Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

NGHẼN MẠCH PHỐI VẪN CÒN ĐƯỢC PHÁT HIỆN QUÁ ÍT pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.22 KB, 4 trang )

NGHẼN MẠCH PHỐI VẪN CÒN
ĐƯỢC PHÁT HIỆN QUÁ ÍT


Điểm chủ yếu :
- Huyết khối tĩnh mạch sâu (thrombose veineuse profonde), có thể đưa đến
nghẽn mạch phổi (embolie pulmonaire), nhưng được phòng ngừa còn quá ít.
- Một lớp thuốc kháng đông mới, dễ sử dụng hơn, sắp xuất hiện ở Bỉ.
“Trong 8 trường hợp trên 10, nghẽn mạch phổi được phát hiện …lúc giải
phẫu tử thi.” Điều chứng thực quái ác này, được đưa ra bởi GS Philippe
Hainaut, chuyên khoa nội thuộc Cliniques universitaires St-Luc (UCL :
Université Catholique de Louvain, Bỉ). Ngày nay ở Bỉ bệnh nghẽn mạch
phổi giết chết 12.000 người mỗi năm, hoặc nhiều hơn bệnh sida, ung thư vú
và ung thư tuyến tiền liệt và tất cả các tai nạn giao thông hợp lại.
“Đó là nguyên nhân đầu tiên gây tử vong ở bệnh viện. Tỷ lệ mắc bệnh liên
kết với tuổi tác : sau 50 tuổi, bệnh gia tăng một cách lũy tiến. Nhưng những
nguyên nhân chủ yếu vẫn là một chấn thương hay một phẫu thuật ngoại
khoa, làm tổn hại nội mạc (endothélium), mặt trong của các huyết quản ”.
Mỗi tĩnh mạch được trang bị bởi những thiết bị nhỏ chống hồi lưu
(dispositifs anti-reflux), ở đây một đám các sợi huyết (fibrines) và các tiểu
cầu máu (plaquettes sanguines) có thể tích tụ, tạo nên điều mà ta gọi là một
huyết khối tĩnh mạch sâu (thrombose veineuse profonde). Nếu một cục máu
đông tách ra, nó có thể lưu thông trong toàn bộ cơ thể để tiến về tim hay
phổi, có khả năng tạo nên một nghẽn mạch phổi. Vậy phổi không còn được
cấp oxy nữa, bệnh nhân đột ngột bị khó thở, ngay cả đối với một công việc
nhẹ. “Đó là một cấp cứu nội khoa vì nghẽn mạch phổi có thể gây nên tử
vong”. Tuổi tác là yếu tổ nguy cơ chính, nhưng còn có những yếu tố khác :
chứng béo phì, ung thư, hormone liệu pháp (ngừa thai hay sau mãn kinh),
nhưng các thuốc làm biến đổi sự đông máu cũng vậy.
Ở bệnh viện, mặc dầu được điều trị phòng ngừa bằng các loại thuốc, nhất là
đối với những bệnh nhân được phẫu thuật ngoại khoa, huyết khối tĩnh mạch


sâu, trong một nửa các trường hợp, tiến triển thành nghẽn mạch phổi, nhưng
lại được phát hiện quá ít trong y khoa tổng quát : “Chỉ có siêu âm mới có thể
cho chẩn đoán chắc chắn. Nhưng một cẳng chân bị đau, phù nề, nóng và đỏ
kéo dài và những tĩnh mạch ngoại biên căng phồng ít nhất cũng phải khiến
các thầy thuốc gia đình nghĩ đến vấn đề. Ta để cho thầy thuốc đo huyết áp
một cách dễ dàng, nhưng lại không nghĩ là phải cho xem các cẳng chân
mình.”
CHỈ MỘT VIÊN THUỐC LÀ ĐỦ
Một đặc điểm khác của bệnh, đó là bệnh thường tái phát : từ 5 đến 12% các
bệnh nhân bị một huyết khối tĩnh mạch sâu (TVP) lần thứ hai. Thế mà điều
trị không phải là dễ. Thông thường, ta tiêm các thuốc kháng đông (heparine)
trong khoảng 10 ngày, tiếp theo sau bởi các chất đối kháng của vitamine K
(Sintrom), nhưng khó xác định liều lượng và đòi hỏi theo dõi nghiêm túc
bằng xét nghiệm máu, điều này giải thích tại sao nhiều bệnh nhân không
được điều trị một cách đúng đắn. “Việc sử dụng không đúng một thuốc
kháng đông luôn luôn làm lo sợ một tình trạng xuất huyết. Chính vì vậy việc
xuất hiện sắp đến ở Bỉ một thế hệ mới các thuốc kháng đông dùng bằng
đường miệng có khả năng đưa đến một cuộc cách mạng thật sự trong điều trị
và phòng ngừa tái phát của huyết khối tĩnh mạch sâu”, GS Petre Verhamme
(KUL), người đã tiến hành nhiều thử nghiệm lạm sàng trong bệnh viện của
mình, đã giải thích như vậy. Như thế dabigatran và rivaroxaban, vốn đã
được sử dụng như là các thuốc kháng đông đối với những bệnh khác, chẳng
bao lâu nữa sẽ tăng cường kho vũ khí điều trị để đẩy lui nguy cơ này. “Lợi
ích của chúng là ở chỗ dùng bằng đường miệng và hiệu quả của chúng
không bị ảnh hưởng bởi sự sử dụng những loại thuốc khác hay các bữa ăn.
Cũng không cần phải xét nghiệm máu để theo dõi.”

×