Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

công trình triển khai hệ thống scm trên nền tảng phần mềm quản lý scm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 58 trang )

1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
000
Stt Họ và tên MSSV ĐT liên lạc Email
1 ĐĐặng Thanh Vũ K104061018 01279377513 D
2 NNguyễn Minh Tiến K104061006 01693000148
3 Vũ Thanh Mai K104060974 01269956019
Hồ sơ đăng ký đề tài NCKH sinh viên
Nhà khoa học trẻ trường đại học Kinh Tế - Luật
Tên công trình:
Hệ thống thông tin quản lý SCM và ứng dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy và học
tập tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6/2012
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
000
Stt Họ và tên MSSV ĐT liên lạc Email
1 Đ Đặng Thanh Vũ K104061018 01279377513 D
2 NNguyễn Minh Tiến K104061006 01693000148
3 Vũ Thanh Mai K104060974 01269956019
Hồ sơ đăng ký đề tài NCKH sinh viên
Nhà khoa học trẻ trường đại học Kinh Tế - Luật
Tên công trình:
Hệ thống thông tin quản lý SCM và ứng dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy và học
tập tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM

TP. HỒ CHÍ MINH THÁNG 6/2012
3


Hệ thống thông tin quản lý SCM và ứng dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy và học
tập tại Trường ĐH Kinh tế - Luật, ĐHQG HCM
Mục Lục
4
CHƯƠNG MỞ ĐẦU: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1. Tính Cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hội nhập toàn cầu của Việt Nam ngày nay, tính cạnh tranh trên nhiều
mặt, đặt biệt là kinh tế ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Để tồn tại, bằng mọi cách các
doanh nghiệp phải ngày càng nâng cao sức cạnh tranh của mình.
Các doanh nghiệp hiện đã dùng nhiều giải pháp để làm tăng tính cạnh tranh cho
doanh nghiệp, trong đó nổi tiếng có thể kể tên một số như giải pháp ERP (Enterprise
Resource Planning), CRM(Customer Relationship Management) Tuy nhiên có một giải
pháp hữu hiệu để làm việc này nhưng vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiểu
và ứng dụng rộng rãi đó là vận dụng hệ thống quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain
Management – SCM) vào quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tiễn đã chứng minh, việc vận dụng thành công chuỗi cung ứng SCM vào hoạt động
kinh doanh đã giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí toàn hệ thống hoạt động trong khi
vẫn thõa mãn những yêu cầu về mức độ phục vụ cho khách hàng. SCM đã trở thành bí
quyết thành công cho rất nhiều công ty, trong đó có những công ty lớn hàng đầu thế giới.
Ở Việt Nam, việc vận dụng giải pháp này vào quản lý hoạt động kinh doanh còn hạn
chế do đó chưa khai thác được nhiều lợi ích mà SCM mang lại. Ngoài nguyên nhân thiếu
nguồn nhân lực có chất lượng cao, việc thiếu kiến thức thực tiễn trong lĩnh vực này đã
dẫn đến quá trình ứng dụng SCM đạt hiệu quả chưa cao. Ngoài ra, công tác đào tạo SCM
ở nước ta còn đặt nặng vấn đề lý thuyết, nguồn tài liệu giảng dạy còn hạn chế, chủ yếu là
do đúc kết từ kinh nghiệm nên còn nhiều hạn chế và chưa có nhiều tài liệu nghiên cứu
chuyên sâu.
Với đặc điểm và mục tiêu đào tạo của mình, nhu cầu cấp thiết đặt ra cho Khoa Tin
học quản lý là phải có những nghiên cứu chuyên sâu về SCM, nhanh chóng triển khai
đưa SCM vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập của sinh viên, giúp sinh viên nhanh
chóng nắm bắt kiến thức về giải pháp hữu hiệu này, mở ra một hướng nghề nghiệp mới

5
cho sinh viên trong ngành, từ đó góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, ngoài ra còn tạo
cho sinh viên khoa có thể tiếp cận môi trường thực tế về SCM.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh về hệ thống thông tin SCM giúp sinh viên
ngành hệ thống thôngtin quản lí tiếp cận nhanh và vận dụng vào quá trình học
tập và nghiên cứu.
- Nghiên cứu về việc ứng dụng qui trình nghiệp vụ của SCM trên hệ thống phần
mềm HT – Soft để giúp cho người đọc hiểu được một phần mềm hỗ trợ SCM
trong quản trị doanh nghiệp.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết về SCM và quy trình nghiệp vụ của hệ thống SCM.
- Khảo sát những kinh nghiệm thực tiễn từ quá trình triển khai hệ thống của
những doanh nghiệp đã thành công với SCM.
- Nghiên cứu quy trình nghiệp vụ SCM được triển khai trên phần mềm
HTsoft.
Xây dựng bộ tài liệu hoàn chỉnh về SCM cả về lý thuyết và ứng dụng hệ thống phần
mềm quản lí.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết: để có cái nhìn tổng quan về hệ thống SCM, những ứng dụng
và khả năng áp dụng của hệ thống SCM.
- Phương pháp phân tích – tổng hợp: Để nhìn thấy rõ bản chất từng quy trình cụ thể,
cũng như tổng kết toàn bộ quy trình một cách đồng bộ nhất.
- Phương pháp hỏi ý kiên chuyên gia: Để có được những sự hướng dẫn kịp thời và
chuyên sâu về SCM.
- `Phương pháp phân tích, thiết kế, xây dựng và triển khai hệ thống thông tin trong
doanh nghiệp.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng: Lý thuyết và quy trình nghiệp vụ về hệ thống thôngtin quản lí SCM, hệ
thống phần mềm HTsoft.

6
- Phạm vi: đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống SCM và những tài liệu đã được đưa
vào giảng dạy tại Trường ĐH Kinh tế - Luật (chủ yếu là về Logistic).
6. Dự kiến sản phẩm và ứng dụng
- Một bộ tài liệu về lý thuyết SCM, quy trình nghiệp vụ triển khai SCM, cách thức
cài đặt và sử dụng phần mềm SCM để phục vụ công tác quản lý, dạy và học trong
ngành Hệ thống thông tin quản lý. Từ đó giúp cho sinh viên có kiến thức vững cái
nhìn thực tế về việc ứng dụng hệ thống SCM vào trong doanh nghiệp.
- Tổ chức buổi Seminar được lồng ghép vào môn Hệ thống thông tin quản lý để
hướng dẫn sinh viên về qui trình, nghiệp vụ cũng như là vận hành và khai thác hệ
thống.
7. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
- Trên thế giới đã có khá nhiều tài liệu về SCM nhưng chủ yếu được viết bằng
tiếng Anh, ở Việt Nam cũng có một số sách về SCM nhưng chủ yếu là dịch lại
từ sách nước ngoài, những sách này đa phần nói về tính quan trọng của SCM,
khái quát một cách chung chung về quy trình nghiệp vụ SCM.
- SCM ngày càng được các công ty trên thế giới tận dụng một cách hiệu quả hơn,
trong đó có những công ty hàng đầu thế giới như: Wal – Mart, Dell, Nike
nhiều công ty đã coi việc ứng dụng giải pháp SCM hiệu quả như là chìa khóa
thành công trong quá trình cạnh tranh, chính vì vậy những công ty này đã đầu tư
để nâng cao hiệu quả sử dụng SCM, tuy nhiên những nghiên cứu đó chỉ phục vụ
cho những đặc trưng nội bộ các công ty, tổ chức này. Và thường không được
tổng kết thành một tài liệu phục vụ rộng rãi cho việc giảng dạy.
- Tại trường đại học Kinh Tế - Luật vẫn chưa có nhiều những nghiên cứu về
SCM, nguồn tài liệu giảng dạy về SCM chủ yếu là từ sách tham khảo về lý
thuyết, chưa có nhiều ứng dụng thực tế.
- Chính vì vậy trong quá trình nghiên cứu nhóm sẽ cố gắng tổng kết tất cả những
mục tiêu nghiên cứu thành một tài liệu sao cho vừa có tính khoa học và đúc kết
7
được tính thực tế để phục vụ vào công tác giảng dạy, học tập. Trong đó xoáy

sâu vào quy trình nghiệp vụ của HTsoft.
- Quá trình nghiên cứu triển khai SCM còn phải phụ thuộc vào đặc trưng từng tổ
chức. Ở đề tài này nhóm sẽ tổng kết những quy trình căn bản nhất làm bộ khung
cho việc triển khai SCM vào một tổ chức bất kỳ. Trên cơ sở đó có thể dễ dàng
nghiên cứu hoàn thiện quy trình sao cho phù hợp với đặc điểm của tổ chức mình
để mang lại hiệu quả cao nhất.
8. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan về SCM
Chương 2: Quy trình nghiệp vụ của SCM
Chương 3: Triển khai SCM với sự hỗ trợ của hệ thống HT-soft
Chương 4: Ý kiến và đề xuất.
8
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ SCM
Chương nàynhằm mục đích duy nhất là phát huy tính hiệu quả của SC(Supply
Chain – Chuỗi cung ứng), vì vậy đề tài sẽ đi theo hướng giúp người đọc hiểu được SC
là gì, các hoạt động cơ bản của SC từ đó sẽ giúp người đọc hiểu được SCM là gì, các
quy trình để thực hiện SCM đạt kết quả cao.
1.1. Khái niệm về SCM
1.1.1.Khái niệm về chuỗi cung ứng SC
Có nhiều khái niệm khác nhau nói về chuỗi cung ứng:
Trong quyển sách: hai tác giả

!"#"$#%&'%()#*+,-,./"
*0"123#14)123#15&
,6",6",-,.),6"17&8
Trong nguyên tắc cơ bản của Quản trị Logistics của Lambert, Douglas M., James R.
Stock, Lisa M. Ellram cũng khái niệm về chuỗi cung ứng:
!#*#27)&91&"",6"
:;<%=

Trong trang web erpvietnam.express.vn nêu khái niệm về SCM như sau:
!##>12#9?;<@)
A,12#9&"&177&8!
5>"&B&C&D4$,-,.,6"9
;<7&.E8
Như vậy: mặc dù có những khái niệm khác nhau về chuỗi cung ứng nhưng vấn
đề cốt lõi ở đây mà người nghiên cứu muốn nói đến đó là một hệ thống gồm các bộ
phận có sự phối hợp chặt chẽ về hoạt động giữa chúng: nhà cung cấp nguyên liệu, nhà
sản xuất, phân phối để đưa sản phẩm đến người tiêu dùng. Thông qua chuỗi cung ứng,
nguồn nguyên vật liệu thô được chế tạo thành sản phẩm mà người tiêu dùng có nhu
cầu và mua chúng.
1.1.2.Cấu trúc căn bản và các hoạt động chính của SC
F8F8G8F!AHI!
Đơn Vị
Sản Xuất
Khách
Hàng
Nhà
Cung Cấp
9
Với những đặc trưng cơ bản cũng như quy mô của các doanh nghiệp tham gia vào
SC, có nhiểu cách tổ chức các SC để đáp ứng cho các đặc trưng đó. Tuy nhiên bất kỳ một
SC nào cũng bao gồm 3 yếu tố: Nhà cung cấp, bản thân đơn vị sản xuất và khách hàng.
Trong các chuỗi cung ứng phức tạp hơn có sự tham gia của nhà cung cấp các dịch vụ hỗ
trợ chuỗi cung ứng.
Hình 1.1. Cấu trúc SC đơn giản
Hình 1.2. Cấu trúc SC mở rộng
Mặc dù trong SC mở rộng có sự tham gia của các công ty chuyên cung cấp dịch
vụ tuy nhiên thành phần cấu trúc chính của SC mở rộng vẫn gồm 3 thành phần cơ bản:
Nhà cung cấp, đơn vị sản xuất, khách hàng.

- Nhà cung cấp: là các công ty bán sản phẩm dịch vụ là nguyên liệu đầu vào
cần thiết cho quá trình sản xuất, kinh doanh.
- Đơn vị sản xuất: Nơi sử dụng nguyên liệu, dịch vụ đầu vào và áp dụng các
quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm cuối cùng.
- Người sử dụng sản phẩm của đơn vị sản xuất.
F8F8G8G8!&$JK5L
Chuỗi cung ứng vận động bao gồm năm hoạt động cơ bản. Các hoạt động này
thực hiện các chức năng khác nhau trong SC, nhưng tất cả các hoạt động đó giúp SC
trở thành một chuỗi liên hệ khép kín.
- I'AMN"D%7O8
Khách
hàng
Khách
hàng
Đơn vị
sản xuất
Nhà cung
cấp
Nhà cung
cấp
Nhà cung cấp dịch vụ
10
- P314MQ314%O8
- R>7M!,?'A#%)O8
- SMTK.A4#"&DO8
- R9M!K(4C1O8
I'A: Sản xuất là khả năng của dây chuyền cung ứng tạo ra và lưu trữ sản
phẩm. Phân xưởng, nhà kho là cơ sở vật chất, trang thiết bị chủ yếu của thành phần
này. Trong quá trình sản xuất, các nhà quản trị thường phải đối mặt với vấn đề cân
bằng giữa70&,UL7&hàng và C'AL;

,8
P314 Đây là bộ phận đảm nhiệm công việc vận chuyển nguyên vật
liệu, cũng như sản phẩm giữa các nơi trong dây chuyền cung ứng. Ở đây, sự cân bằng
giữa khả năng đáp ứng nhu cầu và hiệu quả công việc được biểu thị trong việc lựa
chọn phương thức vận chuyển. Thông thường có 6 phương thức vận chuyển cơ bản:
- Đường biển: giá thành rẻ, thời gian vận chuyển dài và bị giới hạn về địa điểm
giao nhận.
- Đường sắt: giá thành rẻ, thời gian trung bình, bị giới hạn về địa điểm giao nhận.
- Đường bộ: nhanh, thuận tiện.
- Đường hàng không: nhanh, giá thành cao.
- Dạng điện tử: giá thành rẻ, nhanh, bị giới hạn về loại hàng hoá vận chuyển (chỉ
dành cho dữ liệu, âm thanh, hình ảnh…).
- Đường ống: tương đối hiệu quả nhưng bị giới hạn loại hàng hoá (khi hàng hóa
là chất lỏng, chất khí ).
R>7: Tồn kho là việc hàng hoá được sản xuất ra tiêu thụ như thế nào. Chính
yếu tố tồn kho sẽ quyết định doanh thu và lợi nhuận của công ty bạn. Nếu tồn kho ít
tức là sản phẩm của bạn được sản xuất ra bao nhiêu sẽ tiêu thụ hết bấy nhiêu, từ đó
chứng tỏ hiệu quả sản xuất của công ty bạn ở mức cao và lợi nhuận đạt mức tối đa.
S Giúp trả lời các câu hỏitìm kiếm các nguồn nguyên vật liệu sản xuất ở
đâu? Nơi nào là địa điểm tiêu thụ tốt nhất? Đây chính là những yếu tố quyết định sự
thành công của dây chuyền cung ứng. Định vị tốt sẽ giúp quy trình sản xuất được tiến
hành một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.
11
R9 Thông tin chính là “nguồn dinh dưỡng” cho hệ thống SCM của bạn.
Nếu thông tin chuẩn xác, hệ thống SCM sẽ đem lại những kết quả chuẩn xác. Ngược
lại, nếu thông tin không đúng, hệ thống SCM sẽ không thể phát huy tác dụng. Bạn cần
khai thác thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và cố gắng thu thập nhiều nhất lượng
thông tin cần thiết.
1.2. Khái niệm về SCM
Cũng như SC, SCM cũng có nhiều khái niệm khác nhau:

I!V#I*7W,"?#%WX.&07;
1.>=&#%W,.W,&&#%W,.W,&
01"J91<4Y%#27&;,"J
/"/""<?-0#*L@915J
;$ – “Định nghĩa chuỗi cung ứng”, tạp chí Bussiness
Logicstics, tập 22, số 2, trang 18.
#Z#,.W,$J'A#%74"
3)&2L/""%="
5$,<<*7W,?C.A[ “Michael Hugos-
Essentials of Supply chain Management”, Nhà xuất bản tổng hợp tp Hồ Chí Minh.
Ở khía cạnh chức năng, nói một cách dễ hiểu nhất SCM bao gồm các hoạt động
nhằm giúp cho chuỗi cung ứng hoạt động hiệu quả nhất, từ đó có thể tạo ra lợi thế
cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.
Khi nhắc đến SCM có nhiều người nhầm lẫn SCM là logistics(hậu cần). Tuy nhiên
SCM bao gồm tất cả các hoạt động hậu cần truyền thống và còn mở rộng đến cả khâu
marketing, phát triển sản phẩm mới, tài chính và chăm sóc khách hàng. Nó đưa ra
phương pháp tiếp cận hệ thống để nắm bắt và quản lý các hoạt động cần thiết cho việc
điều phối lưu lượng sản phẩm và dịch vụ nhằm phục vụ cho khách hàng cuối cùng
được chu đáo nhất nhờ việc tiết kiệm được chi phí hoạt động và nắm bắt nhanh chóng
nhu cầu thị trường.
1.3. Lịch sử hình thành SCM
12
1.3.1. Logistics – Tiền thân của SCM
1.3.1.1. Khái niệm về logistics
N#C&D'-1;*7$A,C#Z14
#%7XC&;<&9#2C@K'A'
K2<D"<2&,UL7& – “World Marintime
Unviersity- Đại học Hàng Hải Thế Giới, D. Lambert 1998”.
Hay một cách định nghĩa khác:
 N%W  4  #  C&  D  $    *      74"

&*#%9?)"J&CL.%&#$&123
#,6"5&,6";<97\"@4"7(U
4"7H/""<?-&12UL7&8
Như đã nói ở trên xét về phạm vi thì SCM rộng hơn logistics, bao hàm cả
logicstic, khi so sánh hai khái niệm về SCM và logics tic ta cũng thấy được điều đó.
1.3.1.2. T)U2#
Mùa đông năm 1812, cuộc chinh phạt nước Nga của Napoleon đã thất bại thảm
hại vì lý do hết lương thực, không chỗ trú chân, thiếu vật dụng sưởi ấm trong mùa
đông và phải rút chạy.
Còn đối với Alexander Đại đế, hậu cần là một mảng vô cùng quan trọng. Với
ông “người làm hậu cần cần biết rằng nếu chiến dịch của tôi thất bại, họ sẽ là người
đầu tiên bị xét xử”.
Hai câu chuyện trên cho thấy tính quan trọng trong công tác hậu cần truyền thống,
ngày nay những công việc làm các nhiệm vụ tương tự các trọng trách như hậu cần thời
xưa được phát triển rất mạnh và được gọi là logistics hay phát triển hoàn thiện hơn nữa
là SCM.
1.3.1.3 &D,&4LI!V
Từ những năm 60 của thế kỷ 20, các công ty lớn trên thế giới tích cực áp dụng
công nghệ sản xuất hàng loạt để cắt giảm chi phí và cải tiến năng suất. Trong những
13
công ty này đã có ý thức được vai trò cơ bản mà một khái niệm gần như SCM là
Logistics mang lại. Nhưng chưa có đủ năng lực để triển khai.
Trong thập niên 70, hệ thống hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu MV]^[
V#]C"^#O và hệ thống hoạch định nguồn lực sản xuất MV]^__
[V`]^#O được phát triển.
Thập niên 1980 được xem như là thời kỳ bản lề của quản trị chuỗi cung ứng,
đánh dấu là sự xuất hiện của a_RMab[R"OcRVMR##1V"O
- khái niệm SCM đã xuất hiện.
Trong những năm gần đây, nhận thấy rõ sự quan trọng và lợi ích của việc triển
khai SCM các công ty từ lớn nhỏ và cả ở các nước thứ 3 đã triển khai qui trình này.

Lợi ích đem lại là một con số không nhỏ song việc triển khai cũng không dễ dàng và
thuận lợi, do đó các doanh nghiệp cần phải đắn đo và quyết định thiệt hại khi muốn
triến khai SCM cho doanh nghiệp của mình.
Trong phạm vi của đề tài, đề tài không tìm hiểu cặn kẽ lịch sử hình thành của
SCM mà chỉ đưa ra những giai đoạn mang tính khái quát của lịch sử hình thành, các hệ
thống làm tiền đề của SCM ngày nay chứ không đi sâu vào phân tích các hệ thống này.
1.4. Vai trò và lợi ích của SCM
Trong kinh doanh, tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của các doanh
nghiệp. Khi bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế thế giới, SCM đã và đang là một giải
pháp được áp dụng rộng rãi và mang đến những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp nhờ
những vai trò quan trọng sau đây:
1.4.1.Tăng thông lượng đầu vào, giảm lượng tồn kho và chi phí vận hành
Đây là mục tiêu chính của SCM, đồng thời cũng là mục đích chung của doanh
nghiệp. Theo định nghĩa này, “thông lượng” chính là tốc độ mà hệ thống tạo ra doanh
thu từ việc bán hàng hóa - dịch vụ cho khách hàng cuối cùng. Điều này dẫn đến hai hệ
quả:
Thứ nhất, việc đảm bảo lượng cung dồi dào sẽ góp phần to lớn vào việc đem lại
thu nhập cho doanh nghiệp. Trong đó, yếu tố nhà sản xuất và người tiêu dùng là quan
trọng nhất, vì nó quyết định tới doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp.
14
Thứ hai, quản trị chuỗi cung ứng chú trọng tới hiệu lực và hiệu quả của hoạt động
cung ứng trên toàn hệ thống: tổng chi phí của toàn hệ thống từ khâu vận chuyển, phân
phối đến tồn kho nguyên vật liệu, tồn kho trong sản xuất và thành phẩm, cần phải được
giảm đến mức tối thiểu. Theo đó, mục tiêu của chuỗi cung ứng chính là tối đa hóa lợi
nhuận của doanh nghiệp từ việc bán sản phẩm cho người tiêu dùng sau khi đã trừ đi tất
cả chi phí của toàn bộ quá trình cung ứng.
1.4.2.Quản lý đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp một cách hiệu quả
Đối với các công ty, vai trò này của SCM là vô cùng to lớn, nhất là trong tình hình
kinh tế hiện nay, khi nhu cầu của khách hàng ngày càng đa dạng hơn. Nhờ có thể thay
đổi các nguồn nguyên vật liệu đầu vào hoặc tối ưu hoá quá trình vận chuyển và lưu

kho nguyên vật liệu, hàng hoá, dịch vụ một cách linh hoạt mà SCM có thể giúp doanh
nghiệp tiết kiệm chi phí trung gian, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp.
1.4.3.Tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp
Trước sự phát triển nhanh của nền kinh tế, hoạt động tiếp thị (Marketing), nhất là
tiếp thị hỗn hợp (4P: Product, Price, Promotion, Place) ngày càng được các doanh
nghiệp quan tâm trong việc thu hút người tiêu dùng. Với vai trò quản lý đầu vào và
đầu ra của sản phẩm, SCM trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đưa sản phẩm
đến tay người tiêu dùng. Chính SCM đóng vai trò then chốt trong việc đưa sản phẩm/
dịch vụ đến đúng nơi cần đến và vào đúng thời điểm thích hợp với chi phí thấp nhất,
giúp tiết kiệm đáng kể các chi phí vận chuyển trung gian, tăng nguồn doanh thu cho
doanh nghiệp.
Một tác dụng khác của việc ứng dụng giải pháp SCM là phân tích dữ liệu thu thập
được và lưu trữ hồ sơ với chi phí thấp. Hoạt động này nhằm phục vụ cho những mục
đích liên quan đến hoạt động sản xuất (như dữ liệu về thông tin sản phẩm, dữ liệu về
nhu cầu thị trường…) để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng.
1.5. Hệ thống thông tin quản lý SCM
Những lợi ích mang lại nếu vận dụng thành công SCM đã rõ, nhưng trong thời
đại kinh tế ngày nay việc vận dụng SCM không phải đơn giản chỉ bằng những phương
tiện thô sơ hoặc mang tính chất thủ công như lúc trước được. Vì số lượng công việc
hay dữ liệu cần xử lý để thực hiện quản trị một chuỗi cung ứng là rất lớn và nếu không
15
có sự hỗ trợ về công nghệ thì sẽ không thể thực hiện thành công quy trình SCM được.
Một hệ thống SCM có sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại: Máy tính và các phần mềm
chuyên dụng, các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin với các quy trình nghiệp vụ thích
hợp được gọi là hệ thống thông tin quản lý SCM. Chúng ta sẽ tìm hiểu hệ thống này.
1.5.1.Các thành phần cơ bản của một hệ thống thông tin quản lý SCM
1.5.1.1. .99W
!H5 .9#3,W,&>#*M,U,U
""%="9%=&C1D,<O,%K43,
19"JB

Cũng như một hệ thống thông tin thưởng gặp, hệ thống thông tin quản lý SCM (E-
SCM) cũng bao gồm năm thành phần chính:
+ Nguồn lực con người
+ Phần cứng
+ Phần mềm
+ Môi trường hoạt động
+ Quy trình nghiệp vụ
Ở phạm vi của đề tài, đề tài chỉ đi sâu vào phân tích thành phần công nghệ thông tin
trong SCM. Công nghệ thông tin hỗ trợ các hoạt động nội bộ và hợp tác giữa các công
ty khi sử dụng mạng lưới cơ sở dữ liệu kết hợp với đường truyền tốc độ cao, các công
ty có thể chia sẻ thông tin tốt hơn để có thể quản lý tốt hơn trên toàn bộ chuỗi cung
ứng. Công nghệ thông tin thực hiện các chức năng sau:
- Thu thập số liệu và truyền đạt dữ liệu nhờ các công nghệ sau:
+ Mạng Internet: Trước khi Internet ra đời các công ty phải bỏ ra rất nhiều chi phí
và công sức để có thể trao đổi thông tin giữa các công ty khác nhau trong chuỗi
cung ứng. Giờ đây Internet đã mang lại cho các công ty một giải pháp kết nối
hệ thống máy tính nhanh chóng, tiện lợi và chi phí thấp.
+ Dãy băng thông rộng – Broadband: Phần lớn các công ty đều tự mình kết nối
nội bộ bằng cách sử dụng công nghệ mạng nội bộ(LAN), ví dụ như Ethernet-
một công nghệ cho phép người dùng trao đổi thông tin nội bộ.
+ Trao đổi dữ liệu điện tử - EDI (Electronic data interchange): là công nghệ được
phát triển để truyền tải dữ liệu thông thường giữa các đối tác.
16
+ Kết nối bằng ngôn ngữ nâng cấp có thể mở rộng – XML: là một công nghệ
đang được phát triển để truyền tải dữ liệu theo những định dạng linh hoạt giữa
các máy tính với nhau và giữa người dùng với máy tính.
+ Các giải pháp phần mềm giúp quản lý phức tạp.
- Lưu trữ và truy xuất dữ liệu: được thực hiện bởi công nghệ cơ sở dữ liệu.
- Thao tác trên dữ liệu và báo cáo, với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin các giai
đoạn của SCM sẽ có các hệ thống tương ứng để hỗ trợ, giúp phát huy tối đa

hiệu quả dữ liệu.
+ Hệ thống thu mua: Hệ thống thu mua chú trọng công tác thu mua diễn ra giữa
các công ty với các nhà cung cấp của mình. Giúp so sánh giá cả và năng lực
giữa các nhà cung ứng khác nhau.
+ Hệ thống hoạch định vận tải: tính toán xem số lượng vật liệu sẽ được mang đến
những địa điểm nào, trong thời gian bao lâu.
+ Hoạch định lượng cầu: Sử dụng những thủ thuật tính toán đặc biệt giúp xác
định nhu cầu của khách hàng.
+ Quản trị quan hệ khách hàng và tự động bán hàng: hệ thống có nhiều hoạt động
tự động liên quan đến việc phục vụ những khách hàng hiện tại và tìm kiếm
những khách hàng mới trong tương lai.
+ Hệ thống hoạch định chuỗi cung ứng: Phục vụ cho quá trình phân tích và hoạch
định.
+ Hệ thống quản trị hàng tồn kho: được dùng để tìm kiếm điểm cân bằng giữa chi
phí lưu trữ hàng tồn và chi phí tiêu thụ hết hàng tồn kho cùng sự tổn thất về
doanh thu do tiêu tốn quá nhiều chi phí.
+ Hệ thống quản trị kho hàng: hỗ trợ các hoạt động hàng ngày tại kho hàng.
1.5.1.2. !&71%K";<9

- Sử dụng công nghệ nhận dạng tần số bằng sóng vô tuyến RFID (Radio
Requency Idenfication): được nói nhiều trong quản trị chuỗi cung ứng, được
ứng dụng phổ biến vào việc theo dõi các kệ hàng.
- Quản trị quy trình kinh doanh BPM (Business Processing Management): Quy
trình là một chuỗi các bước nối tiếp nhau của việc phân phối một loại sản phẩm
hay dịch vụ cụ thể.
- Giải pháp quản trị doanh nghiệp thông minh BI (Business Intelligent).
- Mô hình mô phỏng
17
1.5.2.Lợi ích mang lại từ hệ thống thông tin quản lý SCM
- Như đã nói ở trên thì hệ thống thông tin quản lý SCM giúp cho quá trình quản

lý chuỗi cung ứng được hiệu quả hơn rất nhiều lần khi chưa ứng dụng các công
nghệ thông tin.
- Khả năng xử lí số liệu nhanh hơn so với việc quản lý bằng phương pháp thủ
công.
- Tuy có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng trong quá trình kinh doanh, công nghệ
chỉ đóng vai trò là một yếu tố hỗ trợ cho công ty hay toàn bộ chuỗi cung ứng.
- Thành công trong việc quản trị chuỗi cung ứng xuất phát từ việc tạo ra những
dịch vụ chất lượng vượt trội với chi phí thấp.
1.6. Thực trạng và xu hướng ứng dụng SCM ở Việt Nam và trên thế giới
- Trên thế giới SCM được áp dụng phổ biến ở nhiều tập đoàn đa quốc gia như:
Dell, Wal-mart, Apple…nhưng đang còn mới mẻ ở Việt Nam. Tuy nhiên nhiều
doanh nghiệp Việt Nam đã nhận ra được những khả năng của SCM và nhiều
doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư về công nghệ, nhân lực có kiến thức, tuy nhiên
SCM ở Việt Nam đa phần theo mô hình đơn giản và chưa có sự khép kín, chặt
chẽ.
- Xu hướng phát triển của SCM trong thời đại ngày nay là áp dụng cơ sở hạ tầng
công nghệ hiện đại vào SCM thành một hệ thống thông tin quản lý SCM, tối ưu
hóa và hướng tới tự động hóa các quy trình.
18
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NGHIỆP VỤ CỦA SCM
Qua chương một chúng ta đã thấy được tầm quan trọng và những lợi ích to lớn mà
SCM mang lại. Tuy nhiên để thành công các doanh nghiệp phải hiểu thật rõ quy trình vận
động, quy trình nghiệp vụ của hệ thống thì việc vận hành hệ thống mới diễn ra suôn sẽ và
đem lại thành công cho doanh nghiệp. Chính vì tính chất quan trọng đó, trong chương 2
đề tài sẽ trình bày những quy trình này từ khâu thiết kế hệ thống, thử nghiệm hệ thống,
tới những quy trình nghiệp vụ khi đưa hệ thống vào vận hành.
2.1. Quy trình thiết kế và đưa vào vận hành hệ thống SCM
G8F8F8R7.I!V
Ở giai đoạn này các doanh nghiệp phải nghiên cứu, thiết kế mô hình quản lý, hệ
thống công nghệ cho hệ thống sao cho phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, hoạch

định để tìm các đối tác, hoạch định việc mua sắm nguyên liệu phục vụ sản xuất cũng như
hỗ trợ phân phối các sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ sau cùng đến tay người tiêu dùng.
Trong quá trình thiết kế ngoài các đặc điểm riêng của công ty, công ty cũng phải rất chú
trọng đến các đối tác mà mình hướng tới việc hợp tác đó là các đối tượng tham gia vào
chuỗi cung ứng như nhà sản xuất, nhà cung ứng, nhà phân phối, công ty bán lẻ.
Việc thiết kế mô hình hệ thống phải đảm bảo đầy đủ các giai đoạn cơ bản:
- Lên kế hoạch cho các nguồn lực (nguyên vật liệu, thiết bị, máy móc sản xuất).
- Lên kế hoạch quản trị các nguồn lực cho việc sản xuất
- Kế hoạch quản lý sản xuất
- Kế hoạch quản lý cung cấp, phân phối sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.
- Kế hoạch xử lí các sản phẩm hoàn lại từ khách hàng
2.1.2. Lập báo cáo tiền khả thi
Đây là giai đoạn vô cùng quan trọng, giúp cho các doanh nghiệp có thể kiểm tra xem
mô hình hệ thống thông tin SCM đã thiết kế có phù hợp với với cơ cấu hoạt động của
công ty hay không, mức độ phù hợp và hiệu quả như thế nào.
** Một số nội dung cơ bản của báo cáo tiền khả thi:
- Phân tích các mục tiêu lớn, tính cấp thiết của dự án
19
- Cơ sở của các phương pháp luận và cách thức triển khai lập báo cáo (xác định
xem báo cáo có thực sự khách quan, khoa học không).
- Phân tích bối cảnh chung của dự án: mô hính tổ chức, thực trạng triển khai và
ứng dụng CNTT trong tác nghiệp, các dự án lớn có thể ảnh hưởng trực tiếp
hoặc gián tiếp đến hệ thống.
- Liệt kê, hệ thống hóa, phân tích các nghiệp vụ trong kinh doanh có thể tác động
nhiều/ ít đến hoạt động của hệ thống trong tương lai.
- Lựa chọn giải pháp dựa trên các tiêu chí: phạm vi địa lí của dự án, các nghiệp
vụ, quy mô người sử dụng (ai là người vận hành , kiểm soát, quản lí hệ thống),
cấu trúc hệ thống (truyền thông, kết nối với đối tác), các yêu cầu khác về phần
cứng và hạ tầng đi kèm.
- Các ràng buộc về nguồn lực

- Đánh giá hệ thống (SWOT)
2.1.3. Đánh giá rủi ro cho SCM
Trong quá trình vận hành SCM, doanh nghiệp có thể gặp rủi ro. Cho nên trược khi
đưa hệ thống vào vận hành, doanh nghiệp cần đánh giá những rủi ro có thể xảy ra.
Trong SCM có nhiều thành phần tham gia, bao gồm bên trong và bên ngoài doanh
nghiệp. Chính vì vậy, để tăng hiệu quả kinh doanh, doanh nghiệp thường tích hợp hệ
thống của mình với các đối tác, nhà cung cấp để chu trình kinh doanh được diễn ra
thông suốt cũng như giúp doanh nghiệp kiểm soát đầu vào, đầu ra được dễ dang. Tuy
nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sử dụng phần mềm ứng dụng giống nhau
nên có thể hệ thống của SCM không thể kết nối được với hệ thống của các doanh
nghiệp, đối tác khác.
2.1.4. Vận hành hệ thống SCM
Sau khi đã phân tích, lựa chọn hệ thống phù hơp, các doanh nghiệp sẽ tiến hành
cài đặt và đưa hệ thống vào hoạt động. Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sẽ
tiến hành kiểm tra độ tương thích của các phần mềm, các thành phần hệ thống để kiểm
tra bất cứ bước nào trong hệ thống hoạt động không hiệu quả để nhanh chóng tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
20
2.2. Quy trình nghiệp vụ của hệ thống SCM
Trong một chuỗi cung ứng các hoạt động diễn ra theo mô hình sau:
Hình 2.1: Bốn quy trình của Hoạt động chuỗi cung ứng
G8G8F8#Z$
Trong khâu hoạch định đòi hỏi một người quản trị SCM phải đảm bảo bốn
nguyên lý cơ bản là mục tiêu, hành động, tài nguyên và thực hiện. Hoạch định là khâu
vô cùng quan trọng, một kế hoạch đề ra nếu không đảm bảo bốn yếu tố mà hoạch định
yêu cầu sẽ là một kế hoạch rất khó thực hiện thành công.
Quy trình này bao gồm tất cả các hoạt động liên quan đến việc hoạch định và lập
kế hoạch cho ba quy trình kia, vì thế có thể nói đây là quy trình quan trọng hàng đầu
trong chuỗi cung ứng, là công việc của những nhà làm nhiệm vụ hoạch định chiến
lược hoạt động và phát triển trong chuỗi cung ứng. Chúng ta sẽ tìm hiểu các hoạt động

cơ bản trong quy trình này.
21
G8F8F8F8d*5&#%WU
- Các dự báo về nhu cầu: chủng loại, số lượng, thời điểm cần hàng đã trở thành nền
tảng cho việc đưa ra các quyết định trong SCM. Chính vì thế Những điều tra này có
ảnh hưởng rất lớn cho định hướng hoạt động của công ty trong nội bộ công ty cũng
như các định hướng hợp tác. Vì chúng ta biết rằng nếu dự báo nhu cầu sai sẽ dẫn
đến việc sản phẩm làm ra không bán được dẫn đến việc công ty có thể phá sản hoặc
trong lúc nhu cầu rất cần thì công ty không đáp ứng hàng đủ gây thất thoát về lợi
nhuận và cơ hội phát triển của công ty.
- Thông thường khi thực hiện công việc dự báo lượng cầu người dự báo thường dựa
vào các biến số sau:
Những biến số dự báo
1. Nguồn cung Số lượng sản phẩm có sẵn
2. Lượng cầu Toàn bộ nhu cầu thị trường về sản phẩm
3. Đặc điểm sản phẩm Những đặc điểm của sản phẩm tác động đến yêu cầu
4. Môi trường cạnh tranh Hành động của các nhà cung cấp sản phẩm trên thị trường
Bảng 2.1. Các biến số dự báo nhu cầu sản phẩm
+ Nguồn cung được quyết định bởi số lượng nhà sản xuất và khoảng thời gian để
sản xuất ra sản phẩm đó. Việc một sản phẩm có thời gian sản xuất ngắn và số
lượng nhà sản xuất nhiều thì càng dễ dàng để đưa ra dự báo cho sản phẩm đó và
ngược lại. Vì thời gian sản xuất ra sản phẩm càng dài và ít nhà sản xuất thì rất
dễ xảy ra bất ổn gây khó khăn cho dự báo.
+ Lượng cầu được dự báo bằng cách dựa vào các biến động trên thị trường và nền
kinh tế, cũng như các chỉ số cơ bản của nền kinh tế như chỉ số tăng trưởng, hay
suy giảm trong từng khoảng thời gian, tính cầu theo mùa được các nhà phân
tích hay dự báo trong chuỗi cung ứng vận dụng để đưa ra những dự báo chính
xác lượng cầu trong từng khoảng thời gian cho SC của họ.
22
+ Đặc điểm sản phẩm: các nhà dự báo dựa vào từng đặc tính riêng, tính thiết yếu

của sản phẩm đến đời sống, tính bảo hòa của sản phẩm trên thị trường, vòng đời
sản phẩm để đưa ra những dự báo nhu cầu của thị trường.
+ Môi trường cạnh tranh ở đây nói đến các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp
vì thế các nhà quản lý SCM phải nghiên cứu các yếu tố như: Thị phẩn của các
công ty cạnh tranh, chiều hướng phát triển, tình hình phát triển của các công ty
đó để đưa ra các dự báo cho riêng mình.
- Các phương pháp thường được sử dụng để dự báo được trình bày trong bảng sau:
Phương pháp dự báo
1. Định tính Dựa trên trực giác hay ý kiến chủ quan của cá nhân
2. Hệ quả Cho rằng nhu cầu có liên quan mật thiết đến những nhân tố nào
3. Chuỗi thời gian Dựa trên mô hình nhu cầu đã có từ trước
4. Mô phỏng Kết hợp phương pháp hệ quả và chuỗi thời gian.
Bảng 2.1. Các phương pháp dự báo nhu cầu
+ Phương pháp định tính được sử dụng trong trường hợp các nhà dự báo phải đưa
ra dự báo nhưng có quá ít số liệu để phân tích. Hoặc cũng có thể dự báo phản
ứng của thị trường với một dòng sản phẩm mới bằng cách dựa vào sự tương
đồng với các dòng sản phẩm khác trên thị trường.
+ Phương pháp hệ quả dựa vào các yếu tố liên quan mật thiết đến đến nhu cầu
trong từng môi trường và trường hợp cụ thể để đưa ra báo cáo.
+ Phương pháp chuỗi thời gian là hình thức dự báo phổ biến nhất, phương pháp
này tin tưởng vào các mô hình đã có từ trước để đưa ra các số liệu dự báo.
Phương pháp này sẽ hiệu quả khi các số liệu trong lịch đáng tinh cậy.
+ Phương pháp mô phỏng là sự kết hợp giữa phương pháp hệ quả và phương
pháp chuỗi thời gian nhằm mục đích mô phỏng hành vi của người tiêu dùng
trong các tình huống khác nhau.
- Thông thường các công ty không sử dụng riêng lẻ một phương pháp để dự báo
mà phải có sự phối hợp linh hoạt các phương pháp với nhau để đưa ra dự báo
23
hiệu quả nhất, đặc biệt sự đòi hỏi tính chính xác trong các dự báo nhu cầu cho
SCM lại đòi hỏi sự vận dụng linh hoạt đó, nhiều nghiên cứu cho thấy rằng việc

vận dụng các dự báo theo từng phương pháp sau đó kết hợp chúng lại với nhau
thường mang tính chính xác cao hơn. Người quản trị SCM cần cân nhắc kĩ
lưỡng trước khi đưa ra dự báo, có sự đánh giá tính hiệu quả của những dự báo
đó để rút kinh nghiệm cho các lần dự báo sau.
* Sau khi đã có những phân tích về lượng cầu trên thị trường, công việc tiếp theo
là phải nghĩ và lập ra một bảng kế hoạch để đánh đáp ứng nhu cầu thị trường.
Giai đoạn này gọi là lập kế hoạch tổng thể. Dựa trên những phân tích kĩ lưỡng
về lượng cầu kế hoạch tổng thể được lặp ra nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách
hàng theo hướng tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Kế hoạch tổng thể trở
thành khung xương sống cho những quyết định ngắn hạn về sản xuất, lưu kho
và phân phối. Việc đưa ra các quyết định sản xuất như quyết định các thông số
như tỉ lệ sản xuất trên tổng công suất vận hành. Những quyết định lưu kho trong
ngắn hạn như xem lượng hàng hóa trong kho đáp ứng được bao nhiêu nhu cầu,
bao nhiêu đơn hàng có thể đáp ứng sau đó và số lượng tồn đọng. Từ đó quyết
đưa ra các quyết định luân chuyển hàng hóa để đáp ứng kịp thời các nhu cầu
nhưng cũng không để tồn đọng quá nhiều.
Để phục vụ cho việc lập kế hoạch tổng thể các công ty thường sử dụng phối hợp các
phương pháp:
+ Sử dụng công suất sản xuất để đáp ứng nhu cầu: Cơ chế hoạt động của
phương pháp này là điều chỉnh tổng công suất sao cho phù hợp với nhu cầu.
Tức là khi nhu cầu cao công ty sẽ tăng cường sản xuất, thuê mướn thêm công
nhân để đáp ứng. Nhưng khi nhu cầu xuống công ty phải xa thải công nhân
sao cho phù hợp với nhu cầu.
+ Tận dụng mức độ biến động của tổng công suất để đáp ứng nhu cầu: Tổng
công suất của công ty chưa khai thác hết tiềm năng chính vì vậy khi nhu cầu
24
thay đổi công ty sẽ tăng cường hay hạ công suất sản xuất bằng cách sắp xếp
thời gian lao động tăng ca của công nhân.
+ Sử dụng hàng tồn và những đơn hàng tồn đọng để đáp ứng nhu cầu: Thực hiện
việt lưu kho một cách thường xuyên trong thời kỳ nhu cầu thấp để đáp ứng

cho các nhu cầu trong thời kỳ nhu cầu tăng lên.
G8F8F8G8S&,6"
Các công ty cùng toàn bộ chuỗi cung ứng có thể sử dụng công cụ giá cả để để tác
động đến nhu cầu trên thị trường với mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận gộp. Các quyết
định kích thích nhu cầu thường được các nhà cung cấp, các nhà hoạch định tài chính
đưa ra khi thị trường trong giai đoạn ế ẩm nhằm:
- Tạo sự tăng trưởng về thị trường: tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm bằng cách
duy trì khách hàng hiện tại và tăng khách hàng mới.
- Tăng trưởng thị phần: lôi kéo khách hàng của mình thay vì của đối thủ cạnh
tranh.
- Đốc thúc khách hành mua sản phẩm trong thời điểm hiện tại
Các quyết định liên quan đến định giá sản phẩm thường có mối quan hệ mật thiết
với cơ cấu chi phí sản xuất ra sản phẩm. Sao cho kích thích được nhu cầu lợi nhuận và
lợi nhuận. Một số chiến lược thường được các công ty sử dụng là giảm giá và khuyến
mại.
G8F8F8e8#Z#%7
- Quản lý lưu kho: Hoạt động lưu kho là vô cùng quan trọng trong một chuỗi cung
ứng nó quyết định sự hoạt động hiệu quả của một chuỗi cung ứng, sao cho lúc nào số
hàng hóa lưu kho cũng đáp ứng đủ nhu cầu khách hàng mà không để nhiều hàng tồn kho
làm tốn chi phí lưu kho cho doanh nghiệp. Có bốn phương pháp lưu kho cơ bản mà các
nhà quản lý hay sử dụng nhất:
+ Lưu kho hàng hóa theo chu kỳ:đáp ứng nhu cầu về sản phẩm giữa các lần đặt
hàng theo lịch trình bình thường.
25
+ Lưu kho hàng hóa theo mùa: Sản xuất và lưu kho dựa theo dự báo về nhu cầu
cho tương lai.
+ Lưu kho hàng hóa chú trọng an toàn: Lượng hàng lưu kho luôn ở một mức mà
nhà quản trị cho là an toàn tức là luôn đáp ứng đủ nhu cầu của người tiêu
dùng và không để dư thừa quá nhiều. Bù đắp cho các biến động về lượng cầu
và các giai đoạn cao điểm đặt hàng.

- Việc tổ chức lưu kho phải dựa trên những phân tích kĩ càng từ khâu đánh giá
lượng cầu để tăng tính an toàn của kế hoạch lưu kho từ đó đem lại hiệu quả hoạt
động cao nhất cho SC.
2.2.2. Tìm kiếm nguồn hàng
Trong hoạt động thu mua các nhà quản lý các công ty sẽ hướng tới việc mua hàng của
những công ty cung cung cấp hàng hóa rẻ hơn với chất lượng như nhau. Việc thu mua
thường trãi qua năm giai đoạn
+ Mua hàng: Mua hàng là những hoạt động thông thường liên quan đến việc mua
những sản phẩm cần có. Một công ty thường mua hai loại hàng là: Nguyên vật liệu
trực tiếp: nguyên liệu, nhiên liệu, Những sản phẩm gián tiếp để phục vụ cho nhu cầu
sửa chữa, bảo trì hệ thống trong quá trình hoạt động.
+ Quản lý việc tiêu thụ: Xác định tổng mức tiêu thụ dự đoán của các địa
điểm khác nhau của công ty để có xu hướng mua hàng kịp thời, hợp lý.
+ Tuyển chọn nhà cung cấp: tìm kiếm các nhà cung cấp đang sở hữu những
sản phẩm mà công ty cần, những nhà cung cấp này phải có đủ năng lực để
cung cấp hàng cho công ty. Bằng việc so sánh mức giá cũng như khả năng
cung cấp của các nhà cung cấp công ty công ty có thể lựa chọn nhà cung
cấp tốt nhất.
+ Thương lượng hợp đồng: Sau khi đã xác định được nhà cung cấp có đủ
năng lực công ty phải đàm phán vợi nhà cung cấp để thống nhất các điều
khoản của hợp đồng.
+ Giám sát thực hiện hợp đồng: khi hợp đồng đã được ký, công ty phải giám
sát nhà cung cấp đề đảm bảo rằng nhà cung cấp phải cung cấp những mặt
hàng đúng với tiêu chuẩn đã nêu trên hợp đồng.

×