Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Những vấn đề thường gặp của môi docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.33 MB, 6 trang )

Những vấn đề thường gặp của môi

Màu sắc và tình trạng của da môi không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà
còn là dấu hiệu cho thấy bạn có đang mắc phải một bệnh nào đó hay
không. Hãy cùng tìm hiểu những vấn đề sau.

Môi thâm
Nguyên nhân: Màu sắc của đôi môi, cũng giống như màu da của con
người, được quyết định bởi nhiều yếu tố. Có thể do bẩm sinh nhưng
cũng có thể do những yếu tố khác như bị mắc một chứng bệnh nào
đó. Môi thâm cũng có thể là biểu hiện của những người bị mắc bệnh
tim mạch hoặc phổi tắc nghẽn mãn tính.
Cách khắc phục: Tập thể dục hàng ngày cho đôi môi bằng cách mím
chặt môi vài giây rồi thả ra (làm nhiều lần trong ngày); thỉnh thoảng
massage môi bằng cách dùng ngón tay miết nhẹ lên môi từ giữa sang
hai bên (cả môi trên và môi dưới). Ngoài ra, bạn nên tập thể dục đều
đặn mỗi ngày (khoảng 15 - 20 phút) hoặc tập Yoga để giúp các tế
bào, trong đó có tế bào vùng da môi luôn được cung cấp đủ oxy.
Màu sắc và tình trạng của da môi
không chỉ là vấn đề thẩm mỹ m
à còn
là dấu hiệu cho thấy bạn có đang
mắc phải một bệnh nào đó hay
không
Bên cạnh đó, cần ăn nhiều hoa quả tươi, đặc biệt là các loại có chứa
nhiều vitamin A và carotens như đu đủ, dưa hấu để làn da, trong
đó có da môi, được tươi tắn. Bôi mật ong cũng giúp cho đôi môi tươi
tắn nhưng không nên dùng nhiều.
Môi nứt nẻ
Nguyên nhân: Thời tiết khô hanh, môi trường máy lạnh, thói quen
liếm môi thường xuyên, ít uống nước, liên tục tiếp xúc với ánh nắng


nhưng không bảo vệ môi, thiếu vitamin B2 là những nguyên nhân
khiến môi bạn bị khô và nứt nẻ, trong đó có một số trường hợp viêm
môi tróc vẩy rất khó chữa trị.
Cách khắc phục: Bạn nên uống nhiều nước, tránh liếm môi, dùng
kem dưỡng môi hàng ngày. Nên sử dụng loại kem dưỡng có thành
phần chống nắng, kể cả khi không ra ngoài trời nắng. Bổ sung các
vitamin cũng rất cần thiết trong trường hợp này, đặc biệt là vitamin
B2. Nếu đã dùng đến các biện pháp trên mà không đỡ, bạn nên đến
bác sĩ khám chữa vì có thể bạn đã mắc một bệnh lý ở môi có liên
quan đến sức khỏe toàn thân.
Môi nhăn
Nguyên nhân: Thói quen cắn môi thường xuyên, bị mất nước, da
môi bị lão hóa là những nguyên nhân khiến môi bị nhăn.
Cách khắc phục: Bạn có thể dùng các sản phẩm dưỡng môi có chất
chống nhăn để khắc phục từ bên ngoài. Bên cạnh đó, bạn cần ăn
uống đủ chất, bổ sung đủ lượng nước và các chất dinh dưỡng giàu
vitamin, các chất collagen để môi được nuôi dưỡng từ bên trong.
Môi tái xanh
Nguyên nhân: Có nhiều nguyên nhân khiến cho đôi môi của bạn có
màu sắc như vậy. Môi bạn có thể tái xanh khi trời lạnh nhưng đó
cũng là dấu hiệu thường thấy của bệnh lý toàn thân như tim mạch và
hô hấp.
Cách khắc phục: Nếu môi tái xanh không phải do lạnh kèm theo một
số triệu chứng khác như mạch nhanh, da tái bạn cần đi khám ngay
để xem mình có bị suyễn hay không.
Dùng son môi đúng cách

Nhớ bôi kem dưỡng trước rồi mới
phủ son màu mà bạn ưa thích nhằm
bảo vệ môi

Một số loại son môi có thể gây hại cho làn môi của bạn, đặc biệt là
những loại có chứa nhiều chì. Do đó, trước khi dùng son môi, nhớ
bôi kem dưỡng trước rồi mới phủ son màu mà bạn ưa thích nhằm
bảo vệ môi.
Nên dùng các loại kem dưỡng môi có chứa chất chống nắng, bất kể
trong điều kiện thời tiết nào để ánh nắng không tàn phá đôi môi của
bạn.
Không dùng son môi và mỹ phẩm chăm sóc môi của các hãng không
rõ tên tuổi, nguồn gốc và xuất xứ để tránh trường hợp các chất độc
hại gây nguy hiểm cho môi.
Bác sĩ của bạn - TS-BS Nguyễn Duy Hưng - Viện
da liễu Quốc gia
- Thưa bác sĩ, đôi môi có thể bị những bệnh gì?
- Về bệnh lý của môi có thể kể đến rất nhiều bệnh nh
ư:
viêm môi, herpes môi, ung thư môi, u máu ở môi, b
ạch
biến môi, viêm kẽ mép do nhiễm nấm candida hay do
nhiễm khuẩn (còn được gọi là chốc mép). Riêng viêm
môi cũng có rất nhiều dạng: viêm môi dạng eczama,
viêm môi do thuốc, do ánh nắng, viêm môi dạng u hạt,
viêm môi tiếp xúc (thường do các hóa chất trong mỹ
phẩm, đặc biệt là son môi, các chất dùng trong nha
khoa và nước súc miệng gây ra)
Ngoài ra còn có các bệnh lý khác như: tuyến bã bị lộ
ra trong bệnh Fordyce spots, có những chấm trắng ở
bờ viền môi, bệnh Peutz-Jeghets có những chấm đen ở
môi, bệnh tay-chân-miệng, liken phẳng môi, bệnh
lupus ban đỏ kinh diễn ở môi
- Trong số các bệnh lý của môi, bệnh nào nguy hiểm

nhất?
- Tay - chân - miệng, ung thư là những bệnh nguy
hiểm có thể gây tử vong nếu không được phát hiện
sớm và điều trị đúng phương pháp.
- Trong số các bệnh về môi, herpes môi là bệnh mà
nhiều người thường gặp phải. Khi bị bệnh, nhiều
người thường chữa bằng cách đắp hạt đậu xanh sống
nhai nát. Cách chữa này có đúng không?
- Cách chữa này khiến cho bệnh không những không
khỏi mà còn làm cho môi bị nhiễm trùng và có thể gây
biến chứng nặng hơn. Bệnh herpes môi là bệnh do vi
rút herpes simplex 1 gây nên. Bệnh có thể lây qua
đường hôn, lây qua dùng chung khăn mặt, bàn chải
đánh răng. Khi bị nhiễm vi rút này, người bệnh thư
ờng
bị tái diễn nhiều lần trong đời.
Hiện nay bệnh chưa có thuốc chữa khỏi. Acyclovir
uống và bôi chỉ có tác dụng hạn chế, không ngăn chăn
được bệnh tái phát. Nguyên nhân do vi rút nằm trong
hạch thần kinh cảm giá ở đốt sống cổ, từ đó chúng đi
theo dây thần kinh ra ngoài môi gây b
ệnh khi có yếu tố
kích hoạt.

×