Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Giáo trình - Ngư loại II (Giáp xác &Nhuyễn thể)-p2-chuong 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.81 MB, 31 trang )


cứng dạng lông chim (fearthered setae).
- Chân đuôi (Uropod): nhánh ngoài và nhánh trong dài bằng nhau và dài ngang đỉnh
Telson.

Loài 2 : Macrobrachium esculentum (Thallwitz, 1891) – Tép ma
+ Synonyms :
-
Palaemon esculentum Thallwitz , 1891.
-
Palaemon dulcis Thallwitz, 1891.
+ Tên theo F.A.O : Sweet river prawn.
+ Tên địa phương :
+ Phân bố :
- Trên thế giới : Celebes, Indonesia, Philippines và Việt Nam.
+ Môi trường sống : Sống ở thủy vực nước ngọt và nước lợ nhạt.
+ Mô tả :
- Vỏ giáp nhẵn, có nhiều nốt nhỏ.
- Chủy hình mủi mác thẳng, ngắn kéo tới đầu cuống râu 1. Răng chủy rất khít, giữa
các răng có lông tơ vượt khỏi đỉnh răng.
4-5 /12 - 17
- Công thức răng chủy : CR =
2 - 3
- Giáp đầ
u ngực: nhám ở con đực, có chiều dài gấp 2 lần chiều dài chủy. Gai râu nằm
sau hốc mắt, gai gan nhỏ nằm ngay dưới gốc gai râu, cả 2 đều hướng thẳng về phía trước.
- Vẩy râu (Scaphocerite) : phần gốc hơi phình rộng hơn phần ngọn, đầu vẩy bằng.
- Chân ngực1 (Periopod1): mảnh, dài vượt khỏi vảy râu một đoạn bằng 2/3 đốt
Carpus. Carpus dài gấp 1.4-1.8 lần đốt Propodus. Phần ngón (finger) ngắn h
ơn phần phần
bàn (Palm).


- Chân ngực 2 (Periopod 2) : Phát triển không đều ở con đợc và con cái. Ở con đực,
các đốt của chân ngực 2 phình rộng ở giữa, có nhiều gai mịn phân bố .Lông tơ dày bao phủ ở
phần bàn (Palm) nhiều hơn ở phần ngón (finger). Phía trong mép kẹp có nhiều răng nhỏ
phân bố đều từ gốc đến ngọn của mép kẹp (bờ cắt). Ở càng lớn có đốt Carpus nhỏ hơn
Merus và bằng 0.4-0.6 lầ
n Merus; Propodus gấp 1.7-2 lần Merus, phần bàn (Palm) ngắn hơn
phần ngón (Finger).
- Chân bụng (Pleopod): Nhánh trong chân bụng 1 ở con đực hình hạt đậu, mép trong
có vết lõm ở khoảng 1/3 kể từì gốc. Gốc nhánh trong của chân này có túm lông tơ.
- Gai đuôi (Telson): Trên lưng có 2 đôi gai, đỉnh Telson ngắn, hơi tù không thon
nhọn. Rìa đỉnh có 2 đôi gai, đôi trong dài hơn đôi ngoài và dài hơn đỉnh Telson, giữa có 4
đôi lông tơ dạng lông chim.
- Chân đuôi (Uropod) : Có 2 nhánh dài bằng nhau và dài ngang đỉnh Telson.

Loài 3 : Macrobrachium idae ( Heller , 1862 )
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
104

+ Synonyms :
-
Palaemon idae Heller , 1862.
-
Palaemon (Exopalaemon) idae De Man, 1897.
-
Palaemon (Exopalaemon) ritsemae De Man , 1897.
-
Palaemon (Exopalaemon) idae subinermis Nobili , 1899.
-
Palaemon (Exopalaemon) mariae Coutière, 1900.

-
Palaemon (Exopalaemon) robustus De Man ,1902.
+ Tên theo F.A.O : Orana river prawn
+ Tên địa phương : Tôm trấu , tép càng.
+ Phân bố :
* Trên thế giới: Từì Madagascar tới Philippines, Indonesia, đảo Admiralty và Nam
Viêt Nam.
+ Môi trường sống : Sống ở thủy vực nước ngọt và nước lợ nhạt.
+ Mô tả :
- Vỏ giáp nhám.
- Chủy hình mũi mác, thẳng, không vượt qua đầu vảy râu. Gốc chủy không có mào
nhô cao.
3/10 - 11
- Công thức răng chủy : CR =
(4 - 5 )
- Giáp đầu ngực : Chiều dài giáp đầu ngực dài hơn chiều dài chủy, nhám. Gai râu và
gai gan c
ứng hướng thẳng về phía trước, gai gan nằm sát gốc gai râu. Rãnh mang sâu, vượt
qua gai gan.
- Vẩy râu (Scaphocerite) : có đầu hơi tròn lệch về phía trong, thon dài, hơi phình ở
gốc, mép ngoài hơi lồi.
- Chân ngực1 (Periopod 1) : mảnh, vượt qua vảy râu một khoảng bằng 1/2 Carpus,
phần bàn (Palm) dài bằng phần ngón; Carpus dài gấp 1.3 lần Merus và gấp 2.4 lần Propodus.
- Chân ngưc 2 (Periopod 2) : rất phát triển ở con đực, thường không đồng dạng. Chân
lớn có chiều dài hơn chiều dài cơ
thể (LPr2 > LT ). Trên các đốt có phủ nhiều gai mịn,
Carpus dài hơn Merus và gấp 1.3-1.5 lần Propodus. Dọc theo hai bờ cắt của mép kẹp có phủ
lông tơ dày mịn. Phần gốc của đốt ngón cố định (Fixed finger) có 3-4 răng nhỏ dính liền
nhau rồi đến 1 răng lớn. Phần gốc của đốt ngón di động (mobile finger) có 2 răng rời nhau.
Ở con cái, chân ngực 2 (Pr2) có kích thước nhỏ hơn.

- Ba đôi chân ngực còn lại đồng dạng, dài vượ
t qua vảy râu, trên có nhiều gai mịn
phân bố.
- Phần bụng (Abdomen) : Vòng vỏ (Pleura) ở cuối đốt bụng thứ 6 nhọn có dạng gai.
Đốt bụng 6 dài hơn đốt bụng 5 và ngắn hơn Telson.
- Chân bụng (Pleopod): Ở con đực nhánh trong chân bụng 1 có dạng hình hạt đậu, vết
lõm khá rõ và ở gần giữa. Ở con cái, chân bụng 1 có dạng bình thường. Chân bụng 2 của con
đực có nhánh trong (Endopod) cao bằng 1/2 phần phụ đực (Appendix masculina)
- Gai đuôi (Telson): Có mặt lưng nhám, có 2 đ
ôi gai, đôi trong dài hơn đôi ngoài,
giữa có 3 đôi lông tơ dạng lông chim.
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
105

Loài 4 : Macrobrachium javanicum (Heller , 1862)
+ Synonyms :
-
Palaemon javanicus Heller , 1860.
-
Palaemon ( Exopalaemon) javanicus De Man, 1892.
-
Palaemon ( Exopalaemon ) negletus De Man , 1905.
-
Macrobrachium negletus Suvatti, 1937.
+ Tên theo F.A.O : Java river prawn
+ Phân bố :
- Trên thế giới : Ấn độ, Thái Lan, Mã Lai, Indonexia (Sumatra, Java,Celebes)
+ Môi trường : Sống ở thủy vực nước ngọt. Gặp ở suối Bãi chén thuộc đảo Kiên Hải (Kiên
Giang).

+ Mô tả :
- Vỏ giáp nhám.
- Chủy dài xấp xỉ cuống râu 1, hơi ngắn hơn vảy râu, không có mào,
thẳng, phần ngọn chủy hơi uốn cong.
3-4/11 - 13
- Công thức răng chủy : CR =
(3 - 4)
- Giáp đầu ngực : nhám, dài hơn chiều dài ch
ủy. Gai râu cứng, gai gan nhỏ nằm sát
gốc gai râu, nhưng hai gai không cùng nằm trên một đường thẳng.
- Vẩy râu (Scaphocerite) : dài vượt ngọn chủy, mép trong ở phần trước của đầu tấm
hơi nhô ra.
- Chân ngực 1 (Periopod1) : mảnh, nhỏ, phần ngón (Finger) dài xấp xỉ phần bàn
(Palm). Carpus gấp 1.8-2.0 lần propodus và gấp 1.2-1.4 lần Merus. Ở con đực trưởng thành,
đốt Ischium có mang những lông cứng, nhỏ.
- Chân ngực 2 (Periopod 2) : không cân xứng, có nhiều gai nhỏ phân bố rậm trên các
đốt, nhất là
ở đốt ngón (Dactylus). Carpus hơi ngắn hơn và dài khoảng 4/5 đốt Merus;
Propodus dài gấp 2.3 -2.4 lần Carpus và gấp 2.1-2.3 lần Merus. Phần bàn (Palm) dài hăn
phần ngón (finger). Mép kẹp không có lông tơ mịn dày bao phủ. Đoạn 1/3 đốt ngón kể từì
gốc, có 2 răng ở mỗi bên bờ cắt và khi 2 bờ cắt khép lại các răng sẽ sắp xếp theo dạng cài
răng lược, 2/3 còn lại của đốt ngón có tấm kitin ở bờ cắt và có ít tơ cứng phân bố
. Ở chân
ngực 2 nhỏ, cấu tạo cũng giống chân ngực 2 lớn nhưng hơi mảnh hơn. Về tỷ lệ thì có đốt
Carpus bằng khoảng 4/5 đốt Merus; phần bàn (Palm) dài gấp 1.8 lần phần ngón (Finger).
- Ba đôi chân ngực sau đều thô và nhám hơn chân ngực 1, có lông cứng phân bố rải
rác.
- Phần bụng (Abdomen): có đốt bụng 6 dài gấp 1.5 lần đốt bụng 5 và bằng 2/3
Telson.
- Gai đuôi (Telson): Có đỉnh tù, ngắn, rìa có 2 đôi gai, đôi ngoài ngắn và đ

ôi trong dài
gấp 3 lần đôi ngoài, giữa có 4 đôi lông tơ dạng lông chim. Mặt lưng Telson có 2 đôi gai.
- Chân đuôi (Uropod): Có nhánh trong và nhánh ngoài dài bằng nhau và dài hơn
Telson.

Loài 5 : Macrobrachium lanchesteri ( De Man, 1911) –Tép rong
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
106

+ Synonyms:
-
Palaemon (Exopalaemon) lanchesteri De Man, 1911
-
Palaemon paucidens Lanchesteri, 1911.
-
Palaemon lanchesteri Kemp, 1918.
+ Tên theo F.A.O : Riceland prawn
+ Tên địa phương : Tép trấu, Tép bò.
+ Phân bố :
* Trên thế giới : Thái Lan, Mã Lai, Ấn Độ và Nam Việt Nam.
+ Môi trường sống : Sống ở thủy vực nước ngọt và nước lợ.
+ Mô tả :
- Vỏ giáp trơn nhẵn.
- Chủy thẳng, ngắn hơn hoặc dài bằng vảy râu, đầu ngọn thường không có răng.
1- 2/6 - 10
- Công thức răng chủy : CR =
(3 - 5)
- Giáp đầu ngực : dài hơn chiều dài chủy. Gai râu thẳ
ng, gai gan hơi nghiêng xuống.

- Vẩy râu (Scaphocerite) : dạng chữ nhựt, đầu ngọn hơi tròn.
- Chân ngực 1 (Periopod1): mảnh, Carpus thường gấp 2- 2.5 lần Propodus. Phần ngón
(Finger) xấp xỉ hoặc hơi ngắn hơn phần bàn (Palm). Carpus gấp 1.3 lần Merus.
- Chân ngực 2 (Periopod 2) : dài hơn vảy râu một đoạn bằng Propodus, kém phát
triển, trơn láng. Carpus gấp 1.5 lần Merus ; Propodus ngắn hơn và bằng 0.8 lần Carpus. Mép
trong kẹp ở đốt ngón cố định gần phầ
n gốc có 2-3 răng nhỏ liền nhau, đốt ngón di động có 2
răng rời rạc. Dọc theo phần ngón có ít lông tơ phân bố rải rác.
- Ba đôi chân ngực còn lại đồng dạng, bờ sau của đốt Propodus có một ít lông tơ phân
bố.
- Phần bụng (Abdomen) : Ở đốt bụng sau rất hẹp, đốt bụng 6 hẹp nhất, dài gấp 2 lần
đốt bụng 5, và dài gần bằng Telson.
- Gai đuôi (Telson): Mặt lưng có 2 đôi gai, đỉnh nhọ
n, dài, rìa đỉnh có 2 đôi gai, đôi
trong dài hơn đỉnh Telson và gấp 4 lần đôi ngoài, giữa có 3 đôi lông tơ dạng lông chim.
- Chân đuôi (Uropod) : Có nhánh trong dài ngang bằng đỉnh Telson và ngắn hơn
nhánh ngoài, cả 2 đều thon dài.

Loài 6 : Macrobrachium mammillodactylus (Thallwitz, 1891) – Tép hột mít
+ Synonyms :
- Palaemon ( Eupalaemon) wolterstorfii Nobili, 1900.
-
Palaemon philippinensis Cowles, 1914.
-
Palaemon (Eupalaemon) philippinensis) J.Roux, 1921.
-
Palaemon talaverace Blanco, 1939.
+ Tên theo F.A.O : Knobtooth prawn
+ Tên địa phương : Tép hột mít.
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.

Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
107

+ Phân bố :
* Trên thế giới : Philippines, Indonesia, New Guinea và Nam Việt Nam.
+ Môi trường sống : Sống ở thủy vực nước ngọt và nước lợ.
+ Mô tả :
- Vỏ giáp trơn nhẵn.
- Chủy rộng bản, gốc chủy thẳng hơi uốn cong ở 2/3 kể từ gốc. Chiều dài chủy xấp xỉ
hoặc dài hơn vảy râu một chút.
2- 3/10 - 12
- Công thức răng chủy : CR =
(3 - 5)
- Giáp đầu ngực : dài h
ơn chiều dài chủy. Gai râu lớn, gai gan nhỏ nằm sát gốc gai
râu, đỉnh hơi hướng lên.
- Vẩy râu (Scaphocerite) : phần gốc hơi phình to và thuôn dần về phiá ngọn, phần đầu
hơi tù.
- Chân ngực 1 (Periopod1) : mảnh dài vượt qua vảy. Carpus dài hơn Merus và gấp 2
lần Propodus. Phần ngón (Finger) dài bằng phần bàn (Palm).
- Chân ngực 2 (Periopod 2) : có phát triển nhưng không dài hơn chiều dài cơ thể.
Phần kẹp (Chela) có lông tơ bao phủ một đoạn bằng 1/2 k
ể từ gốc, phần bàn (Palm) dài hơn
phần ngón (Finger). Propodus gấp 1.2-1.3 lần Carpus, Carpus dài hơn Merus. Trên chân
ngực Pr2 có những gai mịn phân bố, có 2 răng nhỏ trong mép kẹp ở đốt ngón di động và 1
răng nhỏ trong mép kẹp của đốt ngón cố định.
- Chân ngực 3 và chân ngực 4 tương đương và dài hơn Pr5. Ở chân ngực 3 một phần
nhỏ của Propodus vượt qua vảy râu, Propodus gấp 2 lần Carpus, Merus tương đương
Propodus.
- Chân bụng (Pleopod) : Ở con đực chân bụng 1 có nhánh trong dạ

ng hình hạt đậu,
các đôi chân bụng còn lại có dạng thông thường.
- Phần bụng (Abdomen) : Tổng chiều dài đốt bụng 5 và 6 bằng chiều dài Telson.
- Gai đuôi (Telson): Có đỉnh nhọn, dạng tam giác, rìa có 2 đôi gai, đôi ngoài ngắn hơn
đỉnh Telson, đôi trong dài hơn đỉnh Telson và dài gấp 2 gai ngoài. Giữa 2 đôi gai này có có 3
đôi lông tơ dạng lông chim. Mặt lưng Telson có 2 đôi gai.
- Chân đuôi (Uropod): Có nhánh trong và nhánh ngoài dài tương đương nhau và dài
hơn Telson.

Loài 7 : Macrobrachium mirabile ( Kemp, 1917 ) – Tép mồng sen
+ Synonyms :
- Palaemon mirabilis Kemp, 1917.
-
Palaemon mirabilis Sewell, 1934.
-
Macrobrachium mirabilis Suvatti, 1937.
-
Palaemon talaverace Blanco, 1939.
+Tên theo F.A.O : Shortleg river prawn.
+Tên địa phương : Tép mồng , tép gạo.
+ Phân bố :
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
108

* Trên thế giới : Đông Ấn độ, Thái Lan, Mã Lai, Bangladesh, Borneo và Nam Việt
Nam.
+ Môi trường sống : Sống ở thủy vực nước ngọt và nước lợ nhạt.
+ Mô tả :
- Vỏ giáp trơn láng.

- Chủy dài vừa tới cuống râu 1, có mào nhô cao, mủi chủy thẳng, giữa các răng có
lông tơ phân bố.
3- 4/11 - 15
- Công thức răng chủy : CR =
1
- Giáp đầu ngực : láng, dài hơn chiều dài chủy. Gai râu cứïng hướng lên trên, gai gan
nhỏ nằm sát gố
c gai râu, mủi thẳng hướng về phía trước.
- Vẩy râu (Scaphocerite) : dài vượt qua ngọn chủy, đầu ngọn hơi tù về phía mép
trong.
- Chân ngực 1 (Periopod1): mảnh, nhỏ. Carpus xấp xỉ hoặc dài hơn Merus một ít ;
Propodus gần bằng 1/2 Carpus ; Dactylus gần bằng 1/2 Propodus.
- Chân ngực 2 (Periopod 2): mảnh, Carpus ngắn hơn và bằng 0.6-0.9 lần Merus;
Propodus gấp khoảng 2 lần Dactylus, gấp 1.3-1.6 lần carpus và gấp 1.2 - 1.4 lần Merus. Các
đốt trơn nhẵn, chỉ có vài túm lông tơ phân bố ở phần bàn (Palm) và phần ngón (Finger).
- Chân ng
ực 3 ngắn hơn chân ngực 4 và chân ngực 5.
- Chân bụng (Pleopod) : Ở con đực chân bụng 1 có nhánh trong dạng hình hạt đậu, ở
con cái có túm lông tơ ở đầu.
- Gai đuôi (Telson): Thon dài, đỉnh hơi nhọn, rìa đỉnh có 2 đôi gai, đôi ngoài ngắn,
đôi trong dài, vượt qua đỉnh Telson, giữa có một đôi lông tơ dạng lông chim.
- Chân đuôi (Uropod) : Có 2 nhánh dài xấp xỉ nhau và dài hơn Telson.

Loài 8 : Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879) – Tôm càng xanh, càng lửa
+ Synonyms :
-
Palaemon carcinus rosenbergii Ortmann, 1891.
-
Palaemon (Exopalaemon) rosenbergii Nobili, 1899.
-

Palaemon spinipes Schenkel, 1902.
-
Palaemon daqueti Sunier,1925.
-
Cryphiops ( Macrobrachium ) rosenbergii Jhonson, 1966.
+ Tên theo F.A.O : Giant river prawn.
+ Tên địa phương : Tép càng xanh , tôm càng lửa.
+ Phân bố :
- Trên thế giới : Đông bắc Ấn Độ tới Việt Nam, Philippines, bắc Úc châu, New
Guinea.
+ Môi trường sống : Sống ở thủy vực nước ngọt và nước lợ cửa sông.
+ Mô tả :
- Cá thể trưởng thành có kích thước lớn, màu xanh dương đậm, xen kẻ màu trắng
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
109

trong. Vỏ giáp con đực hơi nhám, con cái trơn láng.
- Chủy dài vượt qua vảy râu, gốc có mào nhô cao, bản chủy mỏng, uốn cong ở 1/2 kể
từì gốc. Có 3 răng sau hốc mắt.
2- 3/11 - 16
- Công thức răng chủy : CR =
(10 - 15)
- Giáp đầu ngực : có gai mịn, gai râu và gai gan cứng. Gai râu chếch lên và gai gan
nằm dưới gốc gai râu, hướng xuống. Rãnh mang (Branchiostegal groove) rõ, vượt qua gai
râu.
- Vẩy râu (Scaphocerite) : hình chữ nhựt, đầu ngọn nhọn, hơi lệch về phía ngoài.
- Chân ngực 1 (Periopod1): mả
nh, ngắn hơn nhiều so với chiều dài cơ thể. Carpus
thường vượt quá vảy râu (Ở những cá thể còn non, chỉ có một phần Propodus vượt qua vảy

râu). Carpus gấp khoảng 2 lần Propodus, phần bàn (Palm) tương đương phần ngón (Finger).
- Chân ngực 2 (Periopod 2) : Ở con đực rất phát triển, có màu xanh dương đậm, từ đốt
Carpus trở ra có pha sắc tố cam, có nhiều gai cứng bao phủ. Carpus dài bằng 1/2 Propodus,
phần bàn (Palm) dài hơn phần ngón (Finger). Trên đốt ngón di độ
ng có đám lông mịn bao
phủ rất dày, mép trong của đốt ngón cố định có 4-5 răng, có 1 răng ở gần giữa, 3-4 răng liền
nhau ở phần gốc. Ở con cái, chân ngực 2 nhỏ hơn hoặc xấp xỉ chiều dài cơ thể, các gai phân
bố trên chân ngực 2 thì nhỏ, màu sắc giống ở con đực.
- Ba đôi chân ngực còn lại mảnh hơn nhiều, tương đương nhau. Propodus dài gấp 2
lần Carpus. Merus tương đương Propodus như
ng chắc, khoẻ hơn. Các đốt đều hơi nhám và
có hàng lông tơ cứng phân bố rải rác.
- Chân bụng (Pleopod) : Ở con đực chân bụng 1 có nhánh trong dạng hạt đậu cao
khoảng gần 1/2 nhánh ngoài (Exopod), vết lõm ở vị trí dưới 1/2 kể từ gốc. Ở con cái nhánh
trong có túm lông tơ ở đầu nhánh. Chân bụng 2 ở con đực có phần phụ đực (Appendix
masculina) dạng hình que cứng, có lông tơ bao phủ.
- Gai đuôi (Telson): Thon dài, đỉnh nhọn, rìa đỉnh có 2 đôi gai, đôi ngoài ngắn h
ơn
đỉnh Telson, đôi trong dài giữa có 4 đôi lông tơ dạng lông chim.
- Chân đuôi (Uropod) : Có 2 nhánh dài bằng nhau và hơi dài hơn Telson.
+ Nhận xét và đối chiếu :
Qua nghiên cứu, đã phát hiện có hai kiểu hình (Phenotype) của loài Macrobrachium
rosenbergii, thường được gọi là tôm càng xanh và tôm càng lửa. Để phân biệt 2 dạng này
qua quan sát hình thái bên ngòai, có những điểm khác biệt sau :
- Về màu sắc : Tôm càng xanh có màu xanh dương đậm pha trắng trong, chỉ có một ít sắc tố
cam ở chân ngực 2. Tôm càng lửa có màu cam, hơi có chút ít sắc t
ố ở sóng lưng và trên chân
ngựüc 2.
- Về hình dạng và kích thước tổng quát : Nhìn chung 2 dạng này rất giống nhau về đặc
điểm hình dạng, công thức răng chủy, về cấu tạo Telson, chân đuôi, vảy râu Ở tôm càng

xanh thì gốc chủy có mào nhô cao hơn, vỏ giáp ở con đực nhám hơn so với tôm càng lửa.
Những đặc điểm hình thái còn lại rất giống nhau giữa 2 dạng này. Điều lưu ý là ở tôm càng
l
ửa dù con đực hay con cái cũng đều có nét mảnh mai, mềm yếu hơn so với tôm càng xanh.
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
110

- Về cấu tạo của chân ngực : Ở cả 2 dạng có chân ngực 1 khá giống nhau, chân ngực 2 lại
khác nhau rất nhiều.
* Ở tôm càng xanh : chân ngực 2 rất phát triển, có màu xanh dương đậm và dài gấp
1.3 - 1.4 lần chiều dài cơ thể. Trên chân ngực 2 có các gai lớn và cứng, phần bàn (Palm) dài
hơn phần ngón (Finger) (gấp khoảng 1.3-1.5 lần). Trên 2/3 đốt ngón di động có đám lông
mịn dày bao phủ rậm mượt, ở đốt ngón cố định có 4-5 ră
ng, 1 răng tách rời ở gần giữa, 2-3
răng phân bố liền nhau ở phần gốc.
* Ở tôm càng lửa : chân ngợc 2 có màu đỏ cam, kém phát triển, ngắn hơn và bằng
2/3- 3/4 chiều dài cơ thể, gai trên càng rất mịn, phần bàn (Palm) dài bằng phần ngón (Finger)
hoặc chỉ dài hơn một ít (1.1 lần). Trên đốt ngón di động cũng có lông tơ phân bố ở 2/3 đốt kể
từì gốc nhưng rất ngắn và thưa, mép trong kẹ
p có 2 răng cách khoảng. Trên đốt ngón cố
định, trong mép kẹp chỉ có 1 răng mà khi hai mép kẹp khép lại, 1 răng này nằm giữa 2 răng
kia. Tất cả 3 răng chỉ phân bố trong giới hạn 1/3 đốt ngón kể từ gốc.
- Về quan hệ tỷ lệ giữa các chiều dài giáp đầu ngực, chiều dài chủy với chiều dài tổng
cộng, chiều dài chuẩn cũng tương tự trong một giới hạn biến độ
ng nhất định.

Loài 9 : Macrobrachium sintangense (De Man, 1898) – Tép thợ rèn
+ Synonyms :
-

Palaemon ( Exopalaemon) sintangense De Man, 1898.
-
Palaemon (Exopalaemon) elegans De Man, 1892.
-
Bithynis ( Eupalaemon ) elegans M.J.Rathbun, 1910.
-
Macrobrachium elegans Suvatti,1937.
+ Tên theo F.A.O : Sunda river prawn.
+ Tên địa phương : Tép thợ Rèn, tôm bần.
+ Phân bố :
* Trên thế giới : Nam Thái lan, Mã Lai, Indonesia (Sumatra , Java, Borneo)
+ Môi trường sống : Sống ở thủy vực nước ngọt và nước lợ.
+ Mô tả :
- Vỏ giáp nhám, ở giáp đầu ngực và dọc theo mép của các vòng vỏ (Pleura).
- Chủy dài xấp xỉ vảy râu, hơi cong lên ở 1/3 kể từ ngọn. Giữa các răng có những túm
lông tơ vượt khỏi đỉnh răng.
2- 4/ 8 - 14
- Công thức răng ch
ủy : CR =
(3 - 5)
- Giáp đầu ngực : nhám ở con đực và có thể nhám hoặc trơn láng ở con cái. Có gai
râu hơi hướng lên trên, gai gan nhỏ hướng thẳng về phía trước, nằm sau và hơi dưới gai râu.
- Vẩy râu (Scaphocerite) : có đầu tấm tròn, dưới phình to thuôn dần về phía ngọn, dài
gấp 2.5 lần rộng.
- Chân ngực1 (Periopod1): nhỏ, Merus bằng 4/5 Carpus; Propodus gấp 2 lần
Dactylus, phần ngón hơi dài hơn phần bàn.
- Chân ngực 2 (Periopod 2) : rất phát triển ở con đực, có thể đồng hình hoặc b
ất đối
xứng. Carpus dài gấp 1.2-1.5 lần Merus và bằng 0.7- 0.8 lần Propodus, phần bàn gấp 1.2-
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.

Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
111

1.3 lần phần ngón. Từì gốc đến 2/3 của phần kẹp được bao phủ bởi lông tơ dày. Mép trong
của đốt ngón cố định có 1 răng, đốt ngón di động có 2 răng ở gốc. Ở con cái, chân ngực 2
kém phát triển và phần kẹp không có lông tơ.
- Ba đôi chân ngực còn lại dài vượt qua vảy râu.
- Chân bụng (Pleopod) : Ở con đực, chân bụng 1 có nhánh trong dạng hạt đậu, các
đôi còn lại có dạng thông thường.
- Gai đuôi (Telson): Dài xấp xỉ bằ
ng 2 lần đốt bụng 6. Đỉnh Telson ngắn, không nhọn,
rìa đỉnh có 2 đôi gai, giữa có 3 đôi lông tơ cứng dạng lông chim.
III.2. GIỐNG EXOPALAEMON Fabricius , 1798
Trước đây giống này được xếp trong giống Palaemon. Holthuis (1980) đã tách ra thành các
giống như sau :
- Nematopalaemon : Không có rãnh mang.
- Exopalaemon : Có rãnh mang.
- Palaemon : Chủy có mào nhô cao, ngọn chủy dài.
- Palaemonetes : Chủy không có mào nhô cao, rộng bản, chủy ngắn.
Trên thế giới có 6 loài đã được phát hiện thuộc giống Exopalaemon, tất cả
tập trung ở vùng
Ấn độ-Tây Thái bình Dương (Holthuis,1980).
* Đặc điểm của giống Exopalaemon :
-Trên Carapace có gai râu và gai mang.
- Cá thể có kích thước nhỏ, chủy rất dài, có màu đỏ hồng.
- Sống chủ yếu ở vùng cửa sông, đầm nước lợ ven biển.
- Mang trứng ở phần bụng, trứng có màu hồng.
- Không có giá trị kinh tế.
* Thành phần loài :
Ở khu vực đồng bằng sông Cửu long, thường gặp loài Exopalaemon styliferus (còn gọi là

tôm Gai, vác dáo), hiện diệ
n ở các đầm nước lợ, là nguồn thức ăn quan trọng cho cá, tôm
trong thủy vực tự nhiên.

Loài 10 : Exopalaemon styliferus ( H.Milne Edward, 1840) – Tôm Gai.
+ Synonyms :
- Palaemon longirostris H.Milne Edwards, 1837.
- Leander styliferus Kemp, 1915.
+ Tên theo FAO : Roshna prawn , Bouquet rosna
+ Tên địa phương : Tôm Gai, Vác dáo.
+ Phân bố : Indo-West Pacific : Pakistan, India đến Thái lan và Indonesia.
+ Môi trường sống : Ở thủy vực ven biển, đầm nước lợ.
+ Mô tả :
1/ 9-11
- Công thức răng chủy : CR =
11-14
- Lúc còn sống có màu trắng trong. Trên mặt lưng có những vạch sắc tố màu vàng
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
112

cam. Kích thước tương đối lớn, mẫu vật lớn nhất thu được dài 110 mm, cơ thể hơi dẹp.
- Chủy rất dài, gốc chủy nhô cao, chủy thường có màu đỏ. Mặt trên chủy có 9-11 răng
(thường là 12 răng), có 1 răng nằm sau hốc mắt, gốc chủy có 5 -7 răng phân bố đều và dày,
các răng sau cách xa nhau. Mặt dưới chủy có 11-14 răng.
- Chủy vượt xa vảy râu và thường gần bằng chiều dài của chân ngực 2.
- Giáp đầu ngực láng, rãnh mang thấy rõ. Có gai râu và gai mang, gai râu nhỏ nằm ở
mép trước của vỏ giáp, dưới gốc uốn tròn của hốc mắt. Gai mang lớn nằm bên dưới và phía
sau gốc vảy râu. Giáp đầu ngực luôn ngắn hơn chiều dài chuỷ.
-Vảy râu rộng và vượt xa cuống râu, đầu trên hơi nhọn. Chiều dài khoảng 2,6 lần

chiều rộng.
- Hàm trên có xúc biện, xúc biện có 3 đốt. Thùy cắt có 3 răng.
- Hàm dưới 1 có thùy trong mảnh mai, thùy trên có một hàng răng
ở cạnh ngoài. Xúc
biện rất phát triển có dạng thùy đôi.
- Hàm dưới 2 có xúc biện cũng phát triển, tấm quạt nước lớn nhưng không rộng. Tất
cả các chân hàm có nhánh ngoài rất phát triển.
- Chân hàm 1 có Basis và Coxa được chia bởi một vết nứt, xúc biện rất phát triển,
Epipod rộng và cũng có dạng thùy đôi.
- Chân hàm 2 có dạng chân rõ hơn, Epipod dài hơn Endopod. Epipod có
Podobranchia rất phát triển ở phần gốc.
- Chân hàm 3 có 2 nhánh rõ, dài hơn nhiều so với chân hàm 1 và chân hàm 2.
Endopod dài hơn Exopod, ở ph
ần gốc chân hàm có Arthrobranchia và Pleurobranchia.
- Chân ngực 1 : mảnh mai , Carpus dài hơn finger.
- Chân ngực 2 : phát triển nhưng ngắn hơn chiều dài cơ thể. Trên các đốt không có gai
cũng như không có lông tơ. Trong mép kẹp không có răng mà chỉ có một tấm kitin nằm ở
trung tâm bờ cắt chạy từ gốc đến ngọn. Carpus ngắn hơn Merus. Chân ngực 3 ngắn hơn chân
ngực 4-5, mặt sau có những mấu gai nhỏ.
- Nhánh trong chân bụng 1 ở cá thể đực có dạng hình đế giày,
đỉnh trên hơi nhọn. Ở
chân bụng 2 có phần phụ trong (Appendix interna) lớn hơn và dài hơn phần phụ đực một
chút.
- Telson dài, đỉnh Telson ngang với nhánh trong. Đỉnh ngọn không có gai đuôi cũng
như lông tơ. Trên mặt lưng không có các đôi gai.
Ở đồng bằng sông Cửu long chỉ gặp loài này ở vùng nước lợ ven biển và trong các
đầm nước lợ.
III.3. GIỐNG LEPTOCARPUS Holthuis, 1950
* Đặc điểm :
-Trên Carapace chỉ có gai râu.

- Cá thể có kích thướ
c nhỏ, chủy tương đối dài.
- Sống chủ yếu ở vùng cửa sông, giáp nước.
- Không có giá trị kinh tế.
* Thành phần loài :
Ở Đồng bằng sông Cửu long chỉ phát hiện 1 loài : Leptocarpus potamiscus
Loài 11 : Leptocarpus potamiscus ( Kemp, 1917).
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
113

+ Các đồng danh :
- Palaemon potamiscus Suvatti, 1937.
+ Tên theo FAO : Bombay prawn , Bouquet bombay
+ Tên địa phương : Tép mồng ghim, Tép muối.
+ Phân bố : Indo-West Pacific : Bombay, India đến Thái lan và Indonesia.
+ Môi trường sống : Ở thủy vực cửa sông, vùng giáp nước.
+ Mô tả :
1-2/ 8-10
- Công thức răng chủy : CR =
7- 9
- Lúc còn sống có màu trắng trong, thân hơi dẹp, ở ngọn chủy thường có một vệt màu
đỏ hoặc nâu đen. Tôm có kích thước nhỏ, chiều dài thường không quá 50 mm, con cái mang
trứng màu xanh lá cây.
- Gốc chủy có mào hơi nhô cao, ngọn chủy vượ
t quá vẩy râu và cong lên rõ rệt, mặt
trên có 8-10 răng, có 1- 2 răng sau hốc mắt. Ở gốc chủy thường có 6 - 7 răng rồi cách xa
một đoạn đến gần cuối mới có 1 -2 răng (đôi khi trong khoảng cách ấy có 1 răng ở giữa).
Mặt dưới chủy có 7 - 9 răng, giữa các răng chủy có lông tơ.
- Giáp đầu ngực láng ở cả con đực lẫn con cái, giáp đầu ngực luôn ngắn hơn chiều dài

chủy. Chỉ
có gai râu nhỏ nằm ở phần gốc uốn tròn của hốc mắt, không có gai gan và gai
mang.
- Vảy râu thon dài, gần giống dạng chữ nhật, đầu hơi nhọn và hơi lệch vào trong.
- Hàm trên có xúc biện chia làm 3 đốt, thùy cắt có 3 răng, thùy nghiền có những răng
nghiền, ở rìa ngoài hơi nhô ra.
- Hàm dưới I có thùy trong dạng mảnh mai, thùy trên có vài gai cứng.
- Hàm dưới II có một rãnh sâu rất rõ.
- Chân hàm III mảnh mai, có mang khớp (Arthrobranch) và mang bên (Pleurobranch)
- Chân ngực I mảnh mai, Carpus dài hơn Propodus.
- Chân ngực II mảnh mai
ở cả con đực lẫn con cái, hình dạng và kích thước tương
đương nhau, luôn ngắn hơn chiều dài toàn thân, các đốt trơn láng, phần bàn (Palm) dài hơn
phần ngón (Finger). Trong mép kẹp không có các mấu gai ở phần gốc, chỉ có một tấm Kitin
chạy dài từ gốc đến ngọn, đầu kẹp có các lông tơ.
- Chân ngực V dài hơn chân ngực III và IV.
- Phần bụng láng, đốt bụng VI dài hơn đốt bụng V rõ rệt.
- Telson dài tương đương đốt bụng VI, có dạng tam giác, m
ặt lưng có 2 đôi gai. Đỉnh
Telson có 2 đôi gai ở hai bên, đôi ngoài ngắn, đôi trong dài hơn Telson, ở giữa 2 đôi gai này
có 1 đôi lông tơ.
- Chân đuôi dài hơn Telson, nhánh trong dạng trứng, nhánh ngoài dài hơn nhánh
trong, mặt ngoài có 1 gai cứng.
Giống Leptocarpus trên thế giới chỉ thấy xuất hiện 2 loài : Leptocarpus fluminicola và
Leptocarpus potamiscus chủ yếu phân bố ở thủy vực nước ngọt và nước lợ thuộc vùng Ấn
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
114

độ - Tây Thái Bình Dương.

III.4. GIỐNG PALAEMONETES Heller
* Đặc điểm nhận dạng :
- Có gai râu và gai mang trên Carapace.
- Chủy ngắn, gốc chủy không có mào nhô cao
- Phân bố chủ yếu ở vùng giáp nước, nồng độ muối lợ nhạt.
* Thành phần loài :
Ở thủy vực tự nhiên thuộc đồng bằng sông Cửu long, hiện nay thu được 2
loài thuộc giống Palaemonetes. Tuy nhiên các lòai này chưa được định danh chính xác.

IV. MỘT SỐ HÌNH ẢNH GIỚI THIỆU VỀ THÀNH PHẦN LÒAI TÔM THU
ỘC HỌ
PALAEMONIDAE Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG.
IV.1. Giống Macrobrachium ( Hình 36)
IV.2. Giống Exopalaemon ( Hình 37)
IV.3. Giống Leptocarpus ( Hình 38)
IV.4. Giống Palaemonetes ( Hình 39)
V- CÁC HỌ TÔM KHÁC TRONG TỔNG HỌ PALAEMONOIDEA.
V.1. Họ Atyidae (Tép gạo) :
Cá thể có kích thước nhỏ, đa phần phân bố ở các thủy vực nước lợ bị nhiễm phèn. Đây là
nhóm thức ăn tự nhiên trong thủy vực đối cho các loài thuỷ sản ăn động vật.
Có các giống phổ biến như : Atya, Caridina và Paratya, Ở
đồng bằng sông Cửu long đã phát
hiện các loài :
- Caridina acuminata Stimpson ( 1860) : phát hiện ở suối nước ngọt thuộc đảo Hòn
tre-Kiên giang.
- Caridina weberi sumatrensis DeMan (1892) : hiện diện trong thủy vực nước lợ
nhiễm phèn.
- Caridina nilotica typica DeMan (1908) : hiện diện trong thủy vực bị nhiễm phèn.
- Caridina nilotica bengalensis DeMan (1908) : hiện diện trong thủy vực nước lợ bị
nhiễm phèn.

V.2. Họ Alpheidae (Họ tôm gõ mõ)
Còn gọi là tôm bắp, hiện diện nhiều ở vùng nướ
c lợ, cửa sông và trong đầm nước lợ. Trên cơ
thể tôm có nhiều màu sắc xám nâu, xanh,vàng. Kích thước cơ thể nhỏ, không có giá trị kinh
tế.
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
115

V.3. Họ Pandalidae.
Kích thước cơ thể nhỏ không có giá trị kinh tế, chỉ có ý nghĩa về mặt phân loại học.












Hình 36a : Loài Macrobrachium idae





Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.

Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
116



Hình 36b : Lòai Macrobrachium javanicum











Hình 36c : Loài Macrobrachium esculentum







Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
117




Hình 36d : Loài Macrobrachium equidens











Hình 36e : Loài Macrobrachium mammillodactylus




Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
118



Hình 36f : Loài Macrobrachium mirabile











Hình 36g : Loài Macrobrachium sintangense




Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
119







Hình 36h : Loài Macrobrachium rosenbergii







Hình 37 : Loài Exopalaemon syiliferus




Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
120




Hình 38 : Loài Leptocarpus potamiscus



Hình 39 : Loài Palaemonetes sp

Câu hỏi ôn tập :
1) Trình bày đặc điểm phân bố của tôm Caridea trên thế giới ?
2) Nêu các họ tôm thuộc nhóm Caridea ? Ở thủy vực Đồng bằng sông Cửu Long có các họ
tôm nào ? Nêu đặc tính phân bố của chúng.
3) Đặc điểm hình thái phân biệt các giống tôm : Macrobrachium, Exopalaemon,
Palaemonetes và Leptocarpus.
4) Cách phân biệt giữa tôm càng xanh và tôm càng lửa ?
5) Đặc điểm nhận dạng loài tép rong (Macrobrachium lanchesteri)
6) Đặc điểm phân loại và phân bố của tôm trứng (Macrobrachium equidens
) ?
7) Đặc điểm phân loại và phân bố của tép thợ rèn (Macrobrachium sintangense) ?
8) Đặc điểm phân loại và phân bố của tép mồng sen (Macrobrachium mirabile) ?
9) Hãy kể một số loài tôm thuộc họ Palaemonidae có vai trò quan trọng đối với nghề nuôi và
khai thác ở Đồng bằng sông Cửu Long.
10) Vai tr

ò của họ tép gạo Atyidae trong thủy vực tự nhiên ?
11) Đặc điểm phân loại và phân bố của tôm họ Alpheidae (tôm gõ mõ) ?
Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
121

12) Hãy kể một số loài tôm thuộc nhóm Caridea chỉ phân bố ở vùng nước lợ ?

TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1) Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi Thủy sản Việt Nam. Nxb. Nông nghiệp. 616 trang
2) Donald L. Lovett., 1981.A Guide to the Shrimps, prawns, lobsters, and crabs of Malaysia
and Singapore.Faculty of Fisheries and Marine Science. University Pertanian
Malaysia. Occasional Publication No.2, August 1981. 150 pp.
3) Holthuis, L.B.,1980. FAO Species catalogue.Vol.1.Shrimps and Prawns of the world.
An annotated catalogue of species of interest to fisheries.FAO.Fish.Synop.,(125).Vol.1,
1980, 261 pp.
4) h
ttp://www-biol.paisley.ac.uk/courses/Tatner/biomedia/units/moll1.htm
5)

6)
7)
8) Jan A. Pechenik, 2000. Biology of the Invertebrates. McGraw Hill, 203-276. 578p.
9) Nguyễn Văn Thường & Trương Quốc Phú, 2003.Giáo trình Ngư Loại II. Khoa Thủy sản-
Đại học Cần Thơ, 169 trang.
________________________________________________________________________









Giáo trình : NGƯ LOẠI II (Giáp xác & Nhuyễn thể) -02/2009.
Chương IV- ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI PHÂN BỐ TÔM CARIDEA
122
MỤC LỤC: PHẦN II

PHẦN II: ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA) 133
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 133
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH MOLLUSCA 133
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ CẤU TRÚC CƠ THỂ 134
III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC 136
3.1 Sinh sản và phát triển 136
3.2 Hệ tuần hoàn, sắc tố máu và trao đổi khí 140
3.3 Hoạt động của hệ thần kinh 141
3.4 Hoạt động của hệ tiêu hóa 143
3.5 Hoạt động của hệ bài tiết 143
CHƯƠNG II: LỚP CAUDOFOVEATA (CHAETODERMOMORPHA) 144
CHƯƠNG III:LỚP SOLENGASTRES (NEOMENIOMORPHA) 146
CHƯƠNG IV:LỚP MONOPLACOPHORA 148
CHƯƠNG V:LỚP POLYPLACOPHORA 151
CHƯƠNG VI:LỚP GASTROPODA 154
I. ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, CẤU TẠO CHUNG CỦA GASTROPODA 155
1.1 Cấu tạo vỏ của Gastropoda 155
1.2 Hiện tượng xoắn ở Gastropoda 156
II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA PROSOBRANCHIA (MANG TRƯỚC) 157
III. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA OPISTHOBRANCHIA (MANG SAU) 159
IV ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA PULMONATA (ỐC PHỔI) 160

CHƯƠNGVII: LỚP BIVALVIA (PELECYPODA) 163
I.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA PROTOBRANCHIA (MANG SƠ KHAI) 163
II.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA LAMELLIBRANCHIA (MANG TẤM) 167
III.ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA SEPTIBRANCHIA (MANG VÁCH) 172
CHƯƠNG VIII:LỚP SCAPHOPODA 174
CHƯƠNG IX: LỚP CEPHALOPODA 176
CHƯƠNG X: PHÂN LOẠI TỔNG QUÁT NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN MỀM 182
I. NGÀNH PHỤ ACULIFERA (TRÊN THÂN CÓ GAI) 185
1.1 Lớp Polyplacophora 185
1.2 Lớp Solenogastres (= Neomeniomorpha) 185
1.3 Lớp Caudofoveata (= Chaetodermomorpha) 185
II. NGÀNH PHỤ CONCHIFERA (VỎ LIỀN) 185
2.1 Lớp Monoplacophora (Vỏ một tấm) 185
2.2 Lớp Gastropoda (Chân bụng) 186
2.3 Lớp Bivalvia (Hai mảnh vỏ) 195
2.4 Lớp Scaphopoda (chân búa) 199
2.5 Lớp Cephalopoda (chân đầu) 199
TÀI LIỆU THAM KHẢO 202

132
PHẦN II: ĐỘNG VẬT THÂN MỀM (MOLLUSCA)

CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO NGÀNH ĐỘNG VẬT THÂN
MỀM

Năm 1798 nhà Động vật học ngưới Pháp Cuvier sử dụng tên Mollusca (tiếng La-tinh là
Mollis có nghĩa là mềm) lần đầu tiên để mô tả Mực Ống (squid) và Mực Nang
(cuttlefish), loài động vật vỏ thoái hóa và có vỏ trong hoặc không có vỏ. Sau đó các nhà
khoa học mới phát hiện sự liên quan thực sự giữa nhóm này với các loài Mollusca khác
như ốc, hai mảnh vỏ.

Mollusca là một nhóm có tính thích ứng rất cao. Tính thích ứng thể hiện qua số lượng
loài và s
ự đa dạng về môi trường sống, Mollusca là một trong ba nhóm có tính thích ứng
cao nhất trong giới động vật. Đã có hơn 160.000 loài được mô tả, trong đó có khoảng
128.000 loài còn sống đến nay và khoảng 35.000 loài ở dạng hóa thạch.
Mollusca phân bố ở hầu như tất cả các môi trường sống. Ở biển chúng phân bố từ vực
sâu của đại dương đến vùng triều. Chúng có thể sống trong nước ngọt cũng nh
ư trên cạn.
Vì vậy, trong suốt quá trình tiến hóa chúng trở nên thích ứng và sống trong mọi sinh
cảnh.
Ngành Mollusca được chia làm 8 lớp, mức độ quan trọng khác nhau. Lớp quan trọng nhất
trong các loài Động vật thân mềm là Gastropoda, bao gồm hơn 80% loài Động vật thân
mềm còn sóng đến nay. Lớp Cephalopoda hiện nay vẫn còn nhiều loài sống sót, nhưng
bằng chứng hóa thạch cho thấy trước đây chúng phong phú hơn hiện nay và có lẽ chúng
là nhóm động vật chi
ếm ưu thế ở biển kỷ Ordovic.

I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH MOLLUSCA

 Cơ thể đối xứng hai bên (trừ Gatropoda), không phân đốt và thường có đầu phát
triển.
 Mặt lưng của cơ thể có cơ chân chủ yếu dùng để điều khiển chân khi di chuyển.
 Mặt bụng của cơ thể có màng áo khép kín tạo thành xoang màng áo, biến đổi
thành mang hoặc phổi và ti
ết ra vỏ (trừ một số loài không có vỏ).
 Trên bề mặt của biểu mô có tiêm mao, tuyến tiết chất nhầy và cơ quan cảm giác.
 Xoang cơ thể thường rất nhỏ là vùng bao quanh tim (xoang bao tim).
 Hệ thống tiêu hóa phức tạp, thường có cơ quan nghiền thức ăn là lưỡi sừng ngoại
trừ Bivalvia (không có lưỡi sừng).
 Hệ thống tuần hoàn hở, gồm tim, mạch máu và xoang máu.


Trao đổi khí xảy ra ở mang, phổi, màng áo hoặc bề mặt cơ thể.
 Các cơ quan cảm giác gồm: xúc giác, khứu giác, vị giác, thăng bằng và thị giác
(một số loài). Mắt của Cephalopoda phát triển.


133
II. NHỮNG ĐẶC TRƯNG VỀ CẤU TRÚC CƠ THỂ

Một trong những nét đặc trưng nhất của Mollusca là đa số loài có vỏ vôi cứng. Vỏ được
phát hiện dưới dạng hóa thạch bao gồm những mẫu vật thuộc kỷ Cambria cho thấy rằng
Mollusca rất phong phú trong thời gian này và chúng phải phát sinh từ kỷ Tiền Cambria
(Pre-Cambrian), hơn 500 triệu năm trước.
Các hiểu biết về tiế
n hóa của Mollusca chủ yếu được suy luận từ vỏ hóa thạch mặc dù
không tồn tại bộ phận thân mềm (cơ thể) bên trong của hầu hết hóa thạch.
Có một số nét đặc trưng về cấu trúc cơ thể của ngành Mollusca đã được mô tả trong phần
đặc điểm chung. Tuy nhiên, trong mục này một số đặc trưng quan trọng sẽ được trình bày
một cách chi tiết.
H
ầu hết Mollusca có vỏ cấu tạo bằng các phiến đá vôi (calcium carbonate) gắn kết với
nhau với chất nền là protein. Vật chất hữu cơ (protein) chiếm đến 35% trọng lượng khô
của vỏ ở một số loài Gastropoda và có thể chiếm đến 70% trọng lượng khô của vỏ
Bivalvia. Vỏ của Mollusca gồm ba lớp: một lớp chất sừng mỏng bên ngoài
(Periostracum), một lớp phi
ến đá vôi hình lăng trụ dày (Prismatic) và một lớp mỏng xà
cừ ở bên trong (Nacreous) (Quayle & Newkirk, 1989). Cả hai thành phần hữu cơ và vô
cơ của vỏ do mô đặc biệt của màng áo tiết ra. Khi một hạt cát, ký sinh trùng hay một dị
vật rơi vào giữa màng áo và mặt trong của vỏ, ngọc trai sẽ hình thành sau một thời gian.
Tần suất tạo thành ngọc tự nhiên rất thấp, khoảng một phần ngàn. Con người có thể sản

xuất ra ng
ọc trai bằng cách cấy vào giữa vỏ và màng áo của trai dị vật hình cầu làm bằng
nhựa hay vỏ Bivalvia nước ngọt sau đó nuôi trong 5-7 năm. Vai trò của màng áo ở
Mollusca có một số thay đổi về căn bản tùy vào từng nhóm với các chức năng khác nhau.


134
Hình 1: Cấu trúc vỏ của Mollusca. (a) gai sừng mặt ngoài vỏ củ
a

Gastropoda, loài Trichotropis cancellata. (b) Phiến đá vôi hình lăng
trụ ở Hầu, Crassostrea virginica (Gmelin). Vỏ đã xử lý qua chlorox
làm hòa tan chất nền protein. (c) phiến đá vôi ở tầng xà cừ của Vẹm,
Geukensia demissa (Dillwyn). Mỗi phiến xà cừ có cạnh khoảng 7µm.
(d) tiết diện của loài Vẹm biển sâu, minh họa cho cấu trúc lớp đá vôi
lăng trụ (trên) và lớp xà cừ (dưới). (a) Theo D.J. Bottjer, Third North
American Paleontological Convention, Proceedings, 1982, Vol. I,
p
p51-56. (b) Theo M.R. Carriker et al., 1980. Proc. Nat. Shellf.
Assoc. 70:139. (c), (d) Theo R.A. Lutz, Science 198 (23 Dec 1977) p.
1222, fig. 1. ©AAAS. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000.
Đa số Mollusca có một khoang trống nằm giữa màng áo và nội tạng gọi là xoang màng
áo. Xoang màng áo thường chứa mang hình lược gọi là ctenidia (ctenidi tiếng la-tinh có
nghĩa là lược) và nơi thoát ra của hệ bài tiết, hệ tiêu hóa và hệ sinh dục (xoang màng áo
có chứa lỗ hậu môn, lỗ niệu, lỗ sinh dục). Mang lược làm nhiệm vụ hô hấp và chọn lọc
thức ăn dạng hạt. Cơ quan khứu giác/xúc giác đượ
c gọi là osphradium (osphra theo tiếng
la-tinh có nghĩa là khứu giác hay cơ quan cảm nhận hóa học) thường mằm kề với mang
lược (Hình 2).
Hình 2: Cơ quan khứu giác (ảnh

chụp bằng kính hiển vi điện tử)
trong xoang màng áo của loài ốc
Thais haemastoma canaliculata.
Cơ quan khứu giác dài 4-5 treo
rủ xuống ở lối nước vào bên
trong xoang màng áo, vì vậy
nước đi qua cơ quan khứu giác
trước khi vào đến mang.
Theo Garton et al., 1984.
Biological Bulletin 167:310-21.
Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik,
2000.
Mollusca là những động vật có xoang cơ thể rất nhỏ, là vùng xung quanh tim và tuyến
sinh dục. Một số nhà động vậ
t học cho rằng xoang của Mollusca thực sự không giống với
xoang cơ thể của giun đốt, cầu gai và một số loài động vật có xoang khác và Mollusca
tiến hóa trực tiếp từ tổ tiên là giun dẹp (flatworm). Với lý do này Mollusca được xem là
thực sự không có xoang cơ thể. Tuy nhiên, những bằng chứng về sinh học phân tử gần
đây cho thấy Mollusca có tổ tiên là loài có xoang cơ thể và xoang cơ thể phát triển theo
xu hướng gi
ảm kích thước trong suốt quá trình tiến hóa, hướng tiến hóa giảm kích thước
xoang cơ thể và ít vận động. Mặt khác, xoang máu (hemocoel=blood cavity) rất phát
triển, xoang này có vai trò cân bằng thủy tĩnh trong khi vận động của một số Mollusca.
Mollusca có cơ quan bắt mồi là lưỡi sừng (radula). Lưỡi sừng bao gồm một phiến rắn
chắc cấu tạo bằng chất chitin và protein, dọc theo phiến lưỡi sừng có hai hàng răng sừng
sắc bén (Hình 3). Phiế
n lưỡi sừng hình thành từ túi lưỡi sừng (radula sac), được nâng đỡ
bởi một cấu trúc dạng sụn gọi là odontophore (có nghĩa nâng đỡ lưỡi sừng). Sụn nâng đỡ
lưỡi sừng gắn kết với một hệ thống cơ phức tạp như khối cơ miệng (buccal mass). Khi
bắt mồi hệ thống cơ miệng giãn ra vì thế sụn nâng đỡ lưỡi sừng cũng duỗi về phía miệ

ng.

135
Lưỡi sừng chuyển động theo sụn nâng đỡ, kế đến lưỡi sừng rút lại, răng sừng tự động
vươn đứng thẳng và cạp lấy thức ăn mang vào trong miệng cùng với lưỡi sừng. Các răng
sừng ở phía trước phiến lưỡi sừng bị gãy và các răng mới hình thành từ phía sau trong túi
lưỡi sừng.
Hiện nay Mollusca được chia thành 8 lớp. Sáu trong 8 lớp được mô tả qua các mẫu hóa
thạ
ch đã hình thành khoảng 450 triệu năm trước, cùng với một lớp có hình dạng giống
trai, sò đã bị tuyệt chủng 225 triệu năm trước (Hình 4). Có khoảng 35.000 loài được biết
đến chỉ qua mẫu hóa thạch. Chỉ có 2 lớp là không có mẫu hóa thạch đó là Caudofoveata
và Solengastres.


Hình 3: (a) Tiết diện dọc phần đầu của Gastropoda, cấu trúc của
lưỡi sừng, sụn nâng đỡ lưỡi sừng và miệng (b) Lưỡi sừng, sụn đỡ
lưỡi sừng, phần lồi từ miệng của loài ốc biển Thais haemastoma
canaliculata. O: sụn nâng đỡ lưỡi sừng; RT và LT: răng sừng. (c)
Răng sừng của loài ốc Nerita undata. (d) Răng sừng của loài ốc
Montfortula rugosa. (b) Theo Roller et al., 1984. American
Malacological Bulletin 2:63-73. (c, d) Theo Hichman, 1981. Veliger
23:189. Trích dẫn bởi Jan A. Pechenik, 2000.
III. ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC
3.1 Sinh sản và phát triển
Hầu hết các loài thuộc Mollusca là đơn giới tính (gonochoristic=phân tính, con đực và
con cái khác nhau), nhưng một số loài thì lưỡng tính (hermaphrodite=vừa là đực vừa là
cái). Vài loài thuộc lớp phụ Prosobranchia, lớp phụ Opisthobranchia và lớp phụ

136

Lamellibranchia có giới tính lưỡng tính nhưng tuyến sinh dục đực thành thục trước
(protandric hermaphrodite). Giới tính của một cá thể thay đổi từ đực sang cái theo tuổi
của chúng. Tất cả các loài thuộc lớp phụ Pulmonata, những loài còn lại thuộc lớp phụ
Opisthobranchia là lưỡng tính nhưng có tuyến sinh dục đực và cái phát triển đồng thời
(simultaneous hermaphrodite), trên một cá thể cả trứng và tinh trùng được sản sinh ra
cùng một lúc, tuyến sinh dục của cá thể
này được gọi là tuyến sinh dục lưỡng tính
(ovotestis). Các loài lưỡng tính đồng thời thường bắt cặp trao đổi tinh trùng lẫn nhau.
Chưa tìm thấy loài Cephalopoda nào là lưỡng tính.

Hình 4: Sự đa dạng thành phần loài dựa trên mẫu hóa thạch. Độ rộng
của mỗi nhóm trên biểu đồ thể hiện tỉ lệ đa dạng loài của mỗi lớp. Các
loài thuộc Rostroconchia có hình dạng giống với trai, sò và có mối
quan hệ với Bivalvia, nhưng vỏ của chúng không có bản lề. Bivalvia
và Scaphopoda có thể là có nguồn gốc từ Rostroconchia. Theo
Boardman et al., Eds, 1987. Fossil Invertebrates. Trích dẫn bởi Jan A.
Pechenik, 2000.
Thông th
ường ống dẫn sinh dục của Mollusca hợp nhất với một phần của hệ bài tiết. Sự
thụ tinh ngoài thường xảy ra đối với Scaphopoda và có lẽ cũng xảy ra ở
Monoplacophora. Sự thụ tinh ngoài phổ biến nhất là Bivalvia, Chiton, Caudofoveata,
Solengastres và một số ít Gastropoda. Thụ tinh ngoài không xảy ra ở Cephalopoda. Một
số Mollusca trên cạn và Mollusca nước ngọt (Gastropoda
và Bivalvia) chỉ thụ tinh trong
để thích ứng với điều kiện bất lợi của môi trường. Cephalopoda thể hiện sự thích ứng đặc
biệt với sự thụ tinh trong. Một xúc tay của con đực biến đổi thành cơ quan giao phối
(Hình 5). Trong một số trường hợp, xúc tay có sự biến đổi lớn, dẫn đến sự hình thành cái
gọi là Hectocotylus (hecto có nghĩa là 100 và cotylus có nghĩa là giác bám) công cụ
chuyển túi tinh sang con cái. Nautilus đực (
ốc Anh vũ) thò hectocotylus vào phía sau

xoang màng áo của con cái đến khi tinh trùng được chuyển hoàn toàn.

137

×