Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Phù phổi vì người nhà tự chỉnh tốc độ dịch truyền pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.61 KB, 9 trang )

Phù phổi vì người nhà tự chỉnh tốc
độ dịch truyền

Bà L.T.T. 65 tuổi, là người “nghiện” truyền dịch, hễ
thấy trong người mệt mỏi, ăn uống kém là đến phòng
mạch bác sĩ (BS) tư xin truyền dịch. Ngày 12/10, bà T.
bị nhiễm trùng tiểu - viêm dạ dày phải vào bệnh viện
(BV) điều trị. Tại đây, bà T. xin được truyền dịch cho
“khỏe”. Các BS đánh giá: bà có thể ăn uống được,
không bị rối loạn điện giải nên không cho bà truyền
dịch. Nhưng vì bà T. lại là người quen của một đồng
nghiệp trong BV, cho nên các BS bất đắc dĩ phải cho
truyền dịch.
Bệnh nhân (BN) xin truyền 2
chai/ngày, chai muối và chai
đường. Sau khi đánh giá tình
trạng tim mạch, phổi, thận của bà
T., BS thận trọng cho truyền mỗi
chai với tốc độ 20 giọt/phút, và

T
ốc độ truyền dịch phải
theo đúng chỉ đ
ịnh của
bác sĩ.
dặn dò người nhà không được tự ý chỉnh dịch truyền.
Ngày đầu truyền dịch, bà T. vẫn bình thường. Sang ngày
thứ 2 thì bà T. bỗng đột ngột lên cơn khó thở, mệt nhiều,
đang nằm đầu ngang phải ngồi dậy thở. Người nhà tức
tốc gọi BS đến phòng bệnh gấp. Khi BS đến thấy BN có
biểu hiện phù phổi cấp liền kiểm tra dịch truyền, hóa ra


dịch truyền đang chảy với tốc độ nhanh 100 giọt/phút. Với
tốc độ này thì chỉ cần 1,7 giờ là truyền hết 1 chai 500ml.
Các BS tiến hành cấp cứu tích cực, ngưng ngay dịch
truyền (chỉ còn khoảng 50ml trong chai), cho bà nằm đầu
cao, thở oxy, chích lợi tiểu. Sau 2 giờ thì bà T. hết khó
thở, bớt mệt. 2 ngày sau, tình trạng BN đã ổn định. Hỏi kỹ
người nhà thì được biết, bà T. thường hay kêu con gái
của mình chỉnh dịch truyền cho chảy nhanh lên, chảy đến
khi còn nửa chai thì chỉnh chậm lại để tránh y tá để ý.
Nhiều lần trước, BN cũng cho chỉnh như vậy, thấy không
có sao cả. Nhưng lần này, đến khi người con trai chỉnh
dịch truyền cho BN, vì sơ ý để dịch truyền quá nhanh và
bận gọi điện thoại nên chai dịch sắp hết mà không biết,
đến khi bà T. than khó thở thì mới ngưng gọi điện, chạy
đến phòng BS gọi cấp cứu.
Mặc dù tình trạng tim, phổi, thận của bà T. còn tốt nhưng
nếu truyền dịch quá nhiều hay quá nhanh cũng có thể tạo
ra biến chứng ứ nước nhanh ngoài tế bào, gây ra phù
phổi cấp. Do đó, việc truyền dịch cần có chỉ định của BS,
khi được truyền dịch, không được phép tự ý chỉnh tốc độ
dịch truyền theo ý mình, vì nếu chỉnh quá nhanh, hậu quả
sẽ đáng tiếc nếu không được phát hiện kịp thời.
Chỉ định truyền dịch
Các loại dịch truyền gồm: đạm, mỡ, muối, đường, các
chất điện giải, đạm hoa quả, huyết tương tươi, dung dịch
chứa albumin, dextran…
Dịch truyền có tác dụng nâng huyết áp cơ thể, để cân
bằng các chất điện giải có trong máu khi BN bị mất máu,
mất nước do chấn thương, tai nạn, do phẫu thuật, do tiêu
chảy, nôn mửa kéo dài, do bị bỏng, do bị mất nhiều mồ

hôi trong điều kiện quá nóng bức, để nuôi ăn trong trường
hợp BN không thể ăn hoặc hấp thu các chất dinh dưỡng
qua đường tiêu hóa. Việc bù đường, muối và các chất
điện giải chỉ nên tiến hành khi hàm lượng những chất này
trong máu thấp hơn mức cho phép.
Truyền dịch có gặp nguy hiểm không?
Ngay cả khi truyền dịch đúng chỉ định, BN vẫn có thể gặp
một số nguy hiểm trong quá trình truyền: chỗ tiêm bị phù,
đau sưng, viêm tĩnh mạch, rét run, mặt tái nhợt, vã mồ
hôi, khó thở, đau ngực…
Nguy hiểm nhất là sốc do dịch truyền. Khi sử dụng dịch
truyền để truyền cho BN trong bất cứ trường hợp nào
cũng cần phải lưu ý nguy cơ BN có thể bị sốc. Sốc có thể
xảy ra tức thì, trong hoặc ngay sau khi tiêm. Biểu hiện là
BN bắt đầu thấy rét run đột ngột, sốt, nhiệt độ cơ thể có
thể lên 39 – 40oC hoặc cao hơn, mạch nhanh, vã mồ hôi,
chân tay lạnh, huyết áp tụt, khó thở, nhịp thở nhanh và
nông, BN lo lắng bồn chồn, vật vã… Nếu không xử trí kịp
thời, BN có thể sẽ bị tử vong. Nguyên nhân gây sốc có thể
do chất lượng thuốc hoặc do dụng cụ tiêm truyền không
đảm bảo vô trùng, tốc độ truyền quá nhanh, đôi khi do cơ
địa BN mẫn cảm hoặc dị ứng thuốc.
Tiếp đến là phù phổi cấp do truyền dịch rất nhanh hay
truyền rất nhiều dịch. Có thể xảy ra ở người hoàn toàn
bình thường, nhưng thường gặp ở BN lớn tuổi, có độ lọc
thận yếu, có bệnh tim mạch, có bệnh phổi.
Không nên lạm dụng tiêm truyền với các mục đích không
do nhu cầu chữa bệnh. Khi được BS chỉ định truyền dịch,
thì không được tự ý chỉnh tốc độ dịch truyền. Những
trường hợp tự mua dịch truyền với mục đích nâng cao

sức khỏe hay làm đẹp da cần phải hỏi ý kiến của BS.

×