Đổi mới tư duy trong công tác phòng
chống lao
Công tác
phòng chống
lao từ lâu đã
có sự đồng
thuận trên
toàn thế giới.
Ngày 24/3 hàng năm được lấy làm ngày toàn thế giới chống bệnh
lao. Năm nay chủ đề cho ngày 24/3 là "Đổi mới để đẩy nhanh tiến
độ chống lao". Năm 2010 chúng ta đã đi hết 1 nửa thời gian để
thực hiện kế hoạch toàn cầu chống lại bệnh lao giai đoạn 2006 -
2015. Chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ lớn lao nhưng thực tế
muốn đạt được mục tiêu đề ra là đến năm 2015 giảm 50% số bệnh
Tuyên truyền phòng chống lao tại cơ sở.
nhân lao hiện mắc trong cộng đồng, chúng ta sẽ phải khẩn trương
hơn, nỗ lực nhiều hơn nữa.
Các thông điệp được TCYTTG đưa ra trong công cuộc đổi mới là:
1. Tìm ra phương tiện mới tốt hơn để chống lại bệnh lao.
2. Tìm ra phương pháp để tiếp cận chăm sóc được nhiều hơn số
người mắc bệnh lao.
3. Khuyến khích sáng tạo kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị
bệnh lao.
4. Tìm và liên kết với các đối tác mạnh hơn để cùng nhau phòng
chống bệnh lao.
5. Sáng tạo hơn trong việc gây quĩ phòng chống bệnh lao, tăng
cường tất cả các nguồn lực ở mọi cấp trong công tác PCL.
Đối với Việt Nam công tác đổi mới được CTCLQG xác định trọng
tâm là " Đổi mới tư duy của mỗi người để kiểm soát bệnh lao tốt
hơn".
Tại sao phải đổi mới tư duy?
- Bệnh lao là một bệnh mang tính xã hội, do vậy bất cứ ai, không
phân biệt tuổi tác giàu nghèo hay vùng cư trú đều có thể mắc bệnh
lao. Trên đất nước Việt Nam không có 1 làng xã nào không có
bệnh nhân lao. Do vậy công tác chống lao không chỉ trông chờ vào
cán bộ ngành lao mà phải cần sự chung tay của toàn xã hội.
Đối tượng cần phải thay đổi tư duy và thay đổi như thế nào?
- Tất cả mọi người dân, các cơ quan đoàn thể, Các cấp chính quyền
địa phương cần quan tâm tới công tác chống lao của địa phương
mình, đầu tư nguồn lực và dành một phần ngân sách địa phương
cho công tác chống lao, tiến tới việc ngân sách cho công tác chống
lao do địa phương tự chi trả. Nhiệm vụ chống lao địa phương phải
được các cấp uỷ đảng, chính quyền đưa vào kế hoạch hoạt động
kinh tế xã hội của địa phương trong các nghị quyết và kế hoạch
- Mỗi tổ chức mỗi cá nhân cần giúp đỡ, chia sẻ để người bệnh lao
được chăm sóc tốt hơn. Phát hiện sớm bệnh lao trong cộng đồng,
chữa trị kịp thời, không để người bệnh vì nghèo khổ mà không có
ăn, không được chữa bệnh.
- Hiện nay CTCL đã có một màng lưới rộng khắp trên cả nước
nhưng đội ngũ cán bộ này chưa đủ mạnh, chưa được trang bị đầy
đủ kiến thức, chưa được hưởng chế độ đãi ngộ thoả đáng và luôn
luôn thay đổi bởi vậy công tác chống lao còn gặp rất nhiều khó
khăn. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở vững mạnh làm công tác
chống lao là trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương chứ
không phải riêng của CTCLQG
- Người bệnh lao cần coi việc chữa khỏi bệnh cho mình là trách
nhiệm đối với gia đình và xã hội, Chữa khỏi bệnh lao giúp cho
người bệnh sống khoẻ mạnh làm ra của cải vật chất cho gia đình và
xã hội, (chữa khỏi bệnh lao để không lây bệnh cho người thân và
xung quanh, chính là góp phần xây dựng một xã hội không còn
bệnh lao, không còn đói nghèo
- Cán bộ ngành lao cần phải liên tục học hỏi tìm tòi áp dụng các
sáng kiến kỹ thuật mới để kiểm soát bệnh lao.
Hiệu quả mang lại từ đổi mới tư duy trong công tác PCL
Nếu làm tốt công tác đổi mới, CTCLVN sẽ có một diện mạo mới
- Mạng lưới chống lao sẽ được củng cố vững mạnh, không còn
cảnh cán bộ ngành y không ai muốn làm công tác chống lao, Nhân
lực và cơ sở vật chất chất phục vụ công tác chống lao sẽ được các
cấp chính quyền địa phương quan tâm, chăm sóc, người dân không
còn bị khó khăn khi đến khám tại các cơ sở khám lao địa phương.
- Bệnh nhân lao được quan tâm chia sẻ trong quá trình điều trị để
bớt đi mặc cảm và không dấu bệnh. Bệnh nhân cũng biết được
trách nhiệm của mình với gia đình và xã hội để thực hiện điều trị
có hiệu quả hơn
Kết luận
Cần phải đổi mới tư duy của mỗi người để kiểm soát bệnh lao tốt
hơn
Bệnh lao đã có ở một nơi thì sẽ có ở khắp mọi nơi, phòng chống
bệnh lao là bảo vệ cho chính mình ! Bệnh lao gắn liền với đói
nghèo, xoá đói giảm nghèo không thể tách rời công tác chống lao.
Các cấp chính quyền cần có chủ trương chính sách hỗ trợ thực sự
cho công tác chống lao tại từng địa phương cả về cán bộ, cơ sở vật
chất cũng như chế độ thu hút nghề nghiệp với cán bộ chống lao.
Chương trình chống lao quốc gia cần được Chính phủ, Bộ Y tế, các
đối tác quốc tế hỗ trợ nguồn lực cho công tác chống lao. Cùng các
địa phương cần tăng cường hệ thống y tế cơ sở, phối hợp nhiều cơ
quan tổ chức trong và ngoài nước cùng tham gia công tác chống
lao để đảm bảo sự thành công trong công tác đẩy lùi bệnh lao, góp
phần vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
BS. Trần Bích Thủy