Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Thơ võ Bình Định, nguồn thơ ca bị quên lãng - Lê Đẩu potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.09 KB, 11 trang )

Thơ võ Bình Định, nguồn thơ ca bị quên
lãng - Lê Đẩu
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam có trên 4000 năm văn hiến gìn và giữ
nước. Trải qua biết bao thời đại anh hùng nào là Lê, Lý, Trần, Nguyễn nhưng
thời đại mà tôi yêu thích nhất là nhà Tây Sơn. Cái thời mà theo quan niệm tôi:
Ðất nước có một nền văn học rực rỡ, có một nền chữ viết đặc biệt – chữ Nôm;
và cũng là thời chiến tranh chống ngoại xâm oai hùng nhất. Ðã là người Việt,
không ai không tự hào về lịch sử thời Tây Sơn, cái thời đã sinh ra vị anh hùng
bất tử: Quang Trung - Nguyễn Huệ, cái thời đã đưa dân tộc chúng ta lên đỉnh
cao, làm cho các nước láng giềng khiếp phục. Nhưng đặc biệt nhất của thời này
là nền văn học chữ Nôm ra đời, tạo nên một dòng thơ ca mang sắc thái riêng
biệt đầu tiên của người Việt Nam. Trong nguồn thơ ca ấy có một "mảng" rất
đặc biệt, đó là nguồn thơ ca trong võ thuật, còn gọi là Thơ Võ. Nhưng đáng tiếc
thay nhà Tây Sơn quá ngắn, nhà Nguyễn lên cầm quyền, họ trả thù bằng cách
hủy bỏ tất cả những gì mang dấu tích cũ. Dòng họ, con cháu nhà Tây Sơn phải
lẩn trốn khắp nơi, do đó cái nguồn thơ này bị tản mạn và được lưu truyền một
cách âm thầm, bí mật lan tỏa trong dân gian. Chính vì vậy mà hôm nay tôi
muốn đem cái sở học từ vị võ sư của tôi đã truyền lại và xin viết lên đây một
vài điều đã biết và học được về thơ võ Tây Sơn này.
Thế nào là nguồn thơ ca trong võ thuật? Nói đến thơ ca việt Nam là phải
nghĩ ngay đến ca dao. Ca dao là cội nguồn của dân tộc, khởi đầu từ tục ngữ,
phong dao, nó mang tính thơ, nhạc và hồn người, hồn nước. Ca dao là của riêng
của người Việt nam, bởi lẽ người Việt Nam chúng ta, ngay từ thủa nằm nôi đã
gắn bó ít nhiều với thể thơ này. Ngày nay trong kho tàng văn hóa, ca dao đã dàn
trải qua ba miền đất nước, chữ nghĩa ca dao được lưu truyền qua mọi nghệ thuật.
Thể thơ lục bát đã dành được một vị trí cao trong văn học, nghệ thuật Việt Nam,
tiêu biểu là truyện Kiều của cụ Nguyễn Du.
Trong cái nguồn thơ ca vô tận ấy, có một "mảng" bị lãng quên hay nói
thẳng ra là đã bị mai một. Cái mảng thơ ca này rất đặc biệt, đó là thơ ca trong
võ thuật gọi là "Thơ Võ". Vậy thế nào là thơ võ?
Cổ nhân ta sau những năm tháng chinh chiến, đã học hỏi và đúc kết biết


bao nhiêu là kinh nghiệm, thì trong những ngày tháng thanh bình, quây quần
với nhau mới đem những kinh nghiệm ấy ra mà phân tích, rút tỉa cái cốt lõi
truyền lại cho con cháu về sau. Sau khi "chiết" chiêu, phân thế võ, chỉ rõ các
đòn, thế đánh sanh tử, họ xếp lại thành một bài võ, rồi dùng thơ ca, diễn tả các
thế võ ấy một cách hào hùng, hợp với vóc dáng, nhân cách, triết lý của con
người nghệ sĩ Việt Nam:
Những khi ngày rỗi việc nhàn
Kiếm làm một "thảo” luận bàn ngâm nga
Hoặc:
Nay trăm đường thế biến ra
Kiếm làm một "thảo" ngâm nga để truyền.
Truyền là truyền cái tâm đắc, sở học, truyền cái cốt lõi một đời người. Từ
đó các bài thơ võ Hán Nôm ra đời, phép nêm vận rất là chặt chẽ, theo luật
Ðường thi. Ðủ các khổ: Tứ tuyệt, ngũ ngôn, song thất lục bát Nhưng đặc biệt
là các bài phú võ, hoàn toàn làm theo thể lục bát, là nguồn thơ của người Việt
Nam. Bài phú võ là một bài vè gồm các câu 6 câu 8, phép nêm vận, luật bằng
trắc mang đầy tính nhạc và thơ, khi ngâm lên thể hiện được sự hào hùng, lãng
đãng cái tính chất của ngàn xưa của Tay Quyền, Ngọn Roi trong chiến trận,
mang lại sự hưng phấn diệu kỳ.
Nay xin đơn cử hai bài thơ võ sau đây để nêu rõ tính chất nghệ thuật của
nguồn thơ này. Gồm một bài thơ thảo bộ "Ðồng Nhi" và một bài thảo roi "Thái
Sơn".
Thảo bộ là bài tập về tay không, và thảo roi là bài tập với cây gậy, cây
côn. Roi là tiếng Nôm, mà Côn là tiếng Hán; cũng như thảo là tiếng Nôm mà
quyền là tiếng Hán. Từ "Thảo" trong cổ thư là một thể viết chữ Hán (lệ, chân,
triện, thảo) viết rất nhanh, rất nghệ thuật mà ngày nay thường gọi là lối viết bay
bướm, lả lướt: "Thảo thư". Trong nét "thảo" là nét vẽ, nét hoa. Do đó khi luyện
tập một bài thảo, tức là tập một bài võ ta, chúng ta có thể hình dung đó là một
bài võ hài hòa, uyển chuyển, nhanh nhẹn, linh hoạt, đẹp đẽ; khác với võ Tàu và
các môn võ khác trên thế giới.

Thảo Bộ Ðồng Nhi
(Ðứa trẻ thần đồng)
- Thiệu võ
- Bái tổ
Chấp thử lập Ðồng Nhi
Khuynh thân bạt thủ chi
Tiền tấn du luân thích
Ðình bộ lập song phi
Ðại Bàng lai thối bộ
"Tiên cô" tấn đả chi
"Thái Hòa" hoành quá hải
"Ðồng Tân" thối đả chi
Nhị thủ giai trụ thích
Lưỡng túc nghịch song phi
Bạch xà lai ngọa địa
Hồi đầu tấn thích chi
Ðầu thân giai đả thối
Tróc túc ác hổ tùy
Chuyển luân khinh thoái bộ
Nhứt hộ thủ môn kỳ
Hồi đầu bái Tổ Sư.

Chuyển thành tiếng Việt:
- Phú (ca dao)
Vào đường Bái Tổ trước tiên
Chấp tay đứng trụ lập liền Ðồng Nhi
Nghiêng mình bạt thủ một khi
Bước tới tay phải tức thì đâm lên
Dừng chân bay lập hai bên
Ðại bàng lui bước từ trên bay về

"Hà Tiên Cô" bước đánh liền
"Thái Hoà" qua biển cũng lìa cung mây
"Ðồng Tân" lùi đấm xuống ngay
Hai tay cứng chắc đâm ngay tức thì
Hai chân đá nghịch như phi
Bạch xà trở lại nằm lì đất thiêng
Quay đầu tiến tới đâm liền
Ném mình quay lại mặt tiền đấm theo
Ðuổi theo cọp dữ khóa chân
Nhẹ nhàng lùi bước bánh xe xoay vần
Một mình cọp dữ ải quan
Trở về bái tổ là đường xưa nay.
Qua bài thơ trên chúng ta thấy Thiệu thơ là thể thơ ngũ ngôn. Phép nêm
vận, luật bằng trắc rất đúng, và bài phú là bài vè, với những câu sáu câu tám
theo thể lục bát ca dao Việt Nam. Bài phú võ giảng giải ý nghĩa của bài Thiệu
thơ. Qua bài phú, các động tác đều là những thế võ được gói ghém diễn tả ý
nghĩa trong câu. Các từ Hà Tiên Cô, Thái Hòa, Ðồng Tân là tên các vị tiên
trong "Bát Tiên", điển tích của Trung quốc. Các danh từ riêng này được giữ
nguyên vì nó là điển tích của văn học. Ðể cảm nhận cái thú vị này, chúng ta tiếp
tục xem bài thảo roi sau đây: Roi Thái Sơn. Bài này gồm hai bài Thiệu thơ (một
bài chữ Hán, một bài chữ Nôm) và một bài phú (bài chữ Hán không ghi ra đây
mà chỉ ghi hai bài sau)
- Thiệu Thơ: Roi Thái Sơn
- Bái Tổ
Thái Sơn đích thủy địa Sa liên
Thượng bổng kỳ lân quá Bạch viên
Quí kỳ độc giác Trung bình hạ
Thượng thích đài đăng tấn thừa thiên
Hồi đầu trực chỉ liên tam thích
"Ðồng Tân" thuận thế phá giang biên

Tẩu thố tồn sơn hoành phá kiếm
Linh miêu mai phục tấn thích ngưu
Thừa Châu bố địa loan côn thích
Hồi tiền kim kê đả trung lan
Si phong sậu võ ngưu khai giác
"Triệu Tử" đoạt thuyền giá mã an
Hồi đầu bái Tổ Sư.

Phú: Roi Thái Sơn
Tay cầm roi đản khai trương
Vọng tiền bái tổ là đường xưa nay
Diện tiền thế ấy rất hay
Thái sơn đích thủy, côn này đổ nghiêng
Ðại xa phục thổ chẳng hiền
Kỳ lân phản ứng ngựa liền cao bay
Hoành roi một bước lướt vào
Quí kỳ Ðộc giác trực giao diện tiền
Côn trùng tất thích trung thiên
Hồi đầu trực chỉ diện tiền tam giao
"Ðồng Tân" xuất thế anh hào
Giang biên phá trận xông vào tiền môn
Hoành sơn thỏ chạy dập dồn
Phục châu Hạ địa vươn côn đảo trừ
Linh miêu núp dưới bóng người
Chờ trân vùng dậy ngựa chuồi tới đâm
Thừa châu côn nọ tay cầm
Biến thiên Bố địa mà đâm diện tiền
Lui về giữ thế trung kiên
Ðề côn đả kích phá yên trận đồ
Gió rung lá rung ồ ồ

Sừng trâu mở rộng côn đồ chiến chinh
Thuyền rồng giữa biển linh đinh
Mã yên "Triệu Tử" đoạt thuyền thành công.
Qua bài Roi Thái Sơn về Thiệu thơ chỉ có 12 câu, riêng bài phú có 24 câu.
Cứ hai câu phú thì giảng ý một câu Thiệu. Khi đọc hoặc ngâm nga lên, ta thấy
bàng bạc cái cảnh hào hùng trong chiến trận. Tính chất văn học và điển tích rất
là phong phú. Ví dụ như hai câu:
Si phong sậu võ ngưu khai giác
"Triệu Tử" đoạt thuyền giá mã an
(Nếu hiểu nghĩa si phong: ngọn gió dữ; sậu võ: lá buôn; ngưu khai giác: trâu
mở sừng; Triệu Tử: danh tướng trong Tam Quốc chí; đoạt thuyền: tích cứu Ấu
chúa lần thứ hai bên Tôn Ngô). Nhưng khi đi vào thơ thì thật tuyệt, cổ nhân đã
dịch ý như thế này:
Gió rung lá rung ồ ồ
Sừng trâu mở rộng côn đồ chiến chinh
Thuyền rồng giữa biển linh đinh
Mã yên "Triệu Tử" đoạt thuyền thành công.
Một cây roi được múa lên hào hùng như ở trận Tương Dương Trường
Bản. Mà ở đây, một cây roi khéo léo uyển chuyển của danh tướng Triệu Tử
Long trên thuyền chật hẹp. Hai đường roi ở hai trận chiến khác nhau xa. Cái
khác biệt này chính là "cái ta" của người Việt Nam. Các danh từ như núi Thái
Sơn, Ðồng Tân, Triệu Tử là những điển tích văn học Trung quốc. Nhưng dù sao
đi nữa, nền văn hóa nước ta vẫn còn mang sắc thái này. Nhưng dùng nó trong
thơ ca võ thuật cốt để khắc sâu các đòn thế, tạo được nét hào hùng khi nghĩ về
chúng. Ðặc biệt là khi ngâm nga cùng lúc với diễn tập. Ðộng tác hòa hợp với
lời thơ thi vị vô cùng.
Như vậy qua hai bài thơ võ trên, chúng ta có thể mường tượng được về
mục đích, ý nghĩa của nguồn thơ này. Nguồn thơ võ học thời Tây Sơn với quan
niệm văn võ tương hòa:
Văn thiếu võ, văn thành nhu nhược

Võ thiếu văn, võ trở bạo tàn
Võ văn hai chữ tương quan
Lục thao, tam lược đứng hàng Hùng Anh.
Và với quan niệm "khử vu tồn thanh" nhà Tây Sơn đã sáng lập nên một
nền binh bị hùng mạnh, từ nghệ thuật chiến đấu cá nhân cho đến chiến thuật
quân sự đoàn ngũ. Trong quyển "Tây Sơn Bí Kíp" của tướng Nguyễn Trung
Như (một vị quan dưới thời Tây Sơn) có bài "Nghiêm Thương" của vua Quang
Trung, bài Song Phục Kiếm của bà Bùi Thị Xuân và riêng Nguyễn Lữ có bài
"Thảo Hùng Kê" rất là đặc sắc.
Nguyễn Lữ là một trong ba anh em nhà Tây Sơn. Một ngày nọ, và xuân
trong dịp lễ hội Tết Việt Nam, theo truyền thống dân gian thường hay tổ chức
"chọi gà". Ông đã quan sát thấy một con gà nhỏ mà đã đá thắng một con gà lớn
bằng mưu kế và sự khôn ngoan của mình. Ông đã sáng tạo ra bài "Hùng Kê",
tiêu biểu cho con người Việt Nam với các đức tính sau:
Con kê (gà) có dáng đi đẹp, chân có hai cựa, đó là tướng võ
Nhưng trên đầu lại mang một cái mào (mũ) đó là tướng văn
Thấy kẻ địch (dù to lớn) không bao giờ khiếp sợ, đó là đức Dũng
Trong chiến đấu quyền biến và khôn ngoan, đó là đức Trí
Khi gặp mồi (thức ăn) không ăn ngay mà túc túc gọi đàn, đó là đức Nhân.
Và đây là bài Thiệu "Hùng Kê". Bài này không có phú mà theo ý tôi là một bài
thơ rất tâm đắc, vừa có tính văn học nghệ thuật cao, lồng chứa cả triết lý và cốt
lõi của võ học Việt Nam chúng ta.
Thảo Hùng Kê:
- Bái Tổ
Lưỡng kê giao nạp thể tranh hùng
Song túc tề phi trảo thượng xung
Trấn ải kim thương như bạch hổ
Thủ quan ngân kiếm tựa thanh long
Xuyên cung độc tiễn tăng ư trác
Hồi thủ đơn câu thủ tứ hung

Thiểu tẩu, dược trâm thiên sở tá
Nhu, cương, cường, nhược tận kỳ trung
- Hồi đầu bái tổ.
Dịch nghĩa:
Hai con gà giao đấu, bắt đầu tranh hơn thua
Ðôi chân cùng nhảy, móng vuốt bung ra
Giữ ải với cây thương vàng, uy dũng như cọp trắng
Giữ cửa quan với kiếm bạc, uyển chuyển tựa rồng xanh
Mũi tên bắn ra, nhờ mỏ mổ liền
Quay đầu về đuôi một cựa ra giữ bốn bên
Giả chạy phóng trâm, Trời đã dạy
Mềm, cứng, Mạnh, Yếu, đem ra hết.
Qua bài thơ trên, cũng viết theo thể Ðường thi, đặc biệt trong bài này có
phép đối chữ, đối câu với đối ý thật là tuyệt. Hầu hết các bài thơ võ trong nguồn
thơ này đều có phép đối ý. Ở hai câu (3 và 4) chúng ta đọc lên, nghiền ngẫm
mới cảm nhận được, hay câu kết (7 và 8). Hiểu được ý của người xưa, đó mới là
điều thú vị. "Mềm, cứng, mạnh, yếu đều đem hết ra dùng. Cái "chủ ý" trong bài
là lồng chứa tất cả cốt lõi của nền Võ trận Việt Nam, một nguyên lý khoa học
võ thuật, một nghệ thuật chiến đấu mà nhà Tây Sơn đã có công sáng tạo dựa
trên nguyên tắc: Thấp có thể tranh Cao; Nhỏ có thể đánh Lớn; Yếu có thể đánh
Mạnh; Gần có thể đánh Xa mà vẫn có thể chiến thắng địch thủ một các dễ dàng.
Tóm lại, nguồn thơ ca này tưởng đã bị mai một theo thời gian, không ngờ,
ngày nay truy tìm nó vẫn còn được lưu truyền tản mạn khắp đất nước. Nó rất là
quý báu cho những nhà, những người luyện võ để nhớ lại những thế võ ngày
xưa (vì lúc đó chưa có băng hình để lưu giữ). Nó cũng không được lưu giữ bằng
văn tự mà phần nhiều chỉ được truyền khẩu. Người viết bài này đã may mắn thu
nhặt được khoảng 50 bài thơ võ đủ các thể loại trong phạm vi 6 tỉnh nhân một
chuyến đi Bình Ðịnh, và cũng đã hân hạnh xem một tập thơ võ, di bút của một
võ sư tên tuổi lúc bấy giờ đã ghi chép lại trên 80 bài thơ phú của nguồn thơ ca
này.

Nay, tôi xin được đơn cử đôi bài giới thiệu đến mọi người yêu võ thuật
mà từ trước đến nay chưa thấy ai nhắc đến để may ra cứu vớt , phục hồi một
nguồn Thơ Võ Tây Sơn đã một thời vang bóng.
Nha Trang, quê tôi, nơi đã lưu giữ một phần nguồn thơ này - nơi mà tôi
có được "tình yêu" và cuộc sống.
Viết tại Arlington tháng 10, 1999
LÊ ÐẨU
Ðặc san QUANG TRUNG & TÂY SƠN Xuân Canh Thìn 2000

LỜI NGƯỜI BIÊN TẬP
Xin chân thành cảm ơn tác giả Lê Đẩu đã cung cấp cho đàn hậu sinh
Bình Định những thông tin quý giá trên. Tuy nhiên, theo chỗ tôi được biết bài
“roi” “Thái Sơn” ở Bình Định hiện đang lưu truyền có khác biệt đôi chút.
Chúng tôi, đàn hậu học không dám “múa rìu qua mắt thợ”, nhưng để rộng mở
và cung cấp chút ít thông tin cho độc giả gần xa và cho thế hệ “đàn em” của
Bình Định trong mai hậu, chúng tôi xin mạo muội ghi lại nơi đây một bài “roi”
“Thái Sơn” tương tự khác. Bài “roi” này được chúng tôi “góp nhặt khẩu truyền”
từ võ sư Hà Trọng Sơn - người được mệnh danh là “Con Hùm xám miền
Trung”, võ sư Đoàn Quý - người bạn thân của Cha tôi, cố võ sư Kis Anh Quân
– người Thầy dạy võ đầu đời của tôi.
Bài “roi Thái Sơn” như sau:
“Thái Sơn đích thủy địa Sà liên
Tượng bổng, kỳ lân thoái bạch quyên
Qui kỳ độc giác trung bình hạ
Thượng thích đài đăng trấn trung thiên
Hồi đầu trực chỉ liên tam thích
Ðồng Tân xuất thế phá giang biên
Tẩu thố thôi sơn hoành phá kiếm
Linh miêu mai phục tấn thíết ngưu
Thừa Châu bố địa lang côn thích

Hồi tiểu kim kê đả trung lang
Si phong sậu võ ngưu khai giác
Triệu Tử thừa truyền giá mã an
Vọng bái Tổ sư lập nhi truyền”
Chúng tôi cũng xin mạo muội nói lên ý nghĩa về bài “roi” trên như sau:
Bài roi Thái Sơn dùng thế đánh nhìn kỹ vào đối phương, dùng sức mạnh tinh
thần uy hiếp đối thủ, có những lúc hùng dũng như “Lân” như “Tượng”, đôi khi
nhút nhát, giả vờ như “thua cuộc” như “Thố” (thỏ) như “Miêu” (mèo). Đánh
trong chớp nhoáng, uyển chuyển, nhẹ nhàng, dùng trí nhiều hơn dùng sức.
Đôi nét “phân thế”:
- “Tượng bổng, kỳ lân thoái bạch quyên, qui kỳ độc giác trung bình hạ,
thượng thích đài đăng trấn trung thiên, hồi đầu trực chỉ liên tam thích” là
thế đánh nhu và bất ngờ phản công, đánh trong tư thế như voi, kỳ lân lúc lui
vào rừng, để rồi nhanh chóng quay lại “đả” vào điểm yếu của đối thủ và
phòng thủ ở “khoảng giữa”; sau đó, nhắm vào “phần trên” của đối phương,
đâm (thích) nhanh, mạnh, chính xác 3 lần liên tiếp nhằm “hạ gục đối thủ”.
- “Tẩu thố thôi sơn hoành phá kiếm, linh miêu mai phục tấn thíết ngưu”
là thế đánh mưu trí, vừa nhu vừa cương như thỏ giả vờ bỏ chạy, để rồi bất
ngờ quay lại “phá kiếm”, tức làm “vô hiệu hoá” đòn roi của đối phương; và
“gập mình” như “linh miêu” đang trong tư thế “mai phục” và chuẩn bị tấn
công “thiết ngưu” (đây là thế phòng thủ). Để đánh được thế này võ sinh phải
uyển chuyển, nhẹ nhàng và dẻo dai trong sự dày công luyện tập.
- “Thừa Châu bố địa lang côn thích, hồi tiểu kim kê đả trung lang, si
phong sậu võ ngưu khai giác” là thế đánh cương, đánh “hùng”, đánh từ
“dưới đánh lên”, tức sau khi đánh, nhằm tránh khỏi sự phản công bất ngờ
của đối thủ, võ sinh nên phòng bị bằng cách “lang”, tức là quay roi nhanh
theo lối vòng tròn (thật ra là hình số 8) nhằm tránh sự đánh thẳng hoặc đánh
từ trên xuống, làm giảm sức mạnh đoàn roi phản công của đối phương. Sau
đó, bất ngờ đánh từ dưới đánh lên (còn gọi là đánh hất) như gà (kê) đánh đối
thủ bằng cách dùng đôi vuốt từ dưới bật thẳng vào mặt đối phương, và dùng

sức mạnh “tung” vào đối phương như trâu (ngưu) dùng đôi sừng khoẻ mạnh
của mình tấn công (hất) vào cổ và “phần dưới” của đối phương một cách
hùng mạnh như cuồng phong. Đây cũng là thế võ “chân truyền”, “có một
không hai” hay “bí kiếp” được truyền thừa từ thời Tây Sơn.
- Ngoài ra những tư thế khác là để minh hoạ, biểu diễn hoặc theo nghi thức
“bái Tổ” nhằm tỏ lòng hiếu lễ (Lễ).v.v. chúng tôi xin miễn luận bàn.

×