CAMPUCHIA VÀ CÁC ĐẢNG PHÁI
QUỐC TẾ
Quân đội quốc gia Sihanouk : Được thành lập vào năm 1982 để chống lại lực
lượng bộ đội Việt Nam ở Campuchia. Sau này thương được gọi là Quân đội quốc
gia Campuchia độc lập (ANKI) và là lực lượng vũ trang phục vụ cho Funcinpec.
Đảng dân chủ Tự do Phật giáo : Có trước cuộc bầu cử năm 1993. Son Sann đã
đổi Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme (KPNLF) thành Đảng Dân chủ
Tự do Phật giáo (DLDP) nhằm kích động Phật tử đấu tranh ngấm ngầm trong nhân
dân và cho họ thấy con đường dẫn tới hoạt động chính trị bất bạo động cho quốc
gia.
Đảng Nhân dân Campuchia : Thường được gọi là Đảng CPP, là một đảng phái
chính trị do Chea Sim, Heng Samrin và Hun Sen lãnh đạo. Đảng CCP phát xuất từ
Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia (KPRP) và Nhà nước Campuchia (SOC).
Những người lãnh đạo đã đổi tên đảng này để xóa đi hình ảnh chuyên chế không
thích hợp trước cuộc bầu cử vào năm 1993 và cũng gạt bỏ vấn đề ý thức hệ và tiếp
nhận kiểu dân chủ hòa giải hơn.
Lực lượng Vũ trang Nhân dân Campuchia : Thường được nhiều người biết đến
là CPAF, nó là lực lượng vũ trang của Đảng CCP.
Đảng Dân chủ Campuchia : Tên chính thức của cánh chính trị của quân du kích
Khơme Đỏ được Pol Pot lãnh đạo.
Funcipec : Các chữ đầu của các từ tiếng Pháp Front Uni National Pour Un
Cambodge independent, neutre, pacifique,et cooperatif (Mặt trận Thống nhất dân
tộc vì Độc lập, Hòa bình, Trung lập và Hòa hợp Campuchia), Đảng chính trị Bảo
hoàng được Sihanouk dựng lên vào năm 1981 để chống lại chế độ Phnom Penh
của Heng Samrin và Việt Nam. Sau khi hiệp định hòa bình được ký vào năm 1991,
Sihanouk đã bàn giao vai trò lãnh đạo đảng cho Ranariddh.
Đảng Cách mạng nhân dân Campuchia (KPRP) : Đảng KPRP là một bộ phận
của Đảng Cộng sản Đông Dương (ICP) đã đóng vai trò quan trọng chống lại sự cai
trị của thực dân Pháp và sự chiếm đóng của Nhật ở Campuchia. Đảng KPRP được
thành lập vào năm 1951 sau khi ICP bị giải tán và cải tổ lại thành ba Đảng Cộng
sản cho Việt Nam, Lào, Campuchia. Đảng KPRP của Campuchia bị tách ra làm
hai vào năm 1962 thành phe thân Trung Quốc và phe thân Liên Xô. Vào tháng
giêng năm 1979, sự chia rẽ này đã trở thành vĩnh viễn khi phe thân Liên Xô và
ủng hộ Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Pen Sovann đã thay thế Pol Pot ở Phnom
Penh.
Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme : Được Son Sann thành lập vào
năm 1979 để chống lại lực lượng bộ đội Việt Nam đóng ở Campuchia.
Lực lượng Vũ trang Giải phóng Dân tộc Nhân dân Khơ me : đây là lực lượng
vũ trang của Mặt trận Giải phóng dân tộc Nhân dân Khơme.
Quân đội Quốc gia Campuchia Dân chủ : Đây là lực lượng du kích quân thường
được gọi là Khơme Đỏ.
Hiệp định Hòa bình Paris : Hiệp ước hòa bình chính thức được biết đến là "các
sự thỏa ước hòa giải chính trị toàn diện cho cuộc xung đột của Campuchia" đã
được ký ở Paris vào ngày 23 tháng 10 năm 1991, và chấm dứt cuộc chiến giữa bốn
phe phái của Campuchia, đã đồng thuận hướng tới cuộc tổng tuyển cử dưới sự
giám sát của Liên Hiệp Quốc.
Nhà nước Campuchia : Được viết tắt là SOC, là chính quyền lãnh đạo đất nước
dưới các tên khác nhau từ năm 1979 cho tới cuộc bầu cử vào tháng 5 năm 1993.
Nhà nước Campuchia phát xuất từ Đảng Cách mạng Nhân dân Campuchia, hầu
hết các thành viên của nó là những người kỳ cựu của Đảng này.
Hội đồng Quốc gia Tối cao Campuchia : Hội đồng này được thành lập theo hiệp
định Paris để đại diện cho chính quyền của Campuchia trong thời gian chuyển tiếp
cho tới cuộc bầu cử. Hội đồng này đại diện cho quốc gia ở nước ngoài và có chân
trong Liên Hiệp Quốc.
Phái bộ chuyển tiếp của Liên Hiệp Quốc ở Campuchia : theo hiệp định Paris,
UNTAC được thành lập để tổ chức và giám sát cuộc bầu cử, giải tán hàng ngũ và
giải giới các phe cánh của Campuchia. Cơ quan ủy nhiệm này điều hành từ cuối
năm 1991 tới cuối năm 1993. Các nguyên tắc cơ bản của Liên Hiệp Quốc được
duy trì ở Campuchia từ năm 1994 tới 1995.
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ CỦA HUN SEN
1952 : Sinh vào tháng 4 ở làng Peam Koh Sna, huyện Stung Trang, tỉnh Kompong
Cham.
1965 – 1969 : Học tại trường Lycee Indra Dhevi ở Phnom Penh và sống trong
chùa Naga Vann.
1970 : Tham gia hoạt động bí mật chống chính quyền Cộng hòa, được biết đến
như là một du kích được Khơme Đỏ lãnh đạo dưới sự bảo trợ của Sihanouk.
1975 : Được bổ nhiệm làm Trưởng ban tham mưu Trung đoàn Đặc công của
Khơme Đỏ ở miền Đông. Bị chột mắt trong đợt tấn công cuối cùng vào Phnom
Penh. Cưới Bun Sam Hieng, thường được gọi là Bun Rany (Cặp vợ chồng này có
ba con trai và ba con gái. Một trong số các người con này là con nuôi. Con trai đầu
là Hun Manet sinh ngày 10 tháng 10 năm 1977. Các người con khác : con gái Hun
Mana sinh ngày 20 tháng 9 năm 1980; con trai Hun Manit sinh ngày 17 tháng 10
năm 1981; con trai Hun Many sinh ngày 27 tháng 11 năm 1982; con gái Hun Maly
sinh ngày 30 tháng 12 năm 1983; người con thứ sáu là con gái nuôi được đặt tên là
Hun Maline).
1977: Được bổ nhiệm làm Tham mưu phó Trung đoàn Đặc công của Khơme Đỏ ở
miền Đông. Trốn sang tỉnh Sông Bé (nay là tỉnh Bình Dương) ở miền Nam Việt
Nam để tránh sự thanh trừng của Pol Pot. Thành lập lực lượng vũ trang gồm 2 vạn
người theo chủ nghĩa dân tộc Campuchia để chuẩn bị lật đổ Khơme Đỏ.
1979 : Bay trở về Phnom Penh sau khi chế độ Khơme Đỏ bị sụp đổ. Được bổ
nhiệm làm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao trong Chính phủ Cộng hòa Nhân dân
Campuchia.
1981 : Được bổ nhiệm làm phó Thủ tướng Chính phủ.
1985 : Được bổ nhiệm làm Thủ tướng Chính phủ - có lẽ là vị Thủ tướng trẻ nhất
trên thế giới. Giành được 100% số phiếu trong cuộc bỏ phiếu kín của Quốc hội.
1986 : Giao lại chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để tập trung vào công việc của ông
ở cương vị Thủ tướng.
1987 : Nhận lại chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao để xây dựng hình ảnh của ông
trước các cuộc đàm phán hòa bình. Gặp Quốc vương Sihanouk trong lần đàm phán
hòa bình đầu tiên ở Pháp.
1989 : Đưa ra kế hoạch và thi hành việc rút quân cuối cùng của lực lượng bộ đội
Việt Nam ra khỏi Campuchia .
1991 : Ký Hiệp định Hòa bình ở Paris vào tháng 10 với Sihanouk và hai phe khác
của Campuchia để kết thúc cuộc nội chiến.
1993 : Thất cử. Thành lập Chính phủ Liên hiệp với Norodom Ranariddh làm Thủ
tướng thứ nhất còn Hun Sen là Thủ tướng thứ hai.
1996 : Mối quan hệ với Ranariddh trở nên xấu đi.
1997 : Bùng nổ xung đột vũ trang ở Phnom Penh giữa các lực lượng của
Ranariddh và Hun Sen. Bị Hun Sen lật đổ, Ranariddh lâm vào tình trạng tự đày ải
trong khi phải đối phó với sự buộc tội nhập vũ khí bất hợp pháp. Báo chí thế giới
thừa nhận sự nổi lên của Hun Sen là một nhân vật xuất chúng.
1998 : Ranariddh được Sihanouk ân xá cho trở về tranh cử vào tháng 7. Hun Sen
giành được thắng lợi trong cuộc bầu cử này và được bổ nhiệm làm Thủ tướng
Chính phủ.
1999 : Dưới vai trò lãnh đạo của Hun Sen, nước Campuchia đã trở thành thành
viên thứ 10 của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Cuối cùng, ông đã có được
sự công nhận của quốc tế sau chặng đường đấu tranh hàng thập niên để đạt vai trò
lãnh đạo hợp pháp.