Ai dễ bị đột tử do nhồi
máu cơ tim?
Mới 26 tuổi nhưng chị N.T.K.L. (ngụ tại Q.4, TP.HCM) phải
nhập viện cấp cứu vì nhồi máu cơ tim cấp. Chị K.L. là một
trong tổng số gần 170 bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim được
cấp cứu tại Bệnh viện tim Tâm Đức (TP.HCM) từ đầu năm đế
Bác sĩ Thái Minh Thiện - trưởng khoa
hồi sức cấp cứu Bệnh viện tim Tâm
Đức - cho biết như vậy. Theo bác sĩ
Thiện, gần đây số bệnh nhân bị nhồi
máu cơ tim ngày càng nhiều và có
chiều hướng gia tăng ở những người tuổi còn rất trẻ. Nguyên
nhân của nhồi máu cơ tim phần lớn do bệnh nhân bị xơ vữa động
mạch dẫn đến tắc nghẽn mạch vành (máu nuôi tim). Khi mạch
vành bị tắc, bệnh nhân sẽ bị hoại tử vùng cơ tim, có thể dẫn đến
tử vong đột ngột.
Bệnh nhân “trẻ hóa”
T
ập thể dục đều đặn ngăn
nhồi máu cơ tim.
Ngày 30-9 bệnh viện cấp cứu bệnh nhân T.N.V. (35 tuổi, ngụ
TP.HCM) bị nhồi máu cơ tim cấp. Bệnh nhân có tiền sử tăng
huyết áp khi mới 30 tuổi. Trước nhập viện 20 ngày, anh V. bị
nặng ngực trái, khó thở, vã mồ hôi kéo dài trên một tiếng. Bệnh
nhân nhập viện tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương với chẩn đoán
nhồi máu cơ tim cấp. Do bị viêm phế quản và nhiễm trùng tiểu
nên bệnh nhân chưa chụp mạch vành được. Trước khi đến Bệnh
viện tim Tâm Đức bốn ngày, bệnh nhân lại xuất hiện cơn đau
ngực trở lại kèm khó thở, vã mồ hôi kéo dài hơn một tiếng.
Trước đó một tuần, bệnh viện cũng tiếp nhận bệnh nhân T.P.T.
(35 tuổi, ngụ tại Kiên Giang) vì đau thắt ngực. Nửa tháng trước
khi đến Bệnh viện tim Tâm Đức, bệnh nhân đang ăn cơm thì đột
ngột đau thắt ngực trái kèm vã mồ hôi, khó thở phải đi cấp cứu ở
Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang và được chẩn đoán nhồi máu cơ
tim cấp. Xuất viện về nhà hai ngày, bệnh nhân tái phát nặng
ngực, đau thắt ngực trái thường xuyên hơn. Trong lúc đang ngồi
chờ khám bệnh tại Bệnh viện tim Tâm Đức, bệnh nhân lại xuất
hiện cơn nặng ngực, đau nhói từng điểm
Đặc biệt, trong tháng 5 vừa qua bệnh viện tiếp nhận cấp cứu
bệnh nhân N.T.K.L. (26 tuổi, Q.4, TP.HCM) bị nhồi máu cơ tim
cấp (bệnh nhân có tiền sử viêm mạch máu). Ngày 19-5, bệnh
viện cũng cấp cứu bệnh nhân N.A., 40 tuổi. Theo bệnh nhân,
trước khi nhập viện nửa ngày, đang ngồi uống bia thì đột nhiên
đau dọc 1/3 dưới xương ức kèm vã mồ hôi nhiều. Sau đó, bệnh
nhân đau ngực âm ỉ, có cảm giác khó chịu Bệnh nhân có tiền
sử mỗi ngày hút một gói thuốc lá.
Quẳng stress đi và vui sống
Theo bác sĩ Thiện, bốn yếu tố nguy cơ chính gây nhồi máu cơ tim
cấp là tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid,
hút thuốc lá. Những nguyên nhân này ngày càng xuất hiện nhiều
ở người trẻ tuổi dẫn đến số người dưới 40 tuổi bị nhồi máu cơ tim
ngày càng nhiều.
Trước đây, bệnh nhân bị đái tháo đường type 2 thường xuất hiện
ở độ tuổi từ 40 trở lên, nhưng hiện nay nhiều người bị đái tháo
đường type 2 dưới 30 tuổi. Vì đái tháo đường type 2 là yếu tố
nguy cơ chính của bệnh mạch vành, do đó tần suất xuất hiện
nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi có đái tháo đường ngày càng
tăng. Cuộc sống với nhiều áp lực, căng thẳng, stress, không có
thời gian nghỉ ngơi dễ làm nhiều bạn trẻ tăng huyết áp, dẫn đến
nhồi máu cơ tim sớm. Chế độ làm việc kiểu công nghiệp cũng
khiến nhiều người có thói quen ăn nhanh, ăn nhiều dầu mỡ, ít
vận động dẫn đến tình trạng dễ bị rối loạn chuyển hóa lipid, rồi
giới trẻ hút thuốc lá ngày càng nhiều cũng là những yếu tố nguy
cơ dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Một câu hỏi đang được nhiều bạn trẻ quan tâm là công việc hằng
ngày có làm bệnh trầm trọng hơn hoặc đột tử bất ngờ do nhồi
máu cơ tim? Câu trả lời là có với những trường hợp bệnh nhân
có sẵn bệnh lý mạch vành và phải làm việc trong môi trường áp
lực, quá stress. Theo bác sĩ Thiện, để tránh nguy cơ đột tử,
người bệnh phải sắp xếp làm công việc nhẹ nhàng hơn, giảm
stress và cố gắng tập thể dục. Việc tập thể dục chỉ đơn giản là đi
bộ thong thả mỗi ngày 45-60 phút, mỗi tuần tối thiếu năm ngày.
Những tác động về tâm lý tình cảm có thể gây kích thích cơn đột
tử do nhồi máu cơ tim ở những người có sẵn bệnh lý tim mạch.
Theo bác sĩ Thiện, khi bệnh nhân tức giận, buồn phiền thì cơ thể
xảy ra phản ứng tự nhiên là tăng tiết catecholamine trong máu
lên. Catecholamine tăng sẽ làm tăng nhịp tim, làm tăng sức co
bóp cơ tim và làm tăng co mạch. Trong co mạch có co mạch
vành. Nếu bệnh nhân đã có bệnh mạch vành hẹp mà bị co thêm
sẽ gián tiếp gây nhồi máu cơ tim. Đây cũng là yếu tố giống như
huyết khối gây tắc mạch vành, làm đột tử.