Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Ung Thư Hạch Bạch Huyết - NonHodgkin Lymphoma potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.29 KB, 31 trang )

Ung Thư Hạch Bạch Huyết - Non-
Hodgkin Lymphoma

Chứng ung thư Non-Hodgkin là loại ung thư bắt nguồn từ hệ đề kháng
(immune system). Hệ đề kháng giúp cơ thể chống nhiễm trùng và các bệnh
tật khác.
Mạch bạch huyết là một phần của hệ đề kháng. Mạch bạch huyết bao gồm:
- Mạch bạch huyết là một mạng lưới (network) bao gồm nhiều mạch, mạng
lưới bạch huyết rẽ nhánh (như những mạch máu) đi vào các mô khắp cơ thể.
- Mạch bạch huyết dẫn dòng bạch huyết (lymph), một chất lỏng không màu
sắc, chứa những tế bào bạch cầu gọi là lymphocytes như tế bào B và T.
- Hạch bạch huyết (lymph node): Khắp trong mạng lưới này, có những bộ
phận nhỏ gọi là hạch bạch huyết (lymph node). Những nhóm hạch bạch
huyết nằm trong nách, háng, cổ, ngực, và bụng. Hạch bạch huyết chứa bạch
cầu. Các hạch này lưu giữ vi khuẩn, "vật lạ" và những độc tố luân lưu trong
tròng dòng bạch huyết.
- Những phần khác của mạch bạch huyết bao gồm lá lách, thymus, tonsil
(hạch hạnh nhân?). Mô chứa bạch huyết (lymphatic tissue) hiện diện tại dạ
dày, ruột non và da.
Hệ bạch huyết có mặt trong nhiều bộ phận của cơ thể, vì vậy khi ung thư
bạch huyết xuất hiện, có thể xuất hiện tại bất cứ nơi nào trong cơ thể nhưng
thường thấy tại hạch bạch huyết dưới hoành cách mô (diaphragm), lớp cơ
mỏng ngăn lồng ngực và khoang bụng. Bệnh Non-Hodgkin có thể bắt đầu từ
một hoặc nhiều hạch bạch huyết, từ một bộ phận chứa hạch bạch huyết như
lá lách hoặc tủy xương.
Ung thư Non-Hodgkin bắt đầu khi 1 tế bào bạch cầu lymphocyte, thường là
tế bào B trở nên bất thường. Tế bào bất thường sinh sản và tạo ra nhiều tế
bào bất thường khác. Các tế bào bất thường này không chết như đã định;
không hoạt động để bảo vệ cơ thể chống nhiễm trùng như các tế bào bình
thường. Các tế bào bất thường tích tụ vào tạo thành khối u.
Những yếu tố gia tăng tỷ lệ bị bệnh (risk factor) Non-Hodgkin


Dù Y học chưa biết rõ nguyên nhân gây bệnh Non-Hodgkin, nhưng đã tìm ra
một số yếu tố có thể gia tăng tỷ lệ của loại ung thư này:
- Nhiễm trùng có thể gia tăng tỷ lệ bệnh Non-Hodgkin. Tuy nhiên ung thư
hạch bạch huyết không phải là bệnh truyền nhiễm, bệnh nhân không thể lây
bệnh cho người khác. Những chứng nhiễm trùng sau có thể gia tăng tỷ lệ
ung thư Non-Hodgkin:
- siêu vi khuẩn Epstein-Barr (EBV); tại Phi Châu, EBV gây bệnh Burkitt
lymphoma
- siêu vi khuẩn HIV (human immunodeficiency virus) gây bệnh AIDS
- vi khuẩn Helicobacter pylori gây chứng lở dạ dày (ulcer), và có thể gia
tăng tỷ lệ lymphoma tại dạ dày.
- siêu vi khuẩn Human T-cell leukemia/lymphoma virus type 1 (HTLV-1)
- siêu vi khuẩn viêm gan C (HVC)
- Hệ đề kháng suy yếu do bệnh di truyền hoặc do dùng thuốc men (để giữ bộ
phận ghép).
- Tuổi tác: Bệnh Non-Hodgkin thường tìm thấy ở những người tuổi trên 60.
Các chuyên viên ung thư đang khảo sát về chứng mập phì, việc dùng thuốc
trừ sâu và một số hóa chất cũng như thuốc nhuộm tóc (sản xuất trước năm
1980) xem những yếu tố này có gia tăng tỷ lệ ung thư Non-Hodgkin hay
không.
Triệu chứng
Bệnh Non-Hodgkin tạo ra nhiều triệu chứng như:
- Sưng (không đau đớn) hạch bạch huyết ở cổ, nách, hoặc háng.
- Sốt nhiều lần mà không tìm ra nguyên nhân (unexplained recurrent fever)
- Tháo mồ hôi ban đêm
- Mất sức, mệt mỏi
- Xuống cân
- Ho, ngộp thở, hoặc đau trên ngực
- Đau, sưng trướng hoặc có cảm giác đầy bụng.
Những triệu chứng này không hẳn hoàn toàn do bệnh Non-Hodgkin gây ra,

nhưng nên đi khám bệnh để tìm nguyên nhân. Đừng chờ đợi cho đến khi
hạch bạch huyết trở nên đau đớn, bệnh Non-Hodgkin lúc khởi đầu thường
không gây đau đớn trong cơ thể.
Chẩn bệnh
Ngoài việc lập bệnh sử, khám tổng quát để tìm hạch bạch huyết sưng tấy,
bác sĩ có thể cần dùng một hoặc nhiều cách thử nghiệm để truy tìm bệnh
Non-Hodgkin như:
- Thử máu: đo lượng tế bào bạch cầu, lượng các chất trong máu như lactose
dehydrogenase (LDH) trong máu. Ung thư Non-Hodgkin có thể gia tăng
lượng LDH.
- Chụp quang tuyến phổi, xem xét các cấu trúc lân cận.
- Làm sinh thiết (Trích mô): Đây là cách chẩn bệnh Non-Hodgkin chính xác
nhất. Bác sĩ có thể cắt toàn bộ một hạch bạch huyết (excisional biopsy) hoặc
lấy một mảnh hạch bạch huyết (incisional biopsy) để thử nghiệm. Việc dùng
một kim nhỏ (fine needle aspiration) để rút tế bào thường không lấy đủ tế
bào để thẩm định, do đó cắt bỏ toàn bộ một hạch bạch huyết là cách tốt nhất.
Quý vị có thể đặt những câu hỏi sau trước khi bác sĩ trích mô (làm sinh
thiết):
-Trích mô ảnh hưởng đến việc chữa trị ra sao?
-Bác sĩ chọn phương thức nào để trích mô?
-Việc trích mô kéo dài bao nhiêu lâu? Tôi sẽ thức trong khi làm sinh thiết?
Có đau đớn lắm không?
-Làm sinh thiết có rủi ro không? Có gây ra việc lan tràn ung thư không? Tôi
có bị xuất huyết? Nhiễm trùng?
-Chừng nào thì tôi biết kết quả? Ai sẽ là người giải thích kết quả cho tôi
hiểu?
-Nếu tôi bị ung thư, ai sẽ là người nói chuyện với tôi về những bước sắp tới?
Và bao giờ?
Phân loại bệnh Non-Hodgkin
Có nhiều loại ung thư Non-Hodgkin, thường thấy nhất là loại diffuse large B

cell lymphoma và follicular lymphoma.
Ung thư được phân loại theo "ác tính" (ung thư sẽ lan nhanh hay không và sẽ
lan đến đâu):
- Loại ung thư lan nhanh (aggressive cancer) được gọi là "intermediate" và
"high-grade" ung thư bạch huyết: thường gây triệu chứng trầm trọng
- Loại ung thư lan chậm (indolent cancer) được gọi là "low-grade" ung thư
bạch huyết, ít có triệu chứng. Qua thời gian, ung thư lan chậm có thể trở
thành loại ác tính, phát triển nhanh chóng.
Bệnh nhân nên xin ý kiến thứ nhì về việc phân loại ung thư; việc chữa trị tùy
thuộc vào loại ung thư. Một bác sĩ Bệnh Lý thứ nhì có thể thẩm xét lại các tế
bào ung thư và cho ý kiến.
Định kỳ
Sau khi chẩn bệnh và biết rõ là bệnh Non-Hodgkin, bác sĩ cần định thời kỳ
của ung thư, xem ung thư đã lan chưa, nếu có, đã lan đến đâu trước khi chữa
trị.
Ung thư hạch bạch huyết thường khởi đầu từ 1 hạch bạch huyết; lan đến các
hạch bạch huyết khác hoặc các bộ phận khác trong cơ thể như gan, phổi,
xương hoặc tủy xương.
Khi định kỳ ung thư, bác sĩ có thể sẽ cần dùng những loại thử nghiệm sau:
- Làm sinh thiết tủy xương (bone marrow biopsy): bác sĩ dùng một kim dài,
xuyên qua bắp thịt (thường là mông) đến xương hông để lấy tủy xương. Bác
sĩ Bệnh Lý thẩm định các mẫu tủy xương này để tìm dấu vết ung thư.
- CT scan: chụp hình đầu, cổ, ngực, hoặc bụng trên & dưới, bác sĩ có thể
thuốc nhuộm (contrast) chích hoặc uống; thuốc nhuộm giúp các hình rõ chi
tiết hơn tại các bộ phận sưng trướng, bất thường.
- MRI: Bác sĩ có thể dùng máy chụp hình MRI để thu nhận hình ảnh của cột
tủy sống, tủy xương hoặc não bộ. Bộ máy này sử dụng từ trường để tạo hình
ảnh.
- Siêu âm: Dùng tiếng dội của âm thanh để tạo hình ảnh, dụng cụ thăm dò
được rà soát trên thân thể, những tiếng dội từ phần cơ thể này tạo ra hình

ảnh, bình thường và bất thường kể cả u bướu.
- Lấy dịch não tủy: bác sĩ dùng kim dài xuyên qua bắp thịt trên lưng vào cột
tủy sống để lấy dịch não tủy, tìm kiếm dấu vết ung thư tại não bộ. Bệnh nhân
cần nằm thẳng vài tiếng đồng hồ sau khi thử nghiệm để tránh nhức đầu.
- PET scan: Bác sĩ chích một loại đường chứa phóng xạ vào máu, máy dò
phóng xạ sẽ tìm thấy nơi tế bào sử dụng đường; tế bào ung thư hạch bạch
huyết tiêu dùng đường nhiều hơn so với tế bào bình thường, do đó nơi có tế
bào ung thư sẽ sáng rõ trên hình ảnh.
Định kỳ ung thư tùy thuộc vào loại tế bào (tại hạch bạch huyết hay tại các bộ
phận) và tùy thuộc vào bao nhiêu bộ phận có dấu vết ung thư.
Các thời kỳ ung thư hạch bạch huyết Non-Hodgkin bao gồm:
Giai đoạn I: Tế bào ung thư hạch bạch huyết nằm tại 1 nhóm hạch bạch
huyết (như cổ hay nách). Hoặc, tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện diện
trong một phần của mô hoặc bộ phận như phổi.
Giai đoạn II: Tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện trong 2 nhóm hạch bạch
huyết cùng một bên (phải hoặc trái) thân thể, trên hoặc dưới hoành cách mô.
Hoặc, tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện diện trong một phần của mô hoặc
bộ phận và hạch bạch huyết gần bộ phận này (cùng bên với hoành cách mô).
Tế bào ung thư hạch bạch huyết có thể hiện diện trong các nhóm hạch bạch
huyết cùng bên.
Giai đoạn III: Tế bào ung thư hạch bạch huyết hiện trong hạch bạch huyết
ở trên hoặc dưới hoành cách mô. Tế bào ung thư cũng có thể hiện diện trong
một phần của mô hoặc bộ phận gần các hạch bạch huyết này.
Giai đoạn IV: Tế bào ung thư hạch bạch huyết tìm thấy tại nhiều phần của
một hoặc nhiều bộ phận. Hoặc, Tế bào ung thư cũng có thể hiện diện trong
một bộ phận như gan, phổi, lá lách, hoặc xương và các hạch bạch huyết
khác.
Ung thư tái phát: ung thư xuất hiện sau khi chữa trị.
Ngoài các giai đoạn kể trên, bác sĩ có thể dùng thêm cách định kỳ chi tiết
hơn qua việc mô tả thời kỳ ung thư như A hoặc B:

- A: Bệnh nhân chưa bị xuống cân, đổ mồ hôi trộm hoặc lên cơn sốt.
- B: Bệnh nhân đã xuống cân, đổ mồ hôi trộm hoặc lên cơn sốt.
Chữa trị
Bệnh nhân và bác sĩ sẽ thẩm định, so sánh cách chữa trị, và phản ứng phụ.
Quý vị có thể muốn tham dự thử nghiệm lâm sàng, và có thể thảo luận với
bác sĩ của mình. Bác sĩ có thể giới thiệu quý vị đến một chuyên viên, hoặc
quý vị có thể nhờ bác sĩ giới thiệu đến chuyên viên. Những chuyên viên
chữa trị ung thư hạch bạch huyết Non-Hodgkin bao gồm bác sĩ chuyên khoa
về máu (hematologist), bác sĩ chuyên khoa ung thư, bác sĩ xạ trị ung thư
hoặc bao gồm cả chuyên viên điều dưỡng về ung thư và dinh dưỡng.
Việc chữa trị ung thư tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- thời kỳ của ung thư,
- loại ung thư, thí dụ: follicular lymphoma
- Ung thư tăng trưởng nhanh hay chậm
- tuổi tác
- tình trạng sức khoẻ chung của người bệnh.
Loại ung thư hạch bạch huyết tăng trưởng chậm (indolent) và không có triệu
chứng, bệnh nhân không cần chữa trị. Bác sĩ chỉ cần theo dõi kỹ lưỡng
thường xuyên và bắt đầu chữa trị khi triệu chứng xuất hiện. Việc chờ đợi và
theo dõi bệnh trạng được gọi là "watchfull waiting". Loại ung thư hạch bạch
huyết tăng trưởng chậm (indolent) có triệu chứng, bác sĩ có thể dùng hóa
chất và sinh hóa tố (biologics) để chữa trị. Xạ trị (radiation therapy) có thể
được sử dụng để chữa trị ung thư hạch bạch huyết trong giai đoạn I hoặc II.
Loại ung thư hạch bạch huyết tăng trưởng nhanh, bác sĩ có thể dùng hóa chất
và sinh hóa tố (biologics) hoặc cả xạ trị.
Khi bệnh tái phát (relapse hoặc recurrence), bác sĩ có thể dùng một lượng rất
cao hóa chất và sinh hóa tố (biologics) hoặc cả xạ trị và sau đó là ghép tế
bào gốc.
Nên thảo luận với bác sĩ về phản ứng phụ và việc chữa trị sẽ ảnh hưởng đến
sinh hoạt hàng ngày ra sao. Hóa chất và xạ trị thường gây hư hoại các tế bào

bình thường nên phản ứng phụ thường xảy ra. Phản ứng phụ không đồng
nhất cho mọi người, và có thể thay đổi từ lần chữa trị này sang lần chữa trị
khác. Trước khi bắt đầu bác sĩ sẽ giải thích rõ ràng về việc trị liệu và phản
ứng phụ có thể xảy ra, và cách tiết giảm. Bệnh nhân trẻ tuổi sẽ chịu đựng
được phản ứng phụ dễ dàng hơn.
Trong bất cứ thời kỳ ung thư nào, bệnh nhân cũng cần được giảm đau và
giảm triệu chứng, giảm phản ứng phụ, và áp lực tinh thần. Loại chữa trị này
được gọi là “supportive care”, “palliative care” hoặc chữa trị triệu chứng.
Trước khi chữa trị, quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ:
• Tôi bị ung thư loại nào? Ở trong thời kỳ nào? Ung thư đã lan xa chưa? Nếu
có, đã lan đến đâu?
• Có bao nhiêu cách chữa trị? Bác sĩ đề nghị cách nào? Tôi có được chữa trị
bằng nhiều cách không?
• Tôi có phải vào bệnh viện không? Sau khi rời bệnh viện, tôi sẽ được chăm
sóc ra sao?
• Biến chứng và phản ứng phụ là những gì? Ta sẽ phòng ngừa hoặc chữa trị
ra sao?
• Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
• Có cần phải thay đổi hoạt động trong đời sống hằng ngày không? Có ảnh
hưởng đến mặt tình dục hay không? Nếu có, sẽ ảnh hưởng như thế nào? Làm
cách nào để giảm bớt những phản ứng phụ này?
• Tôi có hồi phục hoàn toàn không? Bao nhiêu lâu thì hồi phục?
• Tôi cần đi khám bệnh định kỳ không?
• Việc chữa trị có tốn kém nhiều không? Bảo hiểm của tôi có trả không?
• Tôi có nên tham dự thử nghiệm lâm sàng không?
Chờ đợi và theo dõi
Những bệnh nhân chọn cách chờ đợi khi chứng ung thư "thầm lặng" không
gây triệu chứng và bác sĩ sẽ theo dõi bệnh trạng cẩn thận. Thời gian theo dõi
này có thể kéo dài nhiều năm. Đôi khi khối u có thể tự thu nhỏ không cần
chữa trị. Qua việc chờ đợi, bệnh nhân tránh những phản ứng phụ do hóa chất

hoặc xạ trị gây ra.
Nếu chọn việc chờ đợi, bệnh nhân cần thăm bệnh định kỳ, mỗi 3 tháng, và
việc chữa trị có thể bắt đầu nhanh chóng khi triệu chứng xuất hiện.
Một số bệnh nhân không muốn chờ đợi vì lo âu và chọn việc chữa trị sớm.
Những người đã chọn việc chờ đợi nhưng vẫn lo âu bất an nên thảo luận với
bác sĩ.
Quý vị nên thảo luận với bác sĩ trước khi chọn việc chờ đợi:
-Nếu tôi chọn việc chờ xem, tôi có thể đổi ý không?
-Bệnh trạng có trở nên khó trị không?
-Tôi cần thăm bệnh định mỗi mấy tháng?
-Giữa những lần thăm bệnh, tôi cần báo cho bác sĩ những triệu chứng nào?
Hóa chất trị liệu
Hóa chất được dùng để diệt tế bào ung thư. Đây là cách chữa trị "toàn diện"
(systemic therapy) vì thuốc theo máu luân lưu khắp cơ thể.
Hầu hết những hóa chất đều được chích vào tĩnh mạch, tủy sống và một vài
thứ thuốc uống. Việc chữa trị có thể thực hiện tại văn phòng bác sĩ, trung
tâm y tế, hoặc tại nhà. Đôi khi bệnh nhân cần ở lại bệnh viện một vài ngày.
Bác sĩ dùng hóa chất theo chu kỳ (cycle): chữa trị, nghỉ, rồi chữa trị tiếp. Số
chu kỳ tùy thuộc vào thời kỳ, loại ung thư cũng như loại thuốc sử dụng.
Khi bệnh nhân bị ung thư tại dạ dày do vi khuẩn H. pylori, bác sĩ có thể
dùng thuốc kháng sinh. Sau khi chữa trị, triệu chứng có thể thuyên giảm.
Phản ứng phụ tùy thuộc vào loại và lượng thuốc sử dụng. Nói chung, những
loại hóa chất chữa bệnh Non-Hodgkin ảnh hưởng đến những tế bào sinh
trưởng nhanh chóng trong cơ thể. Trong cơ thể bình thường, những tế bào
tăng trưởng và sinh sôi nhanh chóng là:
- Tế bào máu: bạch cầu (giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng), tiểu cầu (làm
đông máu), hồng cầu (dẫn dưỡng khí đi khắp cơ thể). Khi tế bào máu bị hủy
hoại bệnh nhân thường bị nhiễm trùng, bị xuất huyết (vì máu không đông),
và cảm thấy yếu sức, mệt mỏi (vì thiếu máu, thiếu dưỡng khí). Khi các tế
bào máu hạ thấp, bác sĩ sẽ dùng thuốc men để thúc đẩy cơ thể sản xuất thêm

các tế bào cần thiết này.
- Tế bào tại chân tóc: bị hủy hoại gây rụng tóc. Tóc có thể sẽ mọc trở lại
nhưng màu tóc và sợi tóc có thể đổi khác.
- Tế bào lót bộ phận tiêu hóa (từ miệng đến hậu môn): bệnh nhân bị lở
miệng, môi, tiêu chảy, biếng ăn. Bác sĩ sẽ dùng thuốc men để tiết giảm các
phản ứng phụ này.
Thuốc chữa trị Non-Hodgkin có thể gây nổi mề đay, ngứa ngáy trên da,
nhức đầu hoặc ê ẩm thân thể. Da có thể đổi màu sẫm. Móng tay có thể nổi
các đường rãnh và vệt nâu đen.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị hóa chất:
-Tôi sẽ được chữa trị bằng loại thuốc nào? khi nào thì bắt đầu? Khi nào thì
xong?
-Tôi cần làm gì để tự chăm sóc trong khi chữa trị?
-Mục đích của việc chữa trị là gì? Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có
hiệu quả?
-Tôi cần báo cho bác sĩ biết về những phản ứng phụ nào? Có cách nào phòng
ngừa không?
-Tôi có cần làm gì để sửa soạn cho việc chữa trị không? Việc chữa trị ảnh
hưởng đến sinh hoạt hằng ngày ra sao?
Sinh hóa tố trị liệu (biological therapy, biological response modifier)
Dùng sức đề kháng của chính bệnh nhân để chống lại ung thư.
Monoclonal antibodies là loại sinh hoá tố thường dùng chữa trị ung thư hạch
bạch huyết. Đây là các protein bào chế trong phòng thí nghiệm, bám vào các
tế bào ung thư và tiêu diệt các tế bào này. Sinh hóa tố được truyền qua tĩnh
mạch, và dùng tại văn phòng bác sĩ, trung tâm y tế hoặc bệnh viện.
Các phản ứng phụ thường thấy bao gồm: Da bị ngứa ngáy, tấy đỏ, sốt, đau
bắp thịt, nhức đầu, những triệu chứng tương tự như khi bị cảm cúm (nên gọi
là "flu-like") là những biến chứng thông thường. Ngoài ra, bệnh nhân có thể
dễ chảy máu, giữ nước, da tấy đỏ. Hiếm khi thấy là trụy mạch, khó thở.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu chữa trị:

-Mục đích của việc chữa trị là gì?
-Làm thế nào để biết rằng việc chữa trị có hiệu quả?
-Tôi cần chữa trị bao lâu?
- Có những phản ứng phụ nào? Có cách nào phòng ngừa không?
-Tôi có cần vào bệnh viện không?
Xạ trị
Dùng tia phóng xạ để đốt tế bào ung thư. Xạ trị có thể thu nhỏ khối u và
giảm đau đớn.
Có hai loại xạ trị dùng cho ung thư hạch bạch huyết:
- Ngoại xạ trị: Nguồn phóng xạ đến từ một máy chiếu quang tuyến và nhắm
tới một bộ phận trong cơ thể, một cách chữa trị tại chỗ (local therapy). Bệnh
nhân được chữa trị tại trung tâm y tế hoặc bệnh viện 5 ngày mỗi tuần trong
nhiều tuần lễ.
- Xạ trị toàn diện: Bác sĩ dùng cách chữa trị này cho một số bệnh nhân,
truyền chất phóng xạ qua tĩnh mạch, chất phóng xạ theo máu luân lưu khắp
cơ thể, "bám" vào các monoclonal antibody đặc chế cho tế bào ung thư để
đến các tế bào này, chất phóng xạ tiêu diệt tế bào ung thư.
Phản ứng phụ tùy thuộc vào lượng phóng xạ (quang tuyến) và vị trí nào
trong cơ thể được chữa trị, bệnh nhân thường mất sức và mệt mỏi:
-Rụng tóc, lông: nơi da bị tia quang tuyến đi qua, da tấy đỏ, khô rát, thẫm
màu
-Quang tuyến tại vùng cổ, ngực: khô, rát cổ họng, khó nuốt, đôi khi, ho
khan, hụt hơi
-Quang tuyến tại vùng bụng: buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rát ống tiểu
-Quang tuyến tại vùng hông: Mất máu, dễ nhiễm trùng hoặc xuất huyết và có
thể gây hiếm muộn.
Trong thời gian chữa trị, bệnh nhân rất mệt mỏi nên nghỉ ngơi dưỡng sức là
điều quan trọng nhưng vẫn nên vận động thân thể để chóng bình phục. Dù
các phản ứng phụ ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt hàng ngày nhưng bác sĩ có
thể tiết giảm các phản ứng phụ bắng thuốc men hoặc thay đổi chu kỳ chữa

trị. Các phản ứng phụ sẽ thuyên giảm với thời gian.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc xạ trị:
-Tại sao tôi cần loại chữa trị này?
-Khi nào thì việc chữa trị bắt đầu? Khi nào thì xong? Chữa trị bao nhiêu lần?
-Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tôi có cần vào bệnh viện không? Tôi cần làm
gì để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị?
-Tôi có thể tự đến nơi chữa trị hay không?
-Làm thế nào để biết là xạ trị có hiệu quả hay không?
-Có phản ứng phụ nào lâu dài hay không?
-Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?
- Tôi có cần đi khám bệnh định kỳ thường xuyên không?
Ghép tế bào gốc (stem cell transplantation)
Nếu bệnh Non-Hodgkin tái phát, bác sĩ có thể sẽ dùng cách ghép tế bào gốc
để chữa trị. Ghép tế bào gốc dùng tế bào của chính bệnh nhân (autologous
stem cell transplantation) sẽ giúp bệnh nhân chịu đựng một lượng hóa hất
hay phóng xạ lớn hơn, các lượng thuốc hay phóng xạ này tiêu diệt tế bào
ung thư và cả tế bào bình thường tại tủy xương.
Ghép tế bào gốc thực hiện tại bệnh viện. Trước khi chữa trị, tế bào gốc được
lấy ra từ cơ thể, chữa trị để diệt mầm ung thư và dự trữ trong phòng đông
lạnh. Sau khi chữa trị, tế bào gốc được xả đá và truyền vào mạch máu bệnh
nhân, tế bào máu tăng trưởng từ các tế bào gốc này và giúp cơ thể chống lại
bệnh tật.
Tế bào gốc có thể đến từ cơ thể bệnh nhân hoặc do người khác tặng:
- Autologous stem cell transplantation: Dùng tế bào gốc của chính bệnh
nhân, lấy ra trước khi bắt đầu hóa chất hoặc xạ trị. Tế bào gốc có được chữa
trị để diệt mầm ung thư tiềm ẩn rôi đem đông lạnh và lưu trữ. Sau khi chữa
trị hóa chất hoặc xạ trị, các tế bào gốc này được xả đá và truyền trở lại cho
bệnh nhân.
- Allogeneic stem cell transplantation: đôi khi tế bào gốc từ người tặng được
sử dụng, anh chị em hoặc cha mẹ bệnh nhân là người tặng hoặc cả người xa

lạ. Phòng thí nghiệm thẩm định sự tương hợp (match) giữa người nhân và
người tặng trước khi sử dụng.
- Syngeneic stem cell transplantation: tế bào gốc đến từ anh chị em song bào
mạnh khỏe.
Quý vị có thể đặt câu hỏi với bác sĩ trước khi bắt đầu cuộc ghép tế bào gốc:
- Sự lợi / hại của việc ghép tế bào gốc là những gì?
- Tôi sẽ bị ảnh hưởng ra sao? Tôi sễ cần ở bệnh viện bao lâu? Tôi cần làm gì
để tự chăm sóc trong khi và sau khi chữa trị?
- Có phản ứng phụ lâu dài hay không?
- Khi nào thì tôi có thể trở lại sinh hoạt bình thường?
- Tôi có cần đi khám bệnh định kỳ thường xuyên không?
Ý kiến thứ nhì
Trước khi bắt đầu việc chữa trị, quý vị có thể tham khảo một bác sĩ khác để
lấy ý kiến về chẩn đoán và chữa trị. Nhiều hãng bảo hiểm sẽ trả chi phí này
nếu quý vị hoặc bác sĩ yêu cầu. Quý vị cần một thời gian để thu góp tài liệu,
y sử, các kết quả thử nghiệm và sắp xếp buổi tham khảo với một bác sĩ khác.
Việc chờ đợi thường không ảnh hưởng đến kết quả của việc chữa trị. Để an
tâm hơn, quý vị có thể thảo luận về việc chờ đợi này với bác sĩ của mình.
Nhiều cách để tìm một bác sĩ cho ý kiến thứ nhì: Hỏi bác sĩ của mình, hỏi
chi tiết tại bệnh viện, những tổ chức y tế địa phương, trường Y khoa… để
lấy tên một vị bác sĩ chuyên khoa.
Chữa trị phụ
Chứng Non-Hodgkin và việc chữa trị có thể tạo biến chứng, bệnh nhân được
chữa trị thêm để giảm các biến chứng này và giúp họ chịu đựng bệnh tật.
Bác sĩ có thể dùng thuốc kháng sinh để chữa nhiễm trùng; bệnh nhân có thể
chịu cách ly để ngăn nhiễm trùng.
Việc chữa trị có thể gây thiếu máu nên bệnh nhân rất mệt mỏi, thuốc men và
truyền máu có thể giúp bệnh nhân dễ chịu hơn.
Dinh dưỡng
Dinh dưỡng rất quan trọng trong mọi giai đoạn, trước khi, trong khi và sau

khi chữa trị ung thư. Bệnh nhân cần một lượng đầy đủ calorie, protein, sinh
tố, và khoáng chất. Khi cơ thể được bồi bổ đúng mức, bệnh nhân thường
cảm thấy dễ chịu hơn.
Tuy nhiên, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống vì nhiều
nguyên nhân, mệt mỏi, biếng ăn hoặc khó nuốt thức ăn. Khi dùng hóa chất
trị liệu, bệnh nhân có thể không còn nếm được thức ăn, hoặc cho rằng thức
ăn không còn hương vị, thơm ngon như trước. Bệnh nhân cũng có thể chịu
các phản ứng phụ như biếng ăn, buồn nôn, ói mửa, hoặc tiêu chảy.
Có nhiều cách để bồi bổ cơ thể khi không thể ăn uống đầy đủ. Hãy thảo luận
với chuyên viên về dinh dưỡng (registered dietitian) để chọn cách dinh
dưỡng thích hợp với đầy đủ calorie, protein, sinh tố (vitamins), và khoáng
chất (minerals). Khi có thể, nên duy trì sự hoạt động, đi bộ, yoga, bơi lội
hoặc những hoạt động khác có thể gia tăng năng lực. Nên thảo luận với bác
sĩ về việc vận động cơ thể và báo cho bác sĩ biết khi việc vận động gây đau
đớn.
Thăm bệnh định kỳ
Sau khi chữa trị, bệnh nhân sẽ cần được khám bệnh định kỳ. Ngay cả khi
không có dấu hiệu nào về ung thư tái phát, vẫn cần thăm bệnh vì mầm ung
thư có thể còn sót lại trong cơ thể. Khám bệnh định kỳ giúp bác sĩ kiểm soát
theo dõi diễn tiến của bệnh trạng chính và các biến chứng của trị liệu (có thể
xảy ra nhiều năm về sau). Bệnh nhân bị bệnh Non-Hodgkin sau khi chữa trị
có thể chịu những biến chứng như hoại huyết, melanoma, ung thư xương,
phổi, dạ dày, và tuyến giáp trạng. Các loại thử nghiệm như thử máu, chụp
hình phổi, CT scan, nội soi hoặc những loại thử nghiệm khác có được bác sĩ
sử dụng để thăm bệnh.
Báo cho bác sĩ biết nếu bị bệnh giữa những buổi khám bệnh định kỳ.
Những nguồn hỗ trợ
Chứng bệnh nan y như ung thư có thể thay đổi cuộc sống của người bệnh và
cả thân nhân. Những thay đổi này khó thích nghi và chấp nhận, nên điều dễ
hiểu là bệnh nhân cũng như những người thân yêu thường trải qua những

giai đoạn khó khăn, phân vân, bất an, buồn rầu. Người bệnh có thể lo âu về
gia đình, công việc làm, hoặc sinh hoạt hàng ngày kể cả việc chịu đựng và
thích nghi với việc trị bệnh, những chuyến ra vào bệnh viện, phản ứng phụ
và những phí tổn trị liệu.
Sống với căn bệnh nan y, người bệnh thường sợ hãi, tự trách, giận dữ hoặc
buồn rầu. Những cảm tính này sẽ khiến đời sống nặng nề buồn thảm hơn.
Bệnh nhân có thể tìm những nguồn hỗ trợ chia sẻ qua quý vị hữu, thân nhân,
chuyên viên tâm lý hoặc cả những bệnh nhân khác.
Nguồn hỗ trợ có thể bao gồm: Bác sĩ, y tá, những chuyên viên trong nhóm
trị liệu có thể trả lời hầu hết những câu hỏi liên quan đến bệnh trạng. Chuyên
viên xã hội, chuyên viên tâm lý hoặc những vị lãnh đạo tôn giáo có thể giúp
đỡ phần tinh thần. Chuyên viên xã hội có thể giới thiệu hoặc chỉ dẫn những
nguồn tài trợ, việc chuyên chở, trị liệu tại nhà…
Những nhóm hỗ trợ: bệnh nhân và người thân gặp gỡ các bệnh nhân khác và
thân quyến họ để chia sẻ và trao đổi kinh nghiệm về căn bệnh và việc chữa
trị. Những nhóm hỗ trợ này có thể gặp gỡ qua sự họp mặt, điện thoại, hoặc
qua internet.
Các chuyên viên tại 1-8-4-CANCER (điện thoại miễn phí trên lãnh thổ Hoa
Kỳ) có thể giúp bệnh nhân tìm những chương trình hỗ trợ, dịch vụ và các tin
tức, tài liệu liên quan đến ung thư.
Sự hứa hẹn của ngành khảo cứu ung thư

×