Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đại-Nguyên Chiếu-Chế (Các Bức Thư Thuộc Các Triều Đại Trước) potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.07 KB, 11 trang )

Đại-Nguyên Chiếu-Chế
(Các Bức Thư Thuộc Các Triều Đại Trước)


Bức thư của Hán-Văn-Đế gửi cho Việt-Vương Triệu-Đà
Hoàng-Đế có lời kính hỏi vua Nam-Việt. Ta lấy làm khổ tâm nhọc ý trong
lúc nầy. Ta là con bà thứ-nhất của Cao-Hoàng-Đế, phải gại ra ngoài làm vua
chư hầu ở nước Đại, đường sá xa xuôi, ngăn trở, vã lại ta vốn thật thà ngu
dại, nên xưa nay không từng viết thư. Lúc Cao-Hoàng-Đế lìa trần, con là
Hiếu-Huệ Hoàng-Đế lên ngôi, nhưng do bà Cao-Hậu coi việc triều chính,
không may bà lại có bệnh, bọn họ Lữ gây thành biến loạn, nhờ có khí thiêng
của Tông-miếu, sức giỏi của bầy tôi, nay đã bài trừ hết bọn phiến loạn. Ta vì
được vương-hầu và quan-lại rước về, nên phải lên làm vua.
Mới đây nghe Hiền-Vương gửi thư cho tướng quân Long-Lự-Hầu hỏi tìm
anh em thân thuộc và xin bãi chức hai tướng-quân ở quận Trường-Sa: ta đã
theo ý thư, bãi chức tướng-quân Bác-Dương-Hầu, còn anh em của Vương ở
Chân-Định thì đã sai người thăm hỏi, các phần mộ của Tiên nhân cũng đã
đắp sửa lại hẵn hoi.
Ngày trước nghe Vương hằng phát binh ở biên quận, cướp bóc tai hại không
ngừng, quận Trường-Sa bị khốn khổ mà đất Nam-quân lại bị hại nhiều hơn
nữa, nhưng nước của Vương cũng có lợi gì đâu. Trong việc dụng binh, lẽ tất
nhiên là hao binh tổn tướng, làm cho người ta phải vợ goá con côi, mẹ cha
quạnh quẽ, nếu có thắng trận đi nữa, thì được một mà mất mười, ta không nỡ
làm vậy.
Dầu có được đất đai của Vương, cũng không đủ thêm cho nước ta to lên,
được của cải của Vương, cũng không đủ làm cho nước ta giàu thêm. Vậy
nay từ ranh giới Ngũ-Lĩnh trở về Nam, giao quyền cho Vương tự trị. Tuy
nhiên, Vương xưng là Hoàng-Đế, ngang hàng với ta, tức là hai vị Hoàng-đế
đối-lập; không có một cỗ xe của sứ-thần để thông đường qua lại, là có ý
tranh giành, tranh giành mà không kính nhường, người nhân-từ không làm
như vậy. Ta muốn cùng Vương bỏ hẳn điều dữ trước, kể từ nay về sau, cứ


thông sứ như cũ.
Lời Chế của Tống-Thái-Tổ phong Thống-Soái Giao-Châu là Đinh- Bộ-
Lĩnh vào năm Khai-Bữu thứ tám (975)
Bộ-Lĩnh sinh tại đất Diên-Chỉ, giữ tiết làm tôi, hướng theo phương Bắc, thế-
hệ cao quí, giữ gìn một cảnh thổ phương xa, có chí mến văn-hoá của Trung-
Quốc, thường nghĩ đến việc nội-phụ. Nay Cửu-Châu đã thống nhất, Ngũ-
Lĩnh cũng thanh bình, bèn do đường thuỷ lục, qua lại cống hiến lễ-vật. Nay
ta có lời khen ngợi đã sai con xin làm phiên thuộc, vậy phong cho cha làm
quận vương, cấp tước lộc để biểu dương lòng nhân-đức khác thường, nên
ghi sâu đặc ân của ta và chúc cho trường thọ.
Lời chiếu chinh phạt Giao-Chỉ trong tháng 8 Thái-Bình Hưng-Quốc thứ
năm (980) của Thái-Tông nhà Tống7
Thanh-giáo và oai linh của nước nhà vang khắp cả mọi nơi, gần đây đất
Diên-Chỉ, chưa sáp nhập vào địa-đồ Trung-Quốc, chúng ở một phương, gần
nơi Ngũ-Lĩnh. Từ cuối đời Đường rối loạn, chia xẻ đất đại, rồi chúng làm ra
một nước tiếm ngụy, ở xa thanh-giáo thành ra phong-tục như đứa mù đứa
điếc. Kịp khi Phiên-Ngung đã bình-định, mới ban cho Chính-Sóc mà tuân
hành, tuy đã phục tùng chịu làm phiên thuộc, nhưng cứ tu luyện binh lính, có
ý quật cường. Lễ thờ phụng nước trên, lẽ nào như thế? Vậy ta bất đắc dĩ phải
trị tội gian nguỵ để cứu dân, phải cử binh qua đánh để khai hoá xứ mọi rợ;
nay cho bọn Tôn-Toàn-Hưng xuất quân qua đánh.
Lời Chế phong Lê-Hoàn vào tháng 10 năm Ung-Hy thứ ba (986)
Đấng vương-giả dựng nên pháp độ đoan chính, để bảo vệ các phiên-bang.
Xây dinh quán tại Kinh Sư, để cho lễ-nghi hội đồng được long-trọng, còn
phong tước lộc cho chư hầu, để tỏ oai hùng của sự thống chế. Phương chi
nước Diên-Chỉ (tức Giao-Chỉ) thường năm lo đường chức cống (dâng lễ vật,
như lông chim thú, v.v ), tuy đã là một xứ hùng cường, nhưng không quên
phục tùng mệnh lệnh (của Trung-Quốc) một cách cung thuận, lại xét có công
lao. Nay quyền trí Giao-Châu Tam-Sứ Lưu-Hậu Lê-Hoàn tư-chất nghĩa
dõng, bẩm tính trung thuần, được lòng quốc dân, kính cẩn giữ lễ phiên thần.

Trước đây, Đinh-Triền (con Đinh-Bộ-Lĩnh) đương còn thơ-ấu và khờ dại,
không biết trị dân, nên Lê-Hoàn lấy tư cách thân tín cật ruột, giữ các đạo
quân, hiệu lệnh từ trong tay, có ân có oai; họ Đinh tự giải quyền Tam-Sứ để
tuân theo ý nguyện của mọi người. Nay Lê-Hoàn mặc dầu xa cách, vẫn tỏ
lòng thành kính, xin lãnh tiết-mao. Như vậy không khác gì Sĩ-Nhiếp anh-
minh, hóa dân Việt đều theo lễ-nghĩa; Triệu-Đà cung thuận, tuân mệnh Hán
không dám đơn sai. Vậy nên cho Lê-Hoàn giữ chức Nguyên-Nhung, ngang
hàng với các bậc Hầu-Tước, cai quản các nước rợ và tôn trọng sứ mệnh của
trời.
Nay gia thêm hàm Kim-Tử Quang-Lộc đại-phu Kiểm-hiệu Thái-Uý-Sứ, trì
tiết đô đốc chư quânsự.
Lời Chiếu-dụ cho Giao-Chỉ vào tháng chạp năm Hy-Ninh thứ tám của
Tống-Thần-Tông 8 (1075)
Xét lại nước An-nam đời đời hưởng vương-tước, các triều trước đối đãi
khoan hậu, khi nào cũng bao dung tha thứ, mãi đến ngày nay; nay lại xâm
phạm thành ấp, sát hại quân dân, đã phạm pháp-kỷ thì không thể gì tha thứ
được. Vâng mệnh trời mà chinh phạt, tức là có danh nghĩa. Vậy đã sai Triệu-
Tiết sung làm chức An-nam đạo hành dinh, Mã-Bộ-Quân Đô-Tổng-Quản
Kinh-Lược Chiêu-Thảo-Sứ, Lý-Hiến sung làm chức Phó-Sứ, Yên-Đạt sung
làm chức Mã-Bộ Phó-Sứ Đô-Tổng-Quản; thuận theo thời lệnh mà dấy binh
do đường thuỷ và đường bộ tiến quân. Ý trời tỏ ra giúp thuận, hiện ra những
điểm chỉ vẽ rõ ràng: người nào biết hối hận, đều giữ khí khái đối địch quân
thù. Nhưng nơi nào quân vua sẽ tới không tổn hại đến thường dân và tàn sát
kẻ bại trận. Hỡi nhân dân đã lâu ngày sống trong cảnh lầm than, nếu biết
khuyên dụ chũ mình nội-phụ, suất chúng qui phục, bắt giặc hiến cống, đem
mình hiệu thuận, thì sẽ được thưởng tứ tước lộc, vinh-hiển bội phần, những
tội lỗi trước đây đều được ân-xá, Càn-Đức đương còn ấu trĩ, chính lệnh
không do y mà ra, khi nào lai triều cũng sẽ được tiếp đãi trọng hậu như
trước. Lời ta không sai, chớ có nghe lầm. Gần đây, ta nghe nhân-dân bị bóc
lột cực khổ, ta đã căn dặn sứ-thần truyền đạt ân chiếu của ta, sự tàn bạo và

thuế nặng đều được tẩy trừ. Mong rằng một nước chư-hầu của ta được yên-
vui luôn luôn.
Lời Ân-Chế của Tống-Thần-Tông phong cho Lý-Nhật-Tông (tức Lý-
Thánh-Tông) (1054-1072)
Ta cả đương mệnh lớn, đứng theo bậc trên, phụng sự giao xã và cung miếu,
hưởng được phúc lộc của ba vị thần 9 ; thi hành ân-đức ở trong phương hạ
(Trung-Hoa), thân thiện với bốn cõi ngoài. Nay truyền các chức sở-quan làm
sắc mạng phong nước chư hầu (nước An-nam).
Nay Suy-thành bảo-tiết, Đồng-đức thủ-chính, Thuận-hóa-dực-đái-công-thần
Tịnh-hải-quân tiết độ quan-sát xử-trí đẳng sứ, đồng Trung-thư-Môn-hạ
Bình-chương-sư là Lý-Nhật-Tôn sẵn lòng đức thiện, giữ dạ trung cần, định
quốc ở Nam-bang, có công trấn-ngự, bảo vệ cho Trung-quốc, khỏi hoạ binh
đao, xứng đánh ban cho lá cờ Đại-tướng và phong tước chân-vương để giữ
chức vị mà lo việc cống hiến.
Phước lớn vững bền ăn lộc mới, tiếng khen lừng lẫy tới thềm văn, ban thêm
đất để biểu dương công lao rực rỡ.
Than ôi! người mà giúp sức, nhờ khí thiêng che chở của tiên linh, nước
hưởng lâu đời, cần tính tốt giữ gìn theo phận sự. Vậy cho mệnh mới, giữ lấy
nước xưa.
Lời Sắc-thư của Ninh-Tông (nhà Tống) ban cho Lý-Long-Hàn quyển
lịch 10 năm Khai-Hy thứ hai (1206)
Sắc cho An-nam quốc-vương Lý-Long-Hàn, nay phụng-lịch mới ra, để
chuẩn-định ngày tháng cho dân-sự, đất Long-Biên tuy xa cách, nhưng biết
giữ pháp-độ của chư-hầu. Lại có công lao trấn giữ phiên thuộc.
Sự ban hành nhật-lịch, là một cuộc lễ rất trang-nghiêm. Ta đã rộng suy nền
thanh giáo qua nam, khanh cũng nên lấy lòng trung thành chầu về bắc, đốc
sất nước duyên-hải của khanh, vâng theo đức ý của ta.
Lời Chế chỉ của Tống-Lý-Tông phong Trần-Quang-Cảnh nước Annam
Nhà Châu kiến lập các nước chư-hầu, phân chia sông núi; nhà Hán phong
vương cho các công thần họ khác và con cháu của họ. Sự-tích ấy đáng được

khen ngợi, vậy gia truyền rất cung thuần, đời đời kế thừa phiên-thuộc, bao
quản cảnh-thổ và được hưởng ân-huệ của triều-đình. Xét họ Trần tại Annam,
anh-minh cương-nghị tính lại trung-thuần, vì nước vì nhà, trước sau đều lo
yên dân và hoà chúng, cha truyền con nối, người lo đắp móng kẻ lo dựng
nhà, đã hay vâng lệnh tông đường (cha), lại kính cẩn phụng sự đại-quốc, gặp
được nước trên che chở, hâm mộ nền văn-hoá qua mấy lần thông-ngôn mà
tới chầu, quên bao đường xa cách mà đến cống hiến, vậy ta phải ban lộc và
khen ngợi, long trọng tước vì được vinh-hiển ở trên năm bậc 11 , thăng trật
cao quí bằng hàng Tam-công, cờ tiết mao dựng ở bản quốc, trưng bày đủ đồ
binh-khí, công trạng đứng lên bậc nhất, mũ cao gươm dài, oai hùng rạng vẻ.
Nay cho cứ làm vua như cũ và tăng thêm bỗng lộc, nên bền lòng trấn-ngự
đất đai, báo đáp ân-đức của quân thân. Hay-thay! Các ngôi sao chầu về
phương Bắc, dấu thiên-văn bày vẽ sáng ngời; trăm ngã sông đều chảy về
đông, sóng kình ngạc dễ đâu ngăn trở. Nên kính vâng sự hậu đãi mà ghi nhớ
đặc ân của ta. Vậy trao chức Tịnh-Hải-quân Tiết-độ quan-sát xử-trí đẳng sứ,
đặc-tiến Kiểm-hiệu thái-uý, kiêm ngự-sử đạiphu Thượng-trụ-quốc An-nam
quốc-vương, ăn lộc 3000 hộ 12 , thực-phong 1000 hộ, lại đặc tứ danh xưng
Hiệu-Trung Thuận-Hoá công-thần cùng cho áo gấm đai vàng đầy đủ, tiếp
được tờ chế-chỉ nầy thì phụng nhận.
Lời Chiếu của vua Tống-Độ-Tông ban cho Trần-Quang-Bình, vua nước
An-nam
Ta hưởng thụ các nước chư-hầu, gia ân bảo-bộc đất Nam-phục (tức là nước
An-nam), đối với các nước duyên-hải, đều lấy lòng nhân mà đối-đãi với
người đồng loại; mà các xứ thường triều-cống, không khi nào bỏ nghĩa thờ
phụng, như bổn-phận đi cống hiến và dùng lễ-độ trong văn-từ. Trải từ mười
năm tới nay, thường qua lại không sợ nỗi khó khăn, vượt biển mấy trùng,
thật là lòng trung thuận rất đáng khen ngợi. Từ xưa mến thương bề trên thì
phải cầu xin lễ nghĩa, đạo làm cha vẫn nghiêm, con lúc nào cũng bẩm mạng,
vua ngồi trước, tôi ở sau, ấy là định-lệ thông thường, những trật tự do trời
qui định, ai dám thay đổi? Xưa Hán-Văn-Đế phủ-uỷ Triệu-Đà, không đợi sự

thỉnh-cầu; đức Nghệ-Tổ ta (Tống-Thái-Tổ) đối đãi Tiền-Thục (vua nước
Ngô-Việt), không dụng ý gì cưỡng bách, phương chi ra ân đặc biệt đãi người
phiên-thuộc. Mới đây trưng cầu ý-kiến của quần-thần, cho là nên theo chế
độ cũ gia tặng, chứ không phải ý riêng của ta, mới đặt ra việc nầy, nay theo
qui chế tặng cho phẩm trật và ban thêm tiền của để tỏ rõ lòng thương yêu
của ta đối với các nước xa gần. Tỏ ý lấy hiếu làm trung, Khanh nên cố gắng
để thừa hưởng ân huệ.
Nay ban cho khanh 100 lượng bạc, 100 cây lục màu tơ mịn, khi nào gởi tới,
nên nhận lãnh mà dùng.
Nay chiếu thị.
An-Nam Chí-Lược Quyển Đệ Nhị Chung
Chú Thích:
1- Đạt-lỗ hoa-Xích: chức quan cai trị, theo quan-chế của nhà Nguyên.
2- Vua nhà Trần là Nhật-Tôn tên là Khậm, con của Thánh Tôn, thuỵ là
Nhân-Tôn.
3 - Tức là Trần-Nhật-Sủy, thuỵ là Anh-Tôn.
4 - Chế là lời vua có tính cách đặc biệt. Chiếu dụ: cũng đều lời vua, nhưng
theo lối thường.
5 - Tam-Ty là: Thái-sư, Thái-phó, Thái-bảo.
6 - Huý là Nhật-Khoáng, vốn tên là Manh, thụy là Minh-Tông, con vua Anh-
Tông.
7 - Lúc nầy là lúc Lê-Hoàn cướp ngôi nhà Đinh.
8 - Lúc đó là niên-hiệu Càn-Đức nhà Lý (tức Lý-Nhân-Tông), nước An-nam
qua xâm phạm biên giới Trung-Quốc.
9- Ba vị thần là: trời đất, quỉ-thần, ông bà, tức là: thiên địa, tông miếu và xã-
tắc.
10 - Lý-Long-Hàn tức Lý-Cao-Tông (1176-1210).
11 - Năm bậc: công, hầu, bá, tử, nam, trên năm bậc ấy tức là vương.
12 - 3.000 hộ: Lấy thuế trong 3.000 nhà mà phụng dưỡng một ông vua.


×