Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Truyên "Chử Đồng Tử" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.99 KB, 4 trang )

Truyên "Chử Đồng Tử"


1. Tóm tắt.
Ngày xưa ở nàng Chử Xá có hai cha con Chử Cù Vân và Chử Đồng Tử,
nghèo khổ, mò cua bắt ốc, chỉ có một chiếc khố chung nhau, hễ ai đi đâu thì
đóng: Chử Cù Vân ốm sắp chết dặn con cứ táng trần cho cha. Nhưng khi
Chử Cù Vân qua đời thì Chử Đồng Tử đã lấy khố đóng cho cha rồi mới chôn
cất. Ngày ngày Chử Đồng Tử vẫn xuống sông mò cua bắt cá kiếm sống.
Thuở ấy có nàng Tiên Dung, công chúa của vua Hùng thứ ba, nhan sắc tuyệt
trần, đã 17, 18 tuổi mà không chịu lấy chồng, chỉ thích chèo thuyền đi xem
sông núi. Một hôm, thuyền của nàng đến khúc sông làng Chử Xá, thấy cảnh
sông nước bờ bãi xinh đẹp, nàng bèn ra lệnh cho thị nữ vây màn tứ vi vào
một nơi có bóng mát để tắm. Không ngờ nơi đó Chử Đồng Tử đang náu
mình dưới cát. Tiên Dung giội nước một lúc, nàng giật mình thấy một chàng
trai trồi lên. Nàng hỏi duyên cớ thì Chử Đồng Tử nói vì không có quần áo,
thấy thuyền quan quân thì sợ nên phải vùi mình xuống cát để ẩn.
Tiên Dung nói với Chử Đồng Tử : "Tôi đã nguyện không lấy chồng, nay
duyên trời run rủi, lại gặp chàng chốn này mới biết cưỡng không được với
trời". Nàng sai thị nữ đem áo quần cho Chử Đồng Tử và sửa soạn tiệc hoa.
"Chử Đồng Tử bối rối chối từ, Tiên Dung nói: "Thiếp với chàng là tự trời xe
duyên, việc gì mà từ chối!". Hai người nên vợ nên chồng từ đấy.
Vua Hùng được tin giận lắm, ra lệnh cho quân quan, người hầu của Tiên
Dung phải về kinh đô. Nàng sợ cha, đành cùng chồng ở lại làm ăn. Mấy năm
sau, cuộc sống trở nên thịnh vượng. Nàng để chồng ra biển tìm vật lạ đem về
đổi lấy các thứ khác. Chử Đồng Tử lên đường. Đến một nơi núi non hữu
tình, thấy cái am nhỏ, chàng leo lên núi, may thay gặp sư Phật Quang. Thấy
Chử Đồng Tử là người chân thật, sư Phật Quang truyền cho phép lạ, hơn
một năm sau thành tài. Chử Đồng Tử xuống núi trở về nhà, lạy tạ nhà sư và
được Phật Quang ban cho một cái gậy, một nón có phép mầu nhiệm biến
hoá. Chử Đồng Tử đem phép mầu truyền lại cho Tiên Dung rồi hai vợ chồng


du ngoạn cảnh sông núi. Có lần trời tối giữa đường, hai vợ chồng cắm cái
gậy xuống đất, úp nón lên đầu gậy, hai người tựa vào nhau dưới nón mà ngủ.
Nửa đêm tỉnh giấc, hai vợ chồng thấy mình đang sống trong một cung điện
tráng lệ Tin lạ ấy bay đến tai vua Hùng. Vua cả giận, ngỡ là Chử Đồng Tử
và Tiên Dung làm phản bèn sai quân quan đi đánh dẹp. Binh mã triều đình
chưa qua sông thì trời tối phải dừng lại. Đêm ấy, Tiên Dung và Chử Đồng
Tử cùng bay lên trời. Mưa to, gió lớn, cung điện cũng biến mất. Về sau, bãi
ấy gọi là bãi Tự Nhiên, đầm ấy gọi là đầm Nhất Dạ. Nghe nói, thời nước ta
bị tàu đô hộ, Chử Đồng Tử đã cưỡi rồng xuống giúp Triệu Việt Vương một
cái vuốt rồng cắm lên mũ đầu mâu Nhờ thế mà quân ta phản công, chém
được tường giặc Lương là Dương Sằn, khôi phục lại đất nước.
2. Ý nghĩa.
- Chử Đồng Tử " là một truyện cổ tích thần kì, có nhiều dị bản đậm sắc
thần kỳ"
Nó cũng thuộc đề tài về những kẻ hèn mọn "lấy tiên, lấy công chúa
được kể qua nhiều truyện cổ tích thần kì. Truyện "Chử Đồng Tử" cũng vậy.
Chử Đồng Tử mò cua, bắt cá, nghèo khổ, một cái khố cũng không có, nhưng
rất hiếu thảo, chân thật. Hạnh phúc cầm tay rồi mà chàng vẫn bối rối, muốn
chối từ. Với Tiên Dung thì nàng "gặp" và lấy Chử Đồng Tử là do "duyên
trời run rủi", là " tự trời xe duyên". Qua đó, ta thấy truyện Chử Đồng Tử nói
lên quan niệm của nhân dân ta về vấn đề hôn nhân là do duyên số, đồng thời
thể hiện ước mơ tự do và dân chủ trong tình yêu, trong xây dựng hạnh phúc
lứa đôi. Tiên Dung đã chủ động kết duyên với Chử Đồng Tử vượt qua lễ
giáo và đẳng cấp, vượt qua mọi thử thách để bảo vệ hạnh phúc.
Tình tiết Chử Đồng Tử cưỡi rồng xuống hạ thế giúp Triệu Việt Vương
chiếc vuốt rồng linh nghiệm để quân ta chém được tướng giặc là Dương
Sằn, Tổ quốc được giải phóng, đã làm cho truyện cổ tích này thêm vị truyền
thuyết thể hiện sâu sắc lòng yêu nước của nhân dân ta. Con người Việt Nam
dù đi đâu làm đâu cũng nhớ về cội nguồn, tìm mọi cách để giúp nước. Chử
Đồng Tử và Tiên Dung đã sống và hành động như vậy.

Nhà sư Phật quang, cái nón và chiếc gậy nhiệm màu, cung điện tự mọc
lên, tự mất đi, Chử Đồng Tử và Tiên Dung bay lên trời, Chử Đồng Tử giúp
Triệu Quang Phục cái vuốt rồng đó là yếu tố hoang đường, kì diệu làm
cho truyện cổ tích này vô cùng hấp dẫn. Các địa danh: làng Chử Xá, bãi Tự
Nhiên, đầm Nhất Dạ nay vẫn còn đó, làm cho truyện cổ tích "Chử Đồng
Tử" tuy mang màu sắc hư ảo, thần kì mà như thật, có thật. Rất thú vị về
những tên người, tên đất ấy.

×