Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CHẤT CẢN QUANG ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CHỤP HÌNH ẢNH docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.26 KB, 5 trang )

CHẤT CẢN QUANG ĐƯỢC SỬ DỤNG
TRONG CHỤP HÌNH ẢNH


Professeur Olivier Clément, Service radiologie et imagerie médicale,
Hopital européen Georges-Pompidou (Paris)
Các chất cản quang (produits de contraste) là những loại thuốc được tiêm
vào trong cơ thể để làm gia tăng sự thấy rõ một mô đối với môi trường
chung quanh nó. Việc sử dụng các thuốc cản quang, phối hợp với những cải
thiện ngoạn mục của các máy scanner và IRM trong mười năm qua, cho
phép thấy được những chi tiết mà trước đó không được thấy rõ và làm cho
việc tính toán các chỉ dấu hữu ích để theo dõi điều trị trở nên khả dĩ. Khoảng
một nửa các scanner và 1/3 các IRM được thực hiện “với tiêm chất cản
quang”, hoặc 1,5 triệu lần tiêm mỗi năm ở Pháp. Trong scanner và chụp hình
ảnh bằng tia X, ta sử dụng những chất cản quang chứa iode (produit iodé),
làm cho chúng được thấy rõ dưới dạng một tín hiệu trắng trên hình ảnh.
Trong IRM, ta sử dụng những chất cản quang có chất cơ bản là gadolinium,
làm gia tăng sự phóng thích proton từ nước, điều này được thể hiện bằng sự
hóa trắng của một phần của hình ảnh. Độ dung nạp nói chung là rất tốt,
nhưng vài tác dụng phụ có thể xảy ra: với những chất cản quang chứa iode,
những biểu hiện hiền tính thuộc loại những cơn phừng mặt hoặc nôn là hiếm
xảy ra.
Những phản ứng dị ứng lại còn hiếm hơn và được thể hiện bởi những triệu
chứng khác nhau, đi từ nổi mày đay đơn thuần đến phù mặt, với cơn hen phế
quản và choáng phản vệ. Ý niệm phản ứng dị ứng sau khi tiêm chất cản
quang chứa iode là rất được công chúng biết đến, vì lẽ mọi người đều biết từ
ngữ “dị ứng với iode”. Từ ngữ này cần phải được bỏ đi bởi vì nó pha trộn 3
ý niệm khác nhau: dị ứng với cá, hay với loài tôm cua và dị ứng với các sản
phẩm biển là những dị ứng thức ăn không có liên quan gì với iode cũng như
với những thuốc cản quang, dị ứng với các chất sát trùng da chứa iode và
những biểu hiện dị ứng đối với các chất cản quang chứa iode được dùng


trong quang tuyến. Không có phản ứng chéo giữa 3 loại dị ứng này, điều này
có nghĩa rằng ta có thể bị dị ứng đối với các con hàu (huitre) mà không bị dị
ứng đối với các chất cản quang chứa iode.
Một bệnh nhân có một dị ứng thật sự đối với một chất cản quang chứa iode
sẽ sinh ra một phản úng nếu ta tiêm trở lại vào cùng bệnh nhân chất cản
quang này. Vậy điều rất quan trọng là xác định đặc điểm một phản ứng dị
ứng khi nó xuất hiện để biết một cách chính xác loại chất nào phải bị chống
chỉ định và loại nào có thể tiêm mà không gây nguy cơ, nếu cần. Chúng tôi
đã thiết lập một mạng lưới công tác với các thầy thuốc chuyên khoa dị ứng,
chuyên môn trong dị ứng thuốc để có thể gởi cho họ những bệnh nhân này
và cho thực hiện những trắc nghiệm thích hợp.
SUY THẬN
Một nguy cơ khác được sự chú ý của các thầy thuốc quang tuyến là nguy cơ
suy thận xảy ra trong hai ngày sau khi tiêm chất cản quang chứa iode,
thường xảy ra ở những bệnh nhân đã có một bệnh thận, đặc biệt là biến
chứng của bệnh đái đường. Ở đây nguy cơ là làm biến đổi một chức năng
thận vốn đã mỏng manh. Sự ngăn ngừa được thực hiện bằng cach cho uống
bù nước đúng đắn (phải uống nhiều nước hôm trước và sau khi thăm khám)
với một nước khoáng chứa sodium và bicarbonate. Sự uống bù nước này
phải được quy định vào lúc lấy hẹn. Với những biện pháp thận trọng này, và
với sự cân nhắc lợi ích/nguy cơ do việc tiêm chất cản quang chứa iode, tần
số xuất hiện một suy thận trở nặng sau khi chụp scanner với tiêm chất cản
quang bằng đường tĩnh mạch là thấp, khoảng vài trường hợp đối với một
trăm bệnh nhân. Ở những bệnh nhân có tiền sử tăng năng tuyến giáp, việc
tiêm các chất cản quang chứa iode có thể làm rối loạn chức năng của tuyến
giáp trong những tuần lễ sau khi thăm khám. Các chất cản quang trong IRM
có chất cơ bản là gadolinium từ lâu đã được xem như ít độc tính hơn các
chất cản trong chứa iode được sử dụng lúc làm scanner. Còn về dị ứng, sự
xuất hiện những phản ứng nhẹ có thể còn ít xảy ra hơn, nhưng có khả năng
xuất hiện một choáng phản vệ nghiêm trọng. Những trường hợp chết người

đã được mô tả với tất cả các chất cản quang, nhưng ta có thể nói rằng xác
suất là vô cùng thấp, dưới nguy cơ tai nạn nghiệm trọng xảy ra khi ta cầm lái
xe hơi. Điều đó hàm ý rằng toàn thể nghề nghiệp quang tuyến được đào tạo
và huấn luyện để phản ứng với biến cố tai nạn nghiêm trọng có thể xảy ra
này, cũng như toàn bộ nhân viên y tế của các trung tâm y tế và các khoa
chụp hình ảnh.
Những thuốc cản quang gadolinium cũng có thể có một tác dụng có hại lên
thận, nguy cơ chỉ có trong trường hợp suy thận nghiêm trọng, thường nhất là
noi những bệnh nhân được thẩm tích hay được theo dõi ở khoa thận. Lại
nữa, việc tiêm chất cản quang phải được suy nghĩ và liều lượng sẽ được giới
hạn.
NHỮNG LỜI KHUYẾN NGHỊ
Hiệp hội quang tuyến Pháp ban hành những lời khuyến nghị cho thực hành.
Hội nêu rõ những điều thận trọng cần phải tuân thủ trong tất cả các tình
huống: suy thận, đái đường, các phản ứng dị ứng Kết luận, các chất cản
quang dùng trong chụp hình ảnh nói chung được dung nạp vô cùng tốt, đến
độ vài người muốn thấy chúng biến mất khỏi lớp các loại thuốc. Tuy nhiên,
những phản ứng độc tính có thể xảy ra, thường nhất là những phản ứng trên
thận và những phản ứng dị ứng. Sự bù nước các bệnh nhân suy thận phải
được thực hiện một cách hệ thống trước khi làm scanner. Các bệnh nhân đã
có một phần ứng dị ứng sau khi được tiêm chất cản quang phải được hưởng
một bilan allergologique, cho phép xác lập một carte cá nhân chỉ rõ những
chất cản quang bị cấm chỉ hay được khuyến nghị.

×