Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN – Phần 6 doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (159.51 KB, 12 trang )

PHÂN TÍCH VÀ ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHỐN – Phần 6

* Điểm yếu (Weaknesses)
- Các sản phẩm mới tuy được sự chấp nhận của thị trường, song quy mơ
cịn nhỏ, hàm lượng chất xám công nghệ chưa cao.
- Mạng lưới tiêu thụ phụ thuộc rất lớn (90%) vào chính sách tiêu thụ sản
phẩm của VNPT và Bộ chủ quản.

- Áp lực cạnh tranh và áp lực về giá ngày càng cao. SAM cần có biện pháp
hợp lí hóa sản xuất để hạ giá thành, cần phải tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm để
thu hút đơn đặt hàng.
- Phần lớn nguyên vật liệu phục vụ sản xuất đều nhập khẩu từ nước ngồi,
sản phẩm của cơng ty phụ thuộc nhiều vào sự biến động của thị trường nước
ngoài.

* Cơ hội (Opportunities)
- Hiện nay SAM đang chiếm thị phần 45%. Với chính sách đầu tư dài hạn


hợp lí, SAM có nhiều khả năng mở rộng thị phần trong nước và nước ngoài.

- Các dự án SAM tham gia đầu tư đang trong giai đoạn hoàn thành hay kết
thúc, sẽ góp phần tăng nguồn lực tài chính của công ty.

* Thách thức (Threats)
- Đối thủ cạnh tranh trực tiếp trong lĩnh vực sản xuất cáp đồng là nhà máy
vật liệu bưu điện, công ty liên doanh Vinadeasung và 6 công ty liên doanh sản xuất
sản phẩm cáp quang.

- Khi VN gia nhập các tổ chức thương mại khu vực và thế giới, thuế suất
thuế nhập khẩu cáp giảm sẽ làm giảm tính cạnh tranh về giá của cáp nội địa.


- Xu hướng sử dụng cáp quang và vệ tinh địa tĩnh ngày càng cao, SAM cần
theo kịp sự đổi mới về công nghệ.
- Nguồn nguyên vật liệu chính hầu hết phải nhập khẩu, do đó giá của
ngun vật liệu chịu sự tác động của tỉ giá, đồng thời nhu cầu gia tăng dự trữ
nguyên vật liệu làm cho xu hướng tăng giá nguyên vật liệu đã tác động vào chi phí
sản xuất, tăng giá thành sản phẩm.

● Tính hấp dẫn của cổ phiếu SAM
Từ khi niêm yết (2000) đến nay SACOM mới phát hành bổ sung cổ phiếu 1
đợt từ tháng 12/2005 đến tháng 2/2006 với tổng số 10,08 triệu. Đây là lần đầu tiên


công ty huy động vốn bằng cổ phiếu trong điều kiện liên tục mở rộng kinh doanh
và đầu tư mới với 4 mục đích chính là:
- SACOM góp 49% vốn (73,5 tỉ đồng) vào công ty cổ phần cáp Sài gịn.

- SACOM góp 30% vốn (8,4 triệu USD) vào liên doanh sản xuất cáp
Taihan - SACOM.

- Đầu tư khoảng 18,6 tỉ đồng nâng 15% công suất thiết bị.
- Tăng VLĐ.

Với chính sách khấu hao nhanh, giá trị máy móc thiết bị (7 dây chuyền cáp
viễn thông và 2 dây chuyền sản xuất đồng) hiện còn lại trên sổ sách kế toán với tỉ
lệ 4,7%. Quỹ khấu hao lớn là nguồn lực giúp SACOM dễ dàng triển khai các dự
án đầu tư mở rộng sản xuất. Vì vậy SAM được coi là CP dành cho các nhà đầu tư
theo mục đích tăng trưởng.

SACOM có tốc độ tăng trưởng doanh số, năng lực sản xuất vào loại khá
cao so với các công ty niêm yết khác. Từ 1998 đến nay, tốc độ tăng trưởng doanh

thu trung bình 36,17% năm, lợi nhuận tăng trưởng trung bình 25,07% năm, doanh
thu năm 2004 lớn gấp 4 lần so với năm 2000, doanh thu năm 2005 bằng 1,72 lần
doanh thu năm 2004. Năm 2003 công ty tăng vốn điều lệ từ 120 tỉ lên 180 tỉ đồng
bằng lợi nhuận tích lũy. Năm 2005, cơng ty tăng vốn điều lệ lên 234 tỉ đồng bằng
phát hành cổ phiếu.


►Kết luận
Là 1 công ty được nhiều ưu ái của ngành bưu chính viễn thơng, với ROE
ln ở mức 25 - 30% năm, SAM được đánh giá là 1 trong 5 CP sáng giá nhất trong
rổ chứng khoán ở sàn HCM khoảng thời gian 2005.

2.2.2. Phân tích kĩ thuật

2.2.2.1. Khái niệm và mục đích của phân tích kĩ thuật
Phân tích kĩ thuật là phương pháp phân tích dựa vào các diễn biến của giá
và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương lai. Các
nhà phân tích kĩ thuật sử dụng các cơng thức toán học và đồ thị để xác định xu thế
thị trường của 1 loại cổ phiếu nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp
để mua hoặc bán. Việc xác định thời điểm có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt
là tại các thị trường hay biến động và khi thực hiện chiến lược đầu tư ngắn hạn.
- PTKT nghiên cứu biến động của thị trường, chủ yếu sử dụng các đồ thị
nhằm mục đích dự báo xu hướng giá trong tương lai nếu các nhà phân tích có
được ba thơng tin cơ bản của sự biến động thị trường: giá, khối lượng và trạng thái
mở của thị trường (phản ánh tính thanh khoản tiềm năng của thị trường).

- PTKT nghiên cứu các hành vi thị trường trong quá khứ để xác định thực


trạng và điều kiện thị trường trong hiện tại.


- PTKT là hoạt động nghiên cứu hành vi của thành viên thị trường, như
được phản ánh qua giá, khối lượng, trạng thái mở của thị trường trong một thị
trường tài chính, nhằm xác định các giai đoạn trong sự phát triển của xu hướng
giá.

- PTKT được áp dụng như là một khâu trong quá trình đưa ra quyết định
đầu tư hoặc giao dịch trên thị trường tài chính. Với yếu tố chú trọng tính thời
điểm, PTKT được dùng chủ yếu để giúp người đầu tư hoặc người giao dịch nếu họ
muốn:
+ Xác định thời điểm ban đầu của một xu hướng giá trên thị trường.

+ Tiến hành giao dịch tùy theo xu hướng giá đó.
+ Xác định thời điểm kết thúc cùa một xu hướng giá trên thị trường.

+ Thoát khỏi thị trường hoặc tiến hành đổi chiều giao dịch.
PTKT xuất hiện ngay từ thời kì sơ khai của TTCK, nhưng nó chỉ thực sự
trở thành một khoa học từ khi có sự xuất hiện của Charles Henry Dow - Người đặt
nền móng lí thuyết đầu tiên cho khoa học PTKT hiện đại ngày nay. Qua việc
nghiên cứu giá đóng cửa Dow cho rằng, chỉ số trung bình là “phong vũ biểu” và
nhà đầu tư có thể sử dụng nó để đo lường sự biến động của thị trường.


Ngày nay với sự phát triển hệ thống công nghệ thơng tin và các chương
trình phần mềm máy tính, việc thiết lập các đồ thị hay biểu đồ để phục vụ cho mục
đích phân tích kĩ thuật được thực hiện một cách thuận lợi và dễ dàng hơn.

Ngay cả với những nhà đầu tư cá nhân, với sự phổ biến của máy tính cá
nhân và các phần mềm phân tích kĩ thuật cũng như khả năng truy cập dữ liệu từ xa
hiện nay, nhà đầu tư có thể dễ dàng có được các thơng tin cần thiết về giá và khối

lượng giao dịch để phục vụ mục đích phân tích kĩ thuật riêng cho mình.

2.2.2.2.Các giả định nền tảng của phân tích kĩ thuật
Các nhà phân tích kĩ thuật đưa ra quyết định giao dịch dựa trên việc xem
xét các số liệu về giá và khối lượng giao dịch nhằm xác định xu thế thị trường
trong quá khứ để từ đó dự đốn xu thế tương lai của tồn bộ thị trường cũng như
của từng chứng khoán đơn lẻ. Họ nêu ra một vài giả định hỗ trợ cho dự đoán xu
thế biến động của thị trường.

- Giá trị thị trường của bất cứ loại hàng hóa hay dịch vụ nào đều hoàn toàn
được xác định bởi sự tương tác của quan hệ cung cầu.
- Cung cầu được quyết định bởi 1 số nhân tố, cả logic và phi logic. Những
nhân tố này bao hàm cả những biến số kinh tế được sử dụng trong phân tích cơ
bản cũng như các quan điểm các trạng thái tâm lí và những phỏng đoán. Thị


trường phản ánh tất cả những nhân tố này một cách tự động và liên tục.

- Ngoại trừ 1 số dao động nhỏ, giá của các chứng khoán và thị trường nói
chung có biểu hiện biến động theo những xu thế, các xu thế này diễn ra trong
những khoảng thời gian xác định.
- Các xu thế trội thay đổi tương ứng với những sự dịch chuyển trong quan
hệ cung cầu, những sự dịch chuyển này, bất kể do nguyên nhân nào gây ra, sớm
hay muộn rồi cũng đều có thể được phát hiện dựa vào phản ứng của chính thị
trường.

2.2.2.3.Những thách thức và lợi thế của phân tích kĩ thuật

● Những thách thức
- Những người hoài nghi về giá trị của phân tích kĩ thuật trong vai trị làm

cơ sở cho việc ra quyết định đầu tư đã đặt những thách thức đối với các kĩ thuật
này trên 2 phương diện: thứ nhất, họ hoài nghi một số giả định nền tảng; thứ hai,
họ hoài nghi 1 số quy tắc giao dịch cụ thể và tính hữu dụng về dài hạn.

- Thách thức cơ bản đối với phân tích kĩ thuật xuất phát từ lí thuyết thị
trường hiệu quả (thị trường hiệu quả được hiểu là thị trường mà thị giá hiện hành
phản ánh đầy đủ và tức thời tất cả các thơng tin có ảnh hưởng tới thị trường, phí


giao dịch trên thị trường được quyết định bởi quy luật cạnh tranh và quan hệ cung
cầu…) Để các quy tắc giao dịch kĩ thuật mang lại lợi nhuận sau khi trừ các chi phí
giao dịch, việc điều chỉnh giá trên thị trường phải diễn ra từ khi xuất hiện những
thông tin mới, nghĩa là thị trường phải kém hiệu quả.
- Một thách thức hiển nhiên với phân tích kĩ thuật là các diễn biến giá trong
quá khứ hay các mối quan hệ giữa các biến số thị trường cụ thể và giá chứng
khốn có thể khơng lặp lại. Theo đó một kĩ thuật đã từng mang lại kết quả trước đó
có thể khơng cịn giá trị trong những biến động tiếp theo của thị trường.

- Những dự đoán về giá sẽ làm cho xu hướng giá tự điều chỉnh.
- Mọi quy tắc giao dịch đều gắn với một đánh giá mang tính chủ quan cao.

- Các giá trị chuẩn làm căn cứ cho quyết định đầu tư có thể thay đổi theo
thời gian.

● Những lợi thế
Phần lớn các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng, một nhà phân tích cơ bản với
nguồn thơng tin tốt, khả năng phân tích tốt và 1 sự nhạy cảm có thể kiếm được
những khoản lợi trên mức bình thường. Tuy nhiên theo các nhà phân tích kĩ thuật,
các nhà phân tích cơ bản có thể chỉ kiếm đựơc những khoản lợi cao khi họ tiếp cận
thông tin trước những người đầu tư khác và xử lí thơng tin một cách chính xác,

nhanh chóng.


- Với cách tiếp cận đó, các nhà phân tích kĩ thuật cho rằng lợi thế lớn trong
phương pháp của họ là không phụ thuộc nặng nề vào các báo cáo tài chính và do
đó tránh được những sai sót đáng tiếc nếu có sự hồi nghi về tính chính xác, trung
thực của các báo cáo tài chính này. Hầu hết số liệu kĩ thuật sử dụng, ví dụ như giá
chứng khốn, khối lượng giao dịch và các thơng tin giao dịch khác đều bắt nguồn
từ diễn biến của thị trường.
- Nhà phân tích cơ bản phải xử lí thơng tin mới một cách chính xác và
nhanh chóng để tìm ra giá trị nội tại mới của chứng khoán trước những người đầu
tư khác. Trong khi đó các nhà phân tích kĩ thuật chỉ cần nhanh chóng nhận ra xu
thế dịch chuyển sang 1 mức giá cân bằng mới bất kể đâu là nguyên nhân của sự
dịch chuyển.
- Các nhà PTKT có thể xác định được thời gian mua bán có hiệu quả nhất
trong khi các nhà PTCB có thể chỉ xác định được giá trị hợp lí của chứng khoán.
- Khoa học kĩ thuật ngày càng phát triển tạo điều kiện thuận lợi trong việc
truy cập dữ liệu, đồng thời cung cấp các phần mềm tiện ích cho PTKT.

2.2.2.4.Các chỉ báo và quy tắc giao dịch kĩ thuật

● Các kĩ thuật liên quan đến giá và khối lượng


Sự thay đổi giá theo hướng nào đó thể hiện các nhân tố ảnh hưởng, nhưng
chỉ riêng thay đổi về giá thì chưa phản ánh quan hệ cung cầu tại thời điểm đó. Vì
vậy các nhà phân tích thường tìm kiếm sự tăng giá kèm theo khối lượng giao dịch
tương đối lớn so với khối lượng giao dịch thông thường như là 1 chỉ báo về xu thế
giá lên, còn nếu giá giảm kèm theo khối lượng giao dịch lớn đồng nghĩa với xu thế
giá giảm.

Các nhà phân tích cũng sử dụng tỉ lệ khối lượng giao dịch giá lên / giá
xuống như là 1 chỉ báo ngắn hạn của thị trường nói chung. Hàng ngày SGDCK
cơng bố khối lượng giao dịch của các CP tăng giá và khối lượng giao dịch của các
CP giảm giá. Tỉ lệ này được coi là 1 thước đo về trạng thái tâm lí của người đầu tư
và sử dụng nó để xác định quan hệ cung cầu trên thị trường.

● Các quy tắc theo quan điểm trái ngược
Nhiều nhà phân tích kĩ thuật dựa vào những quy tắc giao dịch được phát
triển từ giả thiết rằng đại bộ phận nhà đầu tư thường sai lầm khi dự đoán thị
trường đạt đến đỉnh cao hoặc điểm đáy. Vì vậy các nhà phân tích kĩ thuật tìm cách
xác định thời điểm đại bộ phận nhà đầu tư kì vọng giá lên hoặc giá xuống và giao
dịch theo chiều hướng ngược lại. Các nhà phân tích kĩ thuật sử dụng 1 số thước đo
nhằm đánh giá xu hướng giao dịch của nhà đầu tư trên thị trường. Họ thường sử
dụng đồng thời 1 số chỉ báo để xác định sự đánh giá trùng hợp về thái độ của
người đầu tư.


Số dư có trên tài khoản giao dịch
Số dư có xuất hiện khi người đầu tư bán chứng khoán mà không rút tiền ra
khỏi tài khoản giao dịch với hi vọng tiếp tục đầu tư. Thông thường số liệu tổng
hợp về tình hình tài khoản giao dịch của người đầu tư được cơng bố trên 1 số tạp
chí tài chính. Các nhà phân tích coi số dư có trên tài khoản giao dịch là sức mua
tiềm năng. Theo đó họ cho rằng khi số dư này giảm xuống là dấu hiệu của xu thế
giá xuống, bởi nó báo hiệu sức mua thấp hơn khi thị trường đạt đến đỉnh cao.
Tương tự như vậy, nhà phân tích kĩ thuật cho rằng số dư có tăng lên báo hiệu sự
gia tăng về sức mua và là dấu hiệu của xu thế lên giá.
Lưu ý rằng số liệu về số dư này được cơng bố bằng số tuyệt đối mà khơng
có sự so sánh tương đối nào khác. Điều này khiến cho việc xác định xu thế trở nên
khó khăn khi quy mơ thị trường thay đổi.


Ý kiến tư vấn đầu tư
Nhiều nhà phân tích kĩ thuật nhận thấy rằng nếu phần lớn các cơng ty tư
vấn đầu tư có quan điểm tiêu cực, điều này báo hiệu thị trường đã tiến gần đến
điểm đáy và chuẩn bị chuyển sang xu thế giá lên. Người ta lập luận rằng, phần lớn
các công ty tư vấn đầu tư đều có xu hướng ngả theo xu hướng chung. Vì vậy số
lượng các cơng ty tư vấn đầu tư có quan điểm tiêu cực là lớn nhất khi thị trường
đang gần đạt tới điểm đáy. Họ phát triển quy tắc giao dịch này từ tỉ lệ giữa số các
cơng ty tư vấn đầu tư có quan điểm tiêu cực và tổng số công ty tư vấn đưa ra ý


kiến.

● Bám theo các nhà đầu tư khôn ngoan
Một số nhà phân tích kĩ thuật sử dụng các chỉ báo mà họ cho rằng chúng
phản ánh hành vi giao dịch của những nhà đầu tư khôn ngoan. Sau khi nghiên cứu
thị trường, các nhà phân tích này xây dựng nên các chỉ báo cho biết động thái của
những nhà đầu tư khôn ngoan và phát triển các quy tắc để bám theo họ. Sau đây là
một số chỉ báo được sử dụng khá phổ biến.



×