Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Phương pháp điều khiển P ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.93 KB, 4 trang )

Phương pháp điều khiển


Phân loại phương pháp điều khiển
Mặc dù có nhiều loại hệ thống tổng đài đang có hiện nay, tất cả các hệ
thống đó có thể được phân loại như được ghi ở Bảng 2.1. Đầu tiên chúng
có thể được phân loại theo phương pháp điều khiển mở/đóng của chuyển
mạch cuộc gọi thành phương pháp điều khiển độc lập, phương pháp điều
khiển chung, và phương pháp điều khiển theo chương trình lưu giữ.
Các phương pháp

Quá trình
đấu nối
Điều khiển

độc lập
Điều khiển

chung
Điều khiển
bằng chương trình

được lưu giữ
Loại điều khiển
trực tiếp
0 x x
Loại điều khiển
gián tiếp
0 0 0
0 : Có tồn tại
x : Không có hiện nay trừ các trường hợp đặc biệt


Bảng 2.1 Phân loại phương pháp điều khiển chuyển mạch.
Phương pháp điều khiển độc lập còn được gọi là phương pháp điều
khiển đơn chiếc; Đây là phương pháp lựa chọn các đường nối khi mỗi
chuyển mạch tiến hành một cách độc lập việc điều khiển lựa chọn vì mỗi
chuyển mạch được trang bị bằng một mạch điều khiển. Bởi vì tính đơn
giản của mỗi mạch phương pháp này được sử dụng rộng rãi cùng với
phương pháp từng bước trong các hệ tổng đài đầu tiên được phát triển.
Tuy nhiên, việc lựa chọn đường có hiệu quả cho toàn bộ hệ thống là khó
khǎn bởi vì phạm vi lựa chọn của mỗi mạch điều khiển phần nào đó bị
giới hạn. Phương pháp điều khiển thông thường là phương pháp tập
trung các mạch điều khiển vào mỗi chỗ và sau đó theo dõi trạng thái đấu
nối của toàn mạch để lựa chọn các đường nối. Khi sử dụng phương pháp
này, các mạch điều khiển được tập trung để chia sẻ số lượng lớn các
cuộc gọi cho nên khả nǎng của các mạch điều khiển là rất lớn. Đồng thời
các chức nǎng phức tạp có thể được tiến hành một cách kinh tế. Hầu hết
các hệ tổng đài kiểu cơ học phân chia không gian bao gồm cả hệ tổng
đài thanh chéo cùng sử dụng phương pháp này. Phương pháp điều khiển
theo chương trình được lưu giữ là một trong các loại phương pháp điều
khiển chung; chúng được tập trung khá cao độ về chức nǎng và như là
thiết bị xử lý thông tin đa nǎng, nó tiến hành một số điều khiển đấu nối.
Hầu hết các hệ tổng đài điện tử đang dùng hiện nay đều áp dụng phương
pháp này. Các đầu vào điều khiển trực tiếp cho một hệ tổng đài là các
xung quay số dược gửi đến từ các máy điện thoại. Các đặc điểm xử lý
đấu nối thay đổi rất lớn tuỳ thuộc vào việc sử dụng các loại đầu vào này.
Phương pháp điều khiển trực tiếp là phương pháp trong đó các xung
nhận được trực tiếp kích hoạt các mạch điều khiển nhằm để chọn các
đường nối một cách liên tiếp. Khi áp dụng phương pháp này, việc vận
hành có thể được tiến hành một cách đơn giản tuy nhiên cấu hình mạng
lưới tuyến và số quay, là đường nối, phải có mối quan hệ tương đương
1-1. Theo đó, cấu hình mạng là ít linh hoạt và khả nǎng thấp hơn. Do đó,

phương pháp này là không phù hợp với hệ tổng đài có dung lượng lớn
có khả nǎng xử lý các cuộc gọi đường dài.
Phương pháp điều khiển gián tiếp là phương pháp tập trung các xung
quay số vào mạch nhớ, đọc tất cả các số và sau đó lựa chọn các đường
nối cuộc gọi thông qua việc đánh giá tổng hợp. Theo đó với phương
pháp này được đặc tính hoá bởi dung lượng xử lý đường thông cao và có
khả nǎng biến đổi các số gọi, tương đương, các số gọi và các đường nối
có thể được xác định độc lập để lập nên mạng lưới tuyến linh hoạt. Đặc
biệt, chức nǎng này là cần thiết để có thể sử dụng một cách có hiệu quả
các tuyến gọi đường dài. Tốc độ vận hành của mạch điều khiển trong
các phương pháp điều khiển chung và điều khiển theo chương trình lưu
giữ là nhanh hơn nhiều so với thao tác quay số. Theo đó các số đựoc
quay được tập hợp lại trong một mạch nhớ tách biệt tạm thời nhằm để sử
dụng mạch điều khiển tích hợp cao và sau đó chúng được đọc với tốc độ
cực kỳ nhanh để điều khiển toàn bộ chúng ngay lập tức. Vì lý do này,
hầu hết các hệ tổng dài sử dụng phương pháp điều khiển chung và điều
khiển theo chương trình lưu giữ đều dùng phương pháp điều khiển gián
tiếp loại trừ một số trường hợp trong thời kỳ ban đầu cuả quá trình phát
triển.

×