Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Những điều cần thực hiện khi mang thai ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.07 KB, 4 trang )

Những điều cần thực hiện khi mang thai

Quá trình mang thai của người phụ nữ chứa
đựng rất nhiều sự nguy hiểm. Chỉ cần một sự bất
thường nhỏ có thể dẫn đến một hậu quả lớn. Do vậy
chăm sóc phụ nữ trong suốt thời kỳ mang thai phải
toàn diện, từ dinh dưỡng, tập luyện, khám thai định
kỳ, cách dùng thuốc nếu mắc bệnh

Người phụ nữ cần ăn gì trong thời kỳ mang
thai?
Khi mang thai, người mẹ cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng vì thiếu hụt chất
dinh dưỡng sẽ làm giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm,
ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, trẻ giảm phát triển trí tuệ và các bộ phận
khác, có thể sinh non hay không có sức lực để “vượt cạn”. Hiện nay, trong suốt
quá trình mang thai, một sản phụ sẽ tăng trung bình từ 12 - 15kg.
Do vậy các bà mẹ phải ăn đầy đủ chất dinh dưỡng. Muốn vậy, các bà mẹ cần cân
đối các bữa ăn, nên ăn các loại thực phẩm tươi sống và bổ sung các chất dinh
dưỡng bị thiếu. Nên uống từ 2 – 2,5 lít nước/ngày. Khi mang thai, sản phụ cần
2.300 – 2.700 calo/ ngày.
Chất đạm: Đây là chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng. Chất đạm có được từ thịt,
cá, trứng, sữa và các sản phẩm từ sữa, tàu hủ, đậu nành, ngũ cốc

Phụ nữ mang thai không nên
làm việc quá sức.

Đường: cung cấp năng lượng cho mẹ và thai nhi. Chất đường có trong trái cây, cà
rốt, sữa, mật ong, ngũ cốc.
Chất béo: giúp cho sự phát triển của tế bào não và cung cấp năng lượng. Não bộ
của thai nhi đặc biệt cần sự cung cấp chất béo. Ngoài ra, chất béo còn giúp cơ thể
hấp thu một số loại vitamin được dễ dàng:


Vitamin A,D, E và K. Các loại dầu thực vật nên được chú trọng nhiều hơn so với
mỡ động vật.
Các vi chất dinh dưỡng: hai chất quan trọng nhất là canxi và sắt. Canxi có nhiều
trong sữa, tôm, cua, trứng Sắt có nhiều trong thịt bò, rau dền đỏ, cải.
Bên cạnh đó cần bổ sung các vi chất khác như kẽm, magiê, iốt trong suốt quá trình
mang thai.
Các vitamin A, B, C, D, E có trong thức ăn tươi như rau, trái cây cũng là thành
phần dinh dưỡng không thể thiếu. Trong một số ít trường hợp có thể uống thêm
một viên đa sinh tố nhưng phải theo chỉ định của bác sĩ.
Tuân thủ lịch khám thai
Thai kỳ phát triển qua 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn được tương ứng với 13 tuần.
Thời kỳ đầu: từ khi mang thai đến khi thai tròn 3 tháng. Đây là thời kỳ hình thành
và hoàn thiện các cơ quan của thai nhi. Trong đó cần làm chẩn đoán độ dày da gáy
để có chẩn đoán sớm với các hội chứng về bệnh do nhiễm sắc thể gây ra (bệnh
Down). Thời kỳ tiếp theo là 3 tháng giữa, là giai đoạn tăng trưởng, nếu thai chậm
phát triển xảy ra trong thời kỳ này thì thường rất nặng. Thời kỳ 3 tháng cuối là giai
đoạn tăng trọng, thường xuất hiện những biến chứng của thai kỳ như tăng huyết áp
do mang thai, tiền sản giật, chảy máu âm đạo do rau tiền đạo
Lịch khám thai tùy thuộc vào tuổi thai hay các vấn đề của từng giai đoạn kể trên.
Lần khám thai đầu tiên bắt đầu vài ngày sau khi mất kinh hay trễ kinh. Nhất là
những người đã từng bị sảy thai trước đó. Đây là lần khám thai rất quan trọng vì
chủ yếu tập trung đánh giá sức khỏe của mẹ và xác định vấn đề mang thai.
Sau đó khám thai 4 tuần/lần cho đến khi được 28 tuần. Khám thai 2 tuần/lần khi
thai từ 28 - 36 tuần tuổi. Sau đó 1 tuần một lần cho đến khi sinh.
Tuy nhiên, những trường hợp thai kỳ có vấn đề như ra huyết, dọa sinh non, thai
suy dinh dưỡng, ối ít, mẹ có bệnh lý sẽ có lịch khám thai tùy thuộc vào tình
trạng bệnh.
Một việc làm quan trọng nữa là các thai phụ cần tiêm phòng uốn ván, phải tiêm đủ
2 mũi để phòng ngừa uốn ván rốn cho trẻ sơ sinh, mỗi mũi tiêm ngừa cách nhau 1
tháng.

Các bà mẹ cũng tự theo dõi cử động thai, mỗi ngày đếm số cử động thai nhi sau
các bữa ăn trong 30 phút (3 lần/ngày). Khi thai nhi ngủ thường không có cử động
thai. Thời gian ngủ thay đổi từ 20 phút đến 2 giờ.
Vận động hằng ngày như thế nào?
Các cụ xưa kia quan niệm phải vận động nhiều cho dễ sinh hay quan niệm của một
số người hiện nay lại kiêng khem vận động quá mức đều chưa đúng. Thai nghén
không làm cho người phụ nữ từ bỏ tất cả hoạt động bình thường hàng ngày. Khi
mang thai, người phụ nữ vẫn có thể đi làm, tập thể dục buổi sáng, chơi các môn
thể thao nhẹ. Riêng các trường hợp dọa sảy thai và những thai phụ có tiền căn sảy
thai liên tiếp, thai phụ nên nghỉ ngơi tuyệt đối và có sự tham vấn của bác sĩ chuyên
khoa. Trong ba tháng đầu và sau tháng thứ 8, hạn chế quan hệ vợ chồng (nhất là
không có tác động mạnh) hay những chuyến đi xa, đề phòng sảy thai hay chuyển
dạ sinh bất ngờ.
Giấc ngủ và vệ sinh thân thể
Trong quá trình mang thai sản phụ nên được ngủ đủ giấc, ít nhất là 8giờ/ngày đêm.
Mặc quần áo rộng rãi, tắm rửa mỗi ngày, tránh thụt rửa âm đạo vì đây là thời kỳ dễ
xuất hiện nhiều bệnh viêm phần phụ như nấm, viêm âm đạo, âm hộ, viêm đường
tiết niệu.
Đánh răng kỹ mỗi ngày, nên đến nha sĩ khám định kỳ từ tháng thứ 5 của thai kỳ để
tránh tình trạng sâu răng sau khi mang thai. Tránh để táo bón bằng cách ăn nhiều
trái cây, rau, uống nhiều nước và tập thể dục buổi sáng. Không nên uống thuốc
nhuận tràng vì sẽ bị lệ thuộc thuốc khiến táo bón trầm trọng hơn.
Dùng thuốc trong thai kỳ
Dùng thuốc trong khi mang thai phải hết sức cẩn trọng. Những người mắc các
bệnh lý như các bệnh tuyến giáp, thận, viêm nhiễm nặng, những sản phụ bị hở/hẹp
van hai lá, mắc bệnh khớp phải có sự tư vấn và chỉ định của cả thầy thuốc sản
khoa và chuyên khoa khi dùng thuốc. Những người này cần kiểm tra thai nghén
nhiều hơn so với người bình thường, trong một số trường hợp đặc biệt cần được
điều trị ngoại trú suốt quá trình mang thai.


×