Tải bản đầy đủ (.pdf) (189 trang)

Bài giảng Lý thuyết tài chính tiền tệ TS. Nguyễn Ngọc Ảnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.74 MB, 189 trang )

LÝ THUYẾT
TÀI CHÍNH – TIỀN TỆ
TS. NGUYỄN NGỌC ẢNH
Phần một:
LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
• 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ TÀI CHÍNH
• 2. TÀI CHÍNH CÔNG
• 3. TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
• 4. CÁC ĐỊNH CHẾ TÀI CHÍNH TRUNG GIAN
• 5. NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
• 6. TÀI CHÍNH QUỐC TẾ
• 7. THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ TÀI CHÍNH
1.1. Sự ra đời và phát triển
• Trong nền KTHH, việc trao đổi HH được tiến hành dễ dàng
thông qua t/ tệ làm trung gian trao đổi. Từ đó, người ta sử dụng
t/tệ với các chức năng cơ bản của nó nhằm PPTSPXH, qua đó
tạo lập và sử dụng các quỹ t/tệ trong nền kinh tế, cho mục đích
t/dùng và đầu tư phát triển KT-XH. Các Qt/tệ này được các tổ
chức KT, tổ chức XH hay cá nhân tạo lập và sử dụng. Các quan
hệ KT đó làm nảy sinh phạm trù tài chính.
• Khi Nhà nước ra đời, với chức năng và quyền lực của mình đã
tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế HH, và đồng
thời mở rộng phạm vi hoạt động tài chính. Mặt khác, để duy trì
h/động của mình, Nhà nước đã tạo lập QNSNN thông quá trình
PPTSPXH dưới hình thức giá trị và xuất hiện p/trù TCNN, Nhà
nước ra đời làm cho h/dộng TC ngày càng phát triển hơn.
1.2. Khái niệm tài chính:
T.chính là hệ thống các quan hệ k.tế phát sinh
trong quá trình phân phối tổng sản phẩm quốc


dân và các nguồn tiền tệ khác trong quá trình
hình thành, sử dụng các quỹ tiền tệ để thực
hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội đã định.
1.3. Chức năng tài chính
1.3.1. Chức năng phân phối
• Phân phối lần đầu : là sự pp tổng SPXH cho các chủ thể tham
gia vào quá trình SXVC và dịch vụ, VD: khấu hao, bù đắp vốn
lưu động, trả lương, BHXH, lãi vay, các quỹ, cổ tức
• Phân phối lại: là quá trình tiếp tục pp những phần thu nhập cơ
bản, những quỹ t/tệ đã được hình thành trong quá trình pp lần
đầu và có p/vi rộng hơn, bao gồm cả lĩnh vực không sxvc và
d/vụ, VD: thuế, tiền gửi NH, sử dụng quỹ BHXH
1.3.2. Chức năng giám đốc
• Kiểm tra các mặt hoạt động tài chính là các hoạt động chủ
quan của con người trong vịêc k/tra quá trình pp để tạo lập và
sử dụng các quỹ t/tệ
• Đề ra những biện pháp cải tiến các hoạt động tài chính.
1.4. Cấu trúc hệ thống tài chính
Tài chính công: Ngân sách Nhà nước
Tài chính doanh nghiệp: Sản xuất, thương
mại, dịch vụ
Tài chính trung gian
Tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã
hội
Tài chính quốc tế
1.5. Vai trò của tài chính:
Công cụ phân phối tổng sản
phẩm quốc dân.
Công cụ quản lý và điều tiết
vó mô nền kinh tế.

2. TÀI CHÍNH CÔNG
2.1. Khái niệm:
• Tài chính công là những hoạt động thu chi tiền tệ
của N.nước nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ
của N.nước trong việc c.cấp dịch vụ công cho xã
hội.
• Tài chính công bao gồm quỹ ngân sách nhà nước
(quan trọng nhất), quỹ BHXH, các quỹ hỗ trợ tài
chính
• Tài chính nhà nước bao gồm tài chính công và tài
chính các doanh nghiệp nhà nước.

2.2. Ngân sách Nhà nước
2.2.1. Khái niệm:
Ngân sách nhà nước là hệ thống quan hệ
kinh tế phát sinh trong quá trình phân phối
các nguồn tài chính của xã hội để tạo lập
và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của nhà
nước nhằm thực hiện các chức năng của
Nhà nước
.
2.2.2. Tổ chức hệ thống NSNN
2.2.2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước
a. Ngân sách trung ương
b. Ngân sách địa phương:
- Ngân sách cấp tỉnh và cấp tương đương
- Ngân sách cấp huyện và cấp tương đương
- Ngân sách cấp xã và cấp tương đương
2.2.2.2. Nguyên tắc quản lý hệ thống ngân sách NN
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo

nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch; có
phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách
nhiệm
2.2.2.3. Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước
• Phân cấp về quyền lực ban hành các chính sách, chế độ,
tiêu chuẩn, định mức tài chính
• Phân cấp về vật chất (xác định các khoản thu và chi cho
các cấp ngân sách)
• Phân cấp về chu trình ngân sách (quan hệ về quản lý
trong chu trình vận động của ngân sách nhà nước)
2.3. Thu Ngân sách Nhà nước
2.3.1. Thu thuế
2.3.1.1. Khái niệm:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của
các thể nhân và pháp nhân được nhà nước
qui định thông qua hệ thống luật pháp,
nhằm đáp ứng nhu cầu chi tiêu của nhà
nước.
• 2.3.1.2. Phân loại thuế
• a. Theo tính chất kinh tế
• - Thuế trực thu:Thuế thu nhập, TN Dnghiệp
• - Thuế gián thu: VAT, Tthụ đặc biệt, XN khẩu
• b. Theo đối tượng đánh thuế
• - Thuế thu từ h.động s.xuất k.doanh và dịch vụ
• - Thuế thu từ hàng hóa
• - Thuế thu từ thu nhập
• - Thuế thu từ tài sản
2.3.1.3. Các yếu tố cơ bản cấu thành luật thuế
a. Tên gọi của thuế
b. Người nộp thuế: cá nhân, doanh nghiệp

c. Đối tượng của thuế: th.nhập, t.sản, d.thu
d. Thuế suất
- Thuế suất cố định tuyệt đối
- Thuế suất tỷ lệ cố định
- Thuế suất lũy tiến: từng phần, toàn phần
e. Giá tính thuế: giá cả t.sản, h.hóa
f. Ưu đãi thuế
• 2.3.1.4. Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam
• a. Thuế giá trị gia tăng
• b. Thuế tiêu thụ đặc biệt
• c. Thuế xuất nhập khẩu
• d. Thuế thu nhập doanh nghiệp
• e. Thuế thu nhập cá nhân
• f. Thuế nhà đất
• g. Thuế sử dụng đất
• h. Thuế chuyển quyền sử dụng đất
• i. Thuế tài nguyên-
2.3.2. Thu phí và lệ phí
• Phí: phí cầu đường
• Lệ phí: môn bài, trước bạ, công chứng…
• 2.3.3. Thu từ hoạt động kinh tế:
• a. Thu lợi nhuận từ các doanh nghiệp nhà nước
• b. Thu từ hoạt động đầu tư góp vốn vào các công ty
liên doanh, công ty cổ phần
• c. Thu hồi vốn của Nhà nước:
• - Từ bán tài sản do bán và cổ phần hóa doanh nghiệp
nhà nước
• - Từ bán tài sản do nhà nước đã cho thuê trước đây
• - Từ sử dụng vốn thuộc nguồn vốn ngân sách NN
• - Từ cho thuê hoặc bán tài nguyên thiên nhiên

2.3.4. Vay nợ và viện trợ của Cphủ
2.3.4.1. Vay nợ của chính phủ
• Vay nợ của chính phủ trong và ngoài
nước để bù đắp thiếu hụt ngân sách, gồm
2 loại: ngắn hạn và trung - dài hạn.
• Các chủ thể tham gia bao gồm: Chính
quyền trung ương, chính quyền địa
phương, các tổ chức kinh tế, các tổ chức
xã hội, dân cư và các chủ thể nước ngoài.
a. Vay nợ trong nước
- H.thức vay: Kho bạc NN phát hành
CKhoán
+ Tín phiếu kho bạc
+ Trái phiếu kho bạc hoặc Trái phiếu
đầu tư
- Phương thức phát hành chứng khoán:
+ Đấu thầu
+ Bảo lãnh phát hành
+ Tiêu thụ qua các đại lý
+ Phát hành trực tiếp-
b. Vay nợ nước ngoài
• Hiệp định vay nợ giữa hai chính phủ
• Hiệp định vay nợ của chính phủ với các định
chế tài chính tiền tệ quốc tế
• Phát hành trái phiếu chính phủ ra nước ngoài
2.3.4.2. Viện trợ của nước ngoài
• Một phần của các nguồn tài trợ phát triển
chính thức của các chính phủ nước ngoài hoặc
các định chế tài chính quốc tế (ODA)
• Các nguồn viện trợ của các tổ chức phi CP…

2.4. Chi Ngân sách Nhà nước
2.4.1. Chi thường xuyên: Chi cho phát triển văn
hóa xã hội và cho nhu cầu quản lý kinh tế xã hội
của N.nước (không sản xuất, cấp phát)
2.4.1.1. Chi sự nghiệp: Chi cho các dịch vụ và hoạt
động xã hội phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã
hội và nâng cao dân trí
a. Chi sự nghiệp kinh tế: Nhằm phục vụ cho yêu
cầu SXKD, quản lý kinh tế xã hội tạo điều kiện
cho các ngành kinh tế hoạt động thuận lợi, gồm:
điều tra cơ bản, định canh định cư
Nội dung chi: lương, phương tiện làm việc-
b. Chi sự nghiệp văn hóa xã hội
• Chi về khoa học và công nghệ: Công trình nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ, lương, ph.tiện làm việc
• Chi về giáo dục, đào tạo: Nhà trẻ, mẫu giáo, phổ thông, đại
học, đào tạo nghề
• Chi về y tế: phòng bệnh, chữa bệnh
• Chi về văn hóa, nghệ thuật, thể thao: bảo tồn, bảo tàng, thư
viện, phát thanh, truyền hình, biểu diễn nghệ thuật, trùng tu
di tích lịch sử, thể dục, thể thao
• Chi về xã hội:
+ Chi bảo đảm xã hội: Thương binh, liệt sĩ, người có công
+ Chi cứu tế xã hội: Thiên tai, phòng chống tệ nạn xã hội,
hỗ trợ BHXH-
2.4.1.2. Chi quản lý nhà nước:
Hoạt động Quốc hội, HĐND các cấp, tòa án,
viện kiểm soát, bộ ngành chính phủ, chính
quyền các cấp, các cơ quan thuộc Đảng các
cấp, tổ chức chính trị xã hội các cấp

2.4.1.3. Chi về quốc phòng, an ninh và trật tự
an toàn XH:
Đời sống quân nhân và công an - đào tạo, huấn
luyện và nghiên cứu K.học - trang thiết bị, vũ
khí - doanh trại, kho tàng, công trình chiến
đấu-
2.4.2. Chi đầu tư phát triển
• Chi đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng
kinh tế xã hội
• Chi đầu tư và hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp nhà
nước
• Chi góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh vào các
doanh nghiệp
• Chi cho quỹ hỗ trợ phát triển
• Chi dự trữ nhà nước
2.4.3. Chi trả nợ của chính phủ
• Chi trả nợ trong nước
• Chi trả nợ nước ngoài
2.5. Cân đối thu chi ngân sách NN
2.5.1. Tổng quát:
• Tổng thu NS = Tổng chi NS : Cân đối NS
• Tổng thu NS < Tổng chi NS : Bội chi NS
(thâm hụt)
• Tổng thu NS > Tổng chi NS : Thặng dư NS

×