chống đế
quốc Mỹ xâm lược và tay sai không chỉ vì lợi ích của dân tộc mình, mà còn góp
phần tích cực bảo vệ hòa bình trên thế giới. Việt nam trở thành lương tâm của thời
đại, ngọn cờ đầu của nhân đạo và chính nghĩa.

Yếu tố giai cấp, dân tộc, quốc tế lúc nầy kết hợp với nhau chặt chẽ, phong phú,
nâng lên trình độ và quy mô mới. Nhờ đó, Việt nam có đủ sức mạnh đánh thắng
tên đế quốc khổng lồ tạo nên huyền thoại của thế kỷ XX.


Thắng lợi của thời kỳ nầy thể hiện rõ nhận thức và thực hiện mục tiêu độc lập dân
tộc và chủ nghĩa xã hội, giải quyết quan hệ dân tộc và giai cấp của Đảng ta đã
nâng lên nấc thang mới. Kiên trì kết hợp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong
điều kiện phức tạp và cực kỳ khó khăn, Đảng ta đã giải quyết thành công trên tất
cả các lĩnh vực của cách mạng Việt nam, từ nhận thức lý luận, tư tưởng đến xác
định đường lối chính trị và tổ chức thực hiện đường lối. Có thể nói đây là thời kỳ
trưởng thành vượt bậc của Đảng ta trong bảo vệ và phát triển lý luận cách mạng.
Điểm tựa của sự nhảy vọt ấy là luôn giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội.

Vì vậy, nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần IV đã khẳng định" Thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước là thắng lợi của hai chiến lược cách mạng
được tiến hành đồng thời và kết hợp chặt chẽ với nhau". Đây không chỉ là bài học
kinh nghiệm cho thời kỳ chống Mỹ cứu nước giai đoạn 1954 - 1975 mà bài học
kinh nghiệm nầy vẫn còn có giá trị trong công cuộc đổi mới của cách mạng Việt
nam hiện nay.

×