Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thẳng thắn nhận lỗi sẽ khiến người khác hài lòng pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.21 KB, 4 trang )

Thẳng thắn nhận lỗi sẽ khiến người khác hài lòng
Khi giao tiếp nói chuyện, sai sót trong lời nói là điều khó tránh
khỏi. Khi đã bị lỡ lời trong lúc nói chuyện, ăn năn hối hận không
còn là điều quan trọng nữa mà điều quan trọng ở đây chính là
giảm thấp nhất hậu quả cho việc lỡ lời đó gây nên.
Có một ca sỹ đang rất nổi trong giới nghệ sỹ, một lần có người
hỏi anh về một ca sỹ nổi tiếng khác, anh trả lời rằng: “Tôi chẳng
biết anh ấy là ai, anh ấy là cái quái gì mà tôi phải biết?”
Vừa mới dứt lời, mọi người đã bàn tán rầm rộ cả lên và chỉ trích
ca sỹ này không biết thế nào là “trời cao đất dày”. Sau này, để
chỉnh sửa những sai lầm đó, anh lại phải lấy lại hình tượng của
mình, khi được phỏng vấn, anh bày tỏ: “Sau khi nói lên những
lời như vậy, tôi vô cùng hối hận và thật đáng tiếc cho những lời
nói đó của mình, tôi muốn được xin lỗi ca sỹ đó trước công
chúng”. Kể từ đó họ mới không bàn tán xì xào về lời nói đó của
anh.
Ví dụ này cho chúng ta thấy việc xử lý như thế nào khi bị lỡ lời
là vô cùng quan trọng. Xin lỗi một cách công khai hiệu quả hơn
rất nhiều so với cứ ôm khư khư lời nói sai của mình, và đó cũng
là cách xử lý thông minh, sáng suốt.
Cần phải chỉ ra rằng mục đích của “sự thẳng thắn” chỉ là ở việc
nói cho rõ vấn đề, điều này không “thẳng”, giải thích cũng cần
phải chú ý đến cách thức của nó. Sau khi đã làm sai một việc gì
đó, phần lớn đều cảm thấy vô cùng xấu hổ, sau đó ngấm ngầm
nói lời xin lỗi rồi cúi đầu đi.
Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp chỉ dựa vào một câu “xin
lỗi” thì không đủ để người khác tha thứ. Ví dụ trong khi nói
chuyện, anh A gọi sếp của mình là “người máy”, kết quả bị sếp
nghe thấy, thế là anh liền viết cho sếp mình một mẩu giấy hẹn
khi nào sếp có thời gian xin được gặp ông để giải thích, sếp
nhận lời đến gặp anh nói chuyện.


“Sếp thấy đó, những lời em nói chẳng hề có dụng ý gì cả, em
cũng rất hối hận” – anh giải thích với sếp – “Sở dĩ em dùng từ
“người máy”, chẳng qua là muốn trêu đùa một chút cho vui, em
cảm thấy sếp rất khó gần, cứng nhắc. Vì thế từ “người máy”
chẳng qua là để miêu tả cái cảm giác bình thường đó thôi”. Khi
nghe được những lời giải thích có lý và thật lòng đó, ông vô
cùng cảm động.
Qua cách này để nói rõ vấn đề, anh đã giúp sếp bình tâm trở lại
và cũng đã giải quyết một cách thỏa đáng quan hệ tình cảm giữa
hai bên.
Theo Huongnghiep.vn

×