Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Bệnh cơ - xương - khớp hay gặp ở tuổi thiếu niên pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.17 KB, 13 trang )

Bệnh cơ - xương - khớp
hay gặp ở tuổi thiếu niên

Thoái hóa xương sụn thường có tiến triển âm ỉ, đau
tại vị trí tổn thương có thể phân chia thành nhiều loại
bệnh khác nhau như bệnh sưng đau lồi củ trước
xương chày, viêm xương sụn bóc tách Để xác định
bệnh, thầy thuốc thường phải dựa vào lâm sàng và
hình ảnh Xquang. Kết quả điều trị lại phụ thuộc vào vị
trí tổn thương và thời điểm phát hiện bệnh sớm hay
muộn.
Bệnh sưng đau lồi củ trước
xương chày
Đây là bệnh hay xảy ra ở trẻ em
dưới 16 tuổi, đặc biệt là nam giới
và những em chơi các môn thể thao như đá bóng, nhảy
cao, nhảy xa hay chạy. Những môn này đòi hỏi cơ tứ đầu
đùi phải vận cơ mạnh và động tác lặp đi lặp lại. Chỗ bám
của gân cơ tứ đầu đùi vào lồi củ trước xương chày bị kích
thích nhiều gây ra tổn thương tại chỗ viêm và sưng đau,
thậm chí đứt gân hay bong xương tại chỗ bám. Triệu
chứng bệnh bao gồm đau tại lồi củ trước ở đầu trên
xương chày, ngay dưới xương bánh chè. Chỗ sưng đau
nhiều, đau lặp đi lặp lại nhiều đợt, nặng lên sau, trong hay
ngay sau các hoạt động gắng sức và đỡ khi nghỉ ngơi.
Đau có thể tồn tại vài tháng hoặc thậm chí chỉ hết khi trẻ
trưởng thành. Khám: ấn tại vị trí dưới xương bánh chè
đau nhiều, hơi sưng, có thể hơi ấm hơn bên lành. Một số
ít trường hợp có thể điểm bám bị giật đứt khỏi xương
chày làm người bệnh đau rất nhiều và hạn chế vận động
các động tác như duỗi chân, động tác đá. Nếu tình trạng


bong điểm bám diễn ra lâu dài có thể dẫn đến bị teo cơ.
Khám khớp gối bình thường. Hình ảnh Xquang tại chỗ
thấy lồi củ trước xương chày hơi lồi ra, có thể có canxi
hóa gân cơ tứ đầu đùi hay mảnh xương nhỏ bong ra khỏi
xương chày.
Về điều trị, cần nghỉ ngơi, tránh các nguyên nhân gây khởi
phát hoặc làm nặng tình trạng bệnh. Khi đau nhiều có thể
dùng thuốc giảm đau paracetamol đơn thuần hoặc thuốc
chống viêm giảm đau không steroid như diclofenac,
meloxicam. Có thể dùng corticoid tiêm tại chỗ nhưng cần
thận trọng, phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa khớp.
Nếu triệu chứng kéo dài dai dẳng cần bất động khớp gối.
Một số ít trường hợp cần phẫu thuật lấy bỏ tổ chức viêm
và xương bị bong, cố định lại điểm bám của gân cơ tứ đầu
đùi mới giải quyết được triệt để bệnh. Một câu hỏi đặt ra là
có nên ngừng hẳn chơi thể thao? Nhìn chung không cần
ngừng tuyệt đối, tuy nhiên nên ngừng chơi một thời gian
những môn thể thao tác động xấu như đá bóng, nhảy cao,
nhảy xa hay chạy khi đang đau nhiều. Nếu vẫn đau dai
dẳng, cần ngừng chơi tất cả các môn. Chườm đá tại chỗ
khoảng 5 phút trước và sau khi chơi thể thao cũng góp
phần giảm đau, giảm viêm. Cần đeo các tấm che gối khi
chơi các môn thể thao như đá bóng để tránh chấn thương
trực tiếp.
Viêm xương sụn bóc tách

Tổn thương trong b
ệnh
Là bệnh trong đó một mảnh sụn
bị bong tách ra khỏi xương rơi

vào trong ổ khớp. Bệnh thường
xảy ra ở nam giới trẻ tuổi, đặc biệt sau chấn thương ở
khớp. Khớp gối là khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất, mặc dù
bệnh có thể gặp ở bất kỳ khớp nào như khuỷu, vai, háng
và khớp cổ chân.
Bệnh nhân thường đau tại khớp tổn thương: là triệu
chứng phổ biến nhất. Nếu bị ở khớp gối thường khởi phát
sau hoạt động thể lực như leo cầu thang, leo núi hoặc
sưng đau lồi củ trư
ớc
xương chày.
chơi thể thao. Kẹt khớp do mảnh sụn bong ra rơi vào giữa
khớp gối gây triệu chứng kẹt cứng khớp ở một vị trí,
không gấp duỗi được như bình thường. Ngoài ra có thể
yếu khớp, giảm biên độ vận động khớp, sưng đau nóng
quanh khớp hiếm gặp. Để chẩn đoán xác định bệnh cần
chụp Xquang. Chụp cắt lớp vi tính cho hình ảnh rõ hơn
chụp Xquang: thấy hình lún xương, mảnh xương sụn bóc
tách một phần hay hoàn toàn. Chụp cộng hưởng từ thấy
hình ảnh phù tủy, kén dưới sụn, mảnh xương sụn bóc
tách.
Điều trị: mục đích duy trì, phục hồi chức năng khớp bị ảnh
hưởng, giảm đau, giảm nguy cơ thoái hóa. Điều trị bảo
tồn, đặc biệt khi phát hiện sớm: cho khớp được nghỉ ngơi,
tránh các hoạt động, vận động đặc biệt như chạy, nhảy.
Có thể cần đi nạng khi đau nhiều. Tập các bài tập vận
động cơ mà không có tính chất ép lên vùng khớp tổn
thương nhằm duy trì, bảo tồn sức cơ, biên độ vận động
khớp. Điều trị phẫu thuật trong trường hợp điều trị bảo tồn
không hiệu quả, đặc biệt khi bong mảnh xương sụn vào

khớp gây triệu chứng kẹt khớp cần lấy bỏ những mảnh đã
rời ra. Đa phần chỉ cần can thiệp nội soi khớp, hiếm khi
cần phẫu thuật mở khớp.
Bệnh Kienbock
Bệnh mang tên Robert Kienbock, một nhà Xquang người
Áo, người đầu tiên mô tả hình ảnh nhuyễn xương ở
xương nguyệt năm 1910. Xương nguyệt là một trong tám
xương nhỏ ở cổ tay. Ngoài các nguyên nhân như đã đề
cập ở trên, tình trạng thiếu máu trong bệnh còn có thể liên
quan đến bất thường ngắn đầu xa của xương trụ dẫn đến
tăng áp lực quá mức lên xương nguyệt. Biểu hiện người
bệnh đau ở cổ tay, thường đau trực tiếp tại vị trí tương
ứng xương nguyệt, có thể kèm sưng nóng tại chỗ, giảm
động tác gấp cổ tay. Chụp Xquang thành 4 giai đoạn theo
Lichtman: giai đoạn 1 có hình ảnh Xquang bình thường;
giai đoạn 2 có xơ hóa đặc xương nguyệt nhưng chưa xẹp;
giai đoạn 3 có vỡ, lún xẹp xương nguyệt nhưng chưa có
thoái hóa khớp cổ tay - quay; giai đoạn 4 có vỡ, lún xẹp
kèm thoái hóa thứ phát khớp cổ tay - quay. Chụp cộng
hưởng từ hay chụp cắt lớp vi tính, chụp xạ hình xương
giúp chẩn đoán sớm bệnh ngay ở giai đoạn mới chỉ thiếu
hụt dòng máu tới xương mà chưa có tổn thương trên
Xquang.
Điều trị bệnh phụ thuộc vào giai đoạn phát hiện: giai đoạn
1 chỉ cần điều trị triệu chứng, chống viêm giảm đau, hạn
chế cử động cổ tay. Trong giai đoạn 2: tái cung cấp máu
cho xương bằng cách ghép xương tự thân. Trong trường
hợp có ngắn xương trụ thì có thể áp dụng kỹ thuật phẫu
thuật làm ngắn xương quay hay làm dài xương trụ nhằm
làm giảm áp lực dòng máu đến xương nguyệt - tăng cấp

máu tại chỗ. Giai đoạn 3, 4: tùy mức độ có thể phẫu thuật
lấy bỏ xương chết, thay thế xương nguyệt bằng đĩa nhân
tạo (titanium hay silicon), phẫu thuật cắt bỏ các xương cổ
tay gồm xương thuyền, nguyệt, tháp thay bằng đĩa nhân
tạo hoặc thậm chí làm đông cứng khớp cổ tay toàn bộ.

×