Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài tập nhóm môn Luật ngân hàng ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.28 KB, 17 trang )

Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
LỜI MỞ ĐẦU
Thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia là một nhiệm vụ hết sức quan
trọng mà hầu hết các quốc gia trao cho Ngân hàng nhà nước ( NHNN). Việc
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia ảnh hưởng đến mọi mặt của đời sống
kinh tế – xã hội của đất nước. Do vậy, pháp luật phải quy định hết sức chặt
chẽ về cơ chế hoạt động của NHNN trong việc thực hiện chính sách tiền tệ
quốc gia nhằm tránh các ảnh hưởng bất lợi của chính sách tiền tệ đối với
tiến trình phát triển của nền kinh tế xã hội . Luật NHNN VN đã quy định
công cụ chủ yếu mà NHNN được sử dụng công cụ tái cấp vốn, công cụ lãi
suất NHNN tỷ giá hối đoái, dự trữ bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và một
số công cụ khác… Các công cụ này đựơc thực hiện thông qua hai biện pháp
kinh tế và hành chính nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia một cách
chủ động và có hiệu quả nhất
NỘI DUNG
I. Những vấn đề cơ bản về chính sách tiền tệ quốc gia
1. Khái niệm và mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
1.1. Khái niệm
Như chúng ta đã biết, chính sách tiền tệ quốc gia có ảnh hưởng to lớn
đối với quá trình ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Khi bàn về khái niệm
chính sách tiền tệ quốc gia có rất nhiều cách hiểu khác nhau.
Có quan điểm cho rằng: chính sách tiền tệ quốc gia là chính sách điều
hành toàn bộ khối lượng tiền trong nền kinh tế để phân bổ một cách có hiệu
quả nhất các nguồn tài nguyên nhằm thực hiện các mục tiêu tăng trưởng,
cân đối kinh tế, trên cở sở đó ổn định giá trị đồng tiền quốc gia.
Có quan điểm khác: chính sách tiền tệ là chính sách nhằm đảm bảo
sao cho khối lượng tiền cung ứng tăng thêm trong một năm tương ứng với
mức tăng trưởng kinh tế và chỉ số lạm phát (nếu có) nhằm ổn định giá trị
của đồng tiền, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.
Tuy nhiên, có thể hiểu theo nghĩa chung nhất như sau: Chính sách


tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà
nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền
biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện
pháp để thực hiện mục tiêu đề ra. (khoản 1 Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam 2010)
1.2. Vị trí của chính sách tiền tệ
Trong hệ thống các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước thì chính
sách tiền tệ là một trong những chính sách quan trọng nhất vì nó tác động
trực tiếp vào lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Song nó cũng có quan hệ chặt chẽ
với các chính sách kinh tế vĩ mô khác như chính sách tài khóa, chính sách
thu nhập, chính sách kinh tế đối ngoại.
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
1
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
Đối với NHNN thì việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ là
hoạt động cơ bản nhất, mọi hoạt động của nó đều nhằm làm cho chính sách
tiền tệ quốc gia được thực hiện có hiệu quả hơn.
1.3. Mục tiêu của chính sách tiền tệ quốc gia
Chính sách tiền tệ quốc gia là một chính sách kinh tế vĩ mô do NHNN
khởi thảo và thực thi, thông qua các công cụ, biện pháp của mình nhằm đạt
các mục tiêu:
Thứ nhất, ổn định giá trị đồng tiền. Đây là mục tiêu hàng đầu và là
mục tiêu lâu dài của chính sách tiền tệ quốc gia. Ổn định giá cả có tầm quan
trọng đặc biệt để định hướng phát triển kinh tế của quốc gia vì nó làm tăng
khả năng dự đoán những biến động của môi trường kinh tế vĩ mô. Mức lạm
phát thấp và ổn định tạo nên môi trường đầu tư ổn định, thúc đẩy nhu cầu
đầu tư và đảm bảo sự phân bổ nguồn lực xã hội một cách hiệu quả. Đây là
lợi ích có tầm quan trọng sống còn đối với sự thịnh vượng kinh tế quốc gia.

Thứ hai, ổn định hệ thống ngân hàng. Ngân hàng được xem là nơi tạo
ra nguồn vốn cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển kinh tế. Nó góp
phần quan trọng trong việc phát triển điều hành vốn từ nơi thừa vốn đến nơi
thiếu vốn, giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong nền kinh tế. Với vai trò
như vậy, sự ổn định của hệ thống ngân hàng có ý nghĩa quan trọng đối với
nền kinh tế. NHNN với khả năng tác động đến khối lượng tín dụng và lãi
suất có nhiệm vụ đem lại sự ổn định cho hệ thống ngân hàng.
Thứ ba, tăng trưởng kinh tế. Do chính sách tiền tệ quốc gia có thể ảnh
hưởng đến của cải và chi tiêu của xã hội nên có thể sử dụng nó làm đòn bẩy,
kích thích tăng trưởng kinh tế. Một nên kinh tế phồn thịnh với tốc độ tăng
trưởng kinh tế ổn định là nền tảng cho mọi sự ổn định, là căn cứ để ổn định
tiền tệ trong nước, cải thiện tình trạng cán cân thanh toán quốc tế và khẳng
định vị trí của nền kinh tế trên thị trường quốc tế.
Thứ tư, giảm tỷ lệ thất nghiệp. Chính sách tiền tệ mở rộng hay thu
hẹp có ảnh hưởng trực tiếp tới việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực xã
hội, quy mô sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng tới tỷ lệ thất nghiệp
của nền kinh tế. Để có một tỷ lệ thất nghiệp giảm thì phải chấp nhận một tỷ
lệ lạm phát tăng lên.
2. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Công cụ chính sách tiền tệ là các hoạt động được thực hiện bởi
NHNN nhằm ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới khối lượng tiền trong
lưu thông và lãi suất thị trường, để từ đó đạt được các mục tiêu của chính
sách tiền tệ quốc gia. Do đó, việc sử dụng công cụ, hình thức để thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia rất quan trọng.
Để đạt được mục tiêu mà chính sách tiền tệ quốc gia đề ra, NHNN sử
dụng một số công cụ để tác động vào lượng tiền cung ứng và các chỉ tiêu
khác (Điều 10. Luật NHNN. Công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia )
đó là: Tái cấp vốn; Lãi suất; Dự trữ bắt buộc; Tỷ giá hối đoái; Nghiệp vụ thị
trường mở.
Nhóm SV: N01 Lớp:

KT33B1.
2
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
II. Sự vận hành các biện pháp thực hiện chính sách tiền tệ quốc
gia của Ngân hàng nhà nước.
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách tiền tệ thông qua hai biện
pháp đó là: biện pháp kinh tế và biện pháp hành chính.
1. Biện pháp kinh tế
Biện pháp kinh tế là biện pháp mà các chủ thể quản lý sử dụng các
đòn bẩy kinh tế và các lợi ích kinh tế nhằm điều chỉnh các đối tượng quản lý
theo ý chí của chủ thể quản lý.
Trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN, biện
pháp kinh tế là biện pháp được thực hiện thông qua cơ chế pháp lí là các
hợp đồng, dựa trên nguyên tắc thỏa thuận giữa NHNN với khách hàng; ví
dụ như: Hợp đồng tái cấp vốn, Hợp đồng mua bán các giấy tờ có giá, Hợp
đồng mua bán ngoại hối… Như vậy, biện pháp kinh tế được sử dụng với hai
công cụ: Tái cấp vốn và Nghiệp vụ thị trường mở.
Biện pháp kinh tế mang đặc trưng là tính mềm dẻo, tôn trọng sự tự
nguyện thỏa thuận của các chủ thể, đảm bảo thi hành bằng sự thiện chí cũng
như mục đích lợi ích từ các phía.
Như các loại hợp đồng khác, các hợp đồng trong biện pháp này được
duy trì trên cơ sở lợi ích của cả hai phía. Biện pháp này không mang tính bắt
buộc như biện pháp hành chính. Tính linh hoạt, thi hành ngay của biện pháp
này được thúc đẩy qua cơ chế lợi ích. Khi giao kết các hợp đồng trước hết
các tổ chứ tín dụng đểu hướng đến mục đích mang lại lợi nhuận cho chính
bản thân mình, vì lợi ích của bản thân mình mà tham gia giao kết hợp
đồng… Tuy nhiên hiện nay, ở Việt Nam vẫn còn hiện tượng NHNN thực
hiện biện pháp kinh tế để điều chỉnh chính sách tiền tệ thông qua quyết định
hành chính bắt buộc. Ví dụ điển hình là việc NHNN ban hành Quyết định số

364 QĐ – NHNN ngày 13/02/2008 về việc phát hành tín phiếu NHNN bắt
buộc đối với các NHTM. Về bản chất việc phát hành tín phiếu là một hoạt
động thuộc công cụ nghiệp vụ thị trường mở, đúng nguyên tắc tín phiếu
phải do các NHTM tự nguyện mua trên cơ sở tính toán nguồn vốn của mình,
thế nhưng NHNN phát hành không có tính tự nguyện, bắt buộc các NHTM
mua theo số lượng đã được ấn định. Chính điều này đã làm cho các NHTM
không “mặn mà” với thương vụ này…
2.Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính là cách thức tác động trực tiếp của cơ quan
quản lý cấp trên( hoặc các nhà chức trách) lên đối tượng và khách thể quản
lý bằng các mệnh lệnh, các quyết định dứt khoát mang tính bắt buộc nhằm
đạt mục tiêu đề ra trong những tình huống quản lý nhất định. Đặc điểm của
biện pháp hành chính là tính bắt buộc và tính quyền lực.
Tính bắt buộc đòi hỏi các đối tượng quản lý chấp hành nghiêm chỉnh
các quyết định, các chỉ thị của chủ thể quản lý, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kỉ
luật kịp thời và đích đáng. Tính quyền lực đòi hỏi cấp trên chỉ đưa ra các tác
động hành chính đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình.
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
3
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
Trong chính sách tiền tệ, biện pháp hành chính là biện pháp mà Ngân
hàng trung ương sử dụng thông qua cơ chế pháp lí, định hướng bằng các
quyết định hành chính như: quyết định tăng, giảm lãi suất cơ bản và lãi suất
tái cấp vốn; quyết định tăng, giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức
tín dụng; quyết định điều chỉnh tỉ giá hối đoái giữa đồng Việt Nam với
ngoại tệ… Theo đó, có 3 công cụ sử dụng biện pháp hành chính để thực thi
chính sách tiền tệ đó là: Công cụ lãi suất, Dự trữ bắt buộc và Tỉ giá hối đoái.
Như chúng ta đã biết chính sách tiền tệ là quá trình quản lý hỗ trợ

đồng tiền của Chính phủ hay NHNN để đạt được những mục đích đặc biệt
như: kiềm chế lạm phát, duy trì ổn định tỉ giá hối đoái, đạt tăng trưởng kinh
tế. Chính sách lưu thông tiền tệ bao gồm việc thay đổi các loại lãi suất nhất
định, có thể trực tiếp hay gián tiếp thông qua các nghiệp vụ thị trường mở;
quy định mức dự trữ bắt buộc; hoặc trao đổi trên thị trường ngoại hối. Khi
nền kinh tế bị lạm phát, nghĩa là sức mua của đồng nội tệ giảm sút cùng với
sự tăng giá nhanh chóng của hàng hóa, dịch vụ trên thị trường kéo theo tình
trạng sản xuất lưu thông bị đình đốn thì nguyên tắc xử lí tình trạng này là
NHNN phải áp dụng các biện pháp nhằm giảm khối cung tiền tệ trong lưu
thông, kết hợp với những giải pháp kích cầu về tiền tệ của xã hội sao cho
khối cung và cầu tiền tệ thực tế trong lưu thông có sự cân đối nhau. Ngược
lại, trong trường hợp cần xử lí tình trạng thiểu phát, cần phải tăng khối cung
tiền tệ trong lưu thông trên cơ sở kết hợp những giải pháp giảm cầu về tiền
tệ thì NHNN có thể sử dụng các công cụ điều hòa lưu thông tiền tệ. Như
vậy, khi xem xét hoạt động của NHNN trên phương diện nền kinh tế lạm
phát và thiểu phát, ta có thể thấy được sự vận hành của biện pháp kinh tế và
hành chính trong việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia của NHNN.
Hiện nay, về cơ bản NHNN Việt Nam áp dụng khá linh hoạt cả hai
biện pháp trên. Mỗi biện pháp đều có những ưu điểm nhất định để điều
chỉnh các hoạt động đặc thù. Tuy nhiên, do nền kinh tế mới chuyển từ quản
lý theo cơ chế tập trung, quan lieu, bao cấp bằng mệnh lệnh hành chính sang
nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước nên đôi khi biện pháp
hành chính vẫn bị lạm dụng. Không thể phủ nhận được vai trò của biện pháp
hành chính, tính bắt buộc và quyền lực của nó tạo điều kiện cho chủ thể
quản lý thực hiện tốt vai trò quản lý của mình. Song bên cạnh đó, lạm dụng
các biện pháp hành chính cũng đưa đến một số hậu quả sau: giảm lòng tin từ
phía người dân, các tổ chức tín dụng gây bất bình, đôi khi biện pháp quá
cứng nhắc không đáp ứng được tính biến động liên tục của thị trường tài
chính… Trong nền kinh tế thị trường, biện pháp kinh tế đang dần khẳng
định ưu thế so với các biện pháp khác, bằng tính tự nguyện, tính mềm dẻo

cũng như các lợi ích mà chúng điều chỉnh. Thiết nghĩ trong thời gian tới
NHNN cần đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động quản lý thông qua biện pháp
kinh tế nhằm đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các TCTD, hạn chế đến
mức thấp nhất sự can thiệp không cần thiết vào hoạt động kinh doanh.
III. Sự vận hành các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ Quốc
gia của Ngân hàng nhà nước
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
4
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
Điều 10 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy định: “Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng công cụ thực hiện chính
sách tiền tệ quốc gia, bao gồm tái cấp vốn, lãi suất, tỷ giá hối đoái, dự trữ
bắt buộc, nghiệp vụ thị trường mở và các công cụ, biện pháp khác theo quy
định của Chính phủ”.
1. Công cụ tái cấp vốn
Theo khoản 1 Điều 11 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam 2010 quy
định: “Tái cấp vốn là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng Nhà nước nhằm
cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng”.
*Cơ chế vận hành
Thông qua công cụ tái cấp vốn, NHNN thực hiện việc điều tiết lượng
tiền trong lưu thông nhằm đạt được các chính sách tiền tệ quốc gia trong
từng thời kỳ. Sự điều tiết lưu thông tiền tệ của NHNN thông qua việc sử
dụng công cụ tái cấp vốn được thực hiện ở chỗ:
- Khi cần tăng thêm lượng tiền cung ứng trong lưu thông, NHNN sẽ
hạ thấp lãi suất tái cấp vốn, tăng hạn mức tái cấp vốn. Biện pháp này sẽ
khuyến khích các NHTM đến NHNN để vay vì giá cả tín dụng giảm, mặt
khác, khối lượng tín dụng được cấp sẽ tăng lên.
- Ngược lại, khi cần giảm lượng tiền cung ứng trong lưu thông,

NHNN sẽ tăng lãi suất cấp vốn lên, làm giảm hạn mức tái cấp vốn. Biện
pháp này làm giảm khối lượng tín dụng, giảm nhu cầu vay vốn.
Khoản 2 Điều 11 Luật NHNN Việt Nam 2010 quy định ba hình thức
tái cấp vốn sau đây:
Thứ nhất, cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá. Đây là
hình thức cho vay của NHNN dành cho tổ chức tín dụng (TCTD) là ngân
hàng xin vay trên cơ sở cầm cố các giấy tờ có giá thuộc sở hữu của ngân
hàng này như tín phiếu kho bạc, tín phiếu NHNN, công trái, trái phiếu… Ví
dụ điển hình như Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu vào tháng 10/2003
và Ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn Ninh Bình (nay là NHTMCP
Dầu khí toàn cầu). Trước những tin đồn thất thiệt, khách hàng của ngân
hàng đã ồ ạt đến rút tiền trước hạn, bất ngờ trước phản ứng mang tính dây
chuyền của khách hàng, ngân hàng rơi vào tình trạng bị động trong cân đối
nguồn vốn đảm bảo khả năng thanh toán cho khách hàng. Tuy nhiên, với vai
trò là ngân hàng của các ngân hàng, NHNN đã kịp thời hỗ trợ khả năng
thanh toán cho 2 ngân hàng này dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng
cầm cố giấy tờ có giá.
Thứ hai, chiết khấu giấy tờ có giá.
Chiết khấu giấy tờ có giá của ngân hàng là nghiệp vụ NHNN mua
ngắn hạn các loại giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toán, mà các loại giấy tờ
có giá này đã được ngân hàng giao dịch trên thị trường sơ cấp hoặc thứ cấp.
Với tính chất là một quan hệ pháp luật, hoạt động chiết khấu giấy tờ có giá
này được hình dung với ba yếu tố cơ bản sau:
Yếu tố chủ thể: bao gồm người mua (NHNN) và người bán (NHTM)
Yếu tố đối tượng mua bán: là thương phiếu và các giấy tờ có giá.
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
5
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.

Yếu tố giá cả của hàng hóa được mua bán chính là số tiền mà thương
phiếu, giấy tờ có giá NHNN phải thanh toán cho khách hàng là NHTM sau
khi đã trừ đi phần lợi tức chiết khấu.
Các hình thức chiết khấu sẽ được thực hiện tại Sở giao dịch NHNN,
hoặc trong trường hợp cần thiết sẽ ủy quyền cho chi nhánh NHNN tỉnh thực
hiện nghiệp cụ chiết khấu theo trình tự thủ tục chiết khấu được quy định
trong các văn bản sau:
- Quyết định số 898/2003/QĐ-NHN ngày 12/08/2003 của Ngân hàng
Nhà nước về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiêt khấu của Ngân
hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng. (Ngày có hiệu lực 4/9/2003).
- Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc
NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu
giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành
kém theo Quyết đinh số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003.(Ngày có
hiệu lực 26/5/2008).
- Quyết định số 1365/QĐ-NHNN ngày 18/6/2008 của NHNN về phân
bổ hạn mức chiết khấu giây tờ có giá đối với các ngân hàng. (Ngày có hiệu
lực 18/6/2008).
- Quy trình số 7129/QT-NHNN về quy trình Nghiệp vụ chiết khấu, tái
chiết khấu giấy tờ có giá dưới hình thức ghi sổ của Ngân hàng Nhà nước đối
với các ngân hàng. (Ngày có hiệu lực 6/8/2008).
Thứ ba, các hình thức tái cấp vốn khác
Bên cạnh hai hình thức tái cấp vốn phổ biến nêu trên, hiện nay
NHNN đang áp dụng một số hình thức tái cấp vốn khác như cho vay bù đắp
thiếu hụt vốn trong thanh toán và cho vay qua đêm.
Cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ:Rất đơn giản
và nhanh chóng. Các ngân hàng có thể đề nghị và nhận được vốn vay ngay
sau khi kết thúc phiên thanh toán. Các ngân hàng cũng không cần phải thế
chấp tài sản để đảm bảo khoản vay.Đối tượng vay vốn được mở rộng tới các
chi nhánh của TCTD có tham gia TTBT trên địa bàn. Tuy nhiên thời hạn

cho vay ngắn, chỉ tối đa 10 ngày. Điều này đã tăng thêm sức ép về vốn cho
bản thân các ngân hàng.
Cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng: Năm 2002,
NHNN chính thức triển khai hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Để
đảm bảo việc thanh toán thông suốt, nhanh chóng và hiệu quả, NHNN đã
ban hành Quy chế thấu chi và cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên
ngân hàng (Quyết định số 1085/2002/QĐ-NHNN ngày 07/10/2002 của
Thống đốc NHNN). hình thức cho vay qua đêm có một số đặc điểm như:
Thời gian giải quyết khoản vay nhanh. Ngay khi tính toán được nhu cầu
vốn, các ngân hàng có thể thực hiện thấu chi trên tài khoản thanh toán. Số
tiền thấu chi này sẽ được chuyển thành khoản vay nếu đến cuối ngày làm
việc các ngân hàng chưa hoàn trả được ; Thời hạn cho vay rất ngắn. Các
khoản cho vay tối đa chỉ 02 ngày làm việc. Sau đó nếu không hoàn trả thì
NHNN sẽ thực hiện các biện pháp xử lý để thu hồi nợ; Lãi suất cho vay cao
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
6
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
Hiện nay hai hình thức tái cấp vồn này được điều chỉnh theo Quyết
định số 379/2011/QĐ-NHNN về lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu,
lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay
bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam đối với các ngân hàng.
2. Công cụ lãi suất
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách
tiền tệ. Tuỳ thuộc vào từng mục tiêu của chính sách tiền tệ, NHNN áp dụng
cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị trường tiền
tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu
quả các nguồn vốn trong nền kinh tế

Theo Điều 8 Luật NHNN 2003 : “ Ngân hàng nhà nước xác định và
công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn’’. Như vậy, công cụ lãi suất
được NHNN thực hiện dưới hình thức công bố lãi suất cơ bản làm cơ sở cho
các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh phù hợp với nhu cầu vồn
trên thị thị trường, có tác dụng điều tiết lãi suất thị trường tạo nên mặt bằng
lại suất huy động và cho vay hợp lý, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người gửi
tiền. TCTD, người vay vốn.
Việc điều chỉnh lãi suất theo xu hướng tắc hay giảm ảnh hưởng trực
tiếp tới quy mô huy động và cho vay của các NHTM làm cho lượng tiền
cung ứng thay đổi theo. Điều này giúp cho NHNN thực hiện quản lý lượng
tiền cung ứng theo mục tiêu của từng thời kì
- Lãi suất là công cụ để kiềm chế lạm phát rất hữu hiệu thông
qua chính sách tiền tệ của NHNN. Trong trường hợp nền kinh tế có lạm
phát, NHNN sẽ sử dụng chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất để thu hút
tiền nhàn rỗi trong lưu thông về, nhằm điều hòa lượng tiền trong lưu thông,
cân đối với khối lượng hàng hóa.
- Trong trường hợp thiểu phát, NHNN sẽ giảm lãi suất cơ bản
và lãi suất tái cấp vốn với các TCTD. Giải pháp này không những có dụng
mở rộng khả năng cấp tín dụng của TCTD với khách hàng mà còn góp
phần đóng băng như cầu gửi tiền của các tổ chức cá nhân tại các TCTD, trên
cơ sở đó hạn chế việc rút tiền ra khỏi lưu thông một cách dễ dàng.
Trước những xáo trộn của thị trường tiền tệ, một loạt các chính sách
lãi suất của NHNN trong thời gian qua đã và đang đem lại những kết quả
tích cực, góp phần ổn định nền kinh tế.
Theo Quyết định số 2868/ QĐ - NHNN, lãi suất cơ bản của đồng Việt
Nam kể từ 01/12/2010 vẫn tiếp tục duy trì mức 9,0% một năm. Trước đó,
mức lãi suất cơ bản 8% / năm đã được áp dụng từ 1/12/2009 đến ngày 5/11/
2010 ( theo Quyết định 2619/ QĐ – NHNN đã tăng lãi suất cơ bản lên 9%/
năm từ ngày 5/11/2010). Theo đó, lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà
nước đối với các tổ chức tín dụng là 9% một năm (tăng 1%). Lãi suất tái

chiết khấu mới là 7% một năm (tăng 1%). Lãi suất cho vay qua đêm trong
thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
7
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng là 9%
một năm (tăng 1%). Lãi suất tái cấp vốn thực chất là giá cả của việc sử dụng
vốn được các bên thỏa thuận trong hoạt động tái cấp vốn, nó có tác dụng
như một biện pháp đòn bẩy kinh tế trong tay nhà quản lý là NHNN để điều
tiết quy mô và mức độ phát triển của hợp đồng tín dụng trên thị trưởng.
Nước ta đã và đang phải chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài
chính thế giời, tồn tại nhiều khó khăn lớn như giá xăng dầu, nguyên vật liệu
đầu vào tăng cao, biến động chính trị ở Bắc Phi, Trung Đông và mới đây là
động đất, sóng thần ở Nhật…Tuy đã áo dụng các biện pháp đồng bộ về huy
động vốn, cho vay, lãi suất và tỷ giá… thị trường tín dụng và ngoại hối đã
dần đi vào ổn định nhưng tính đến 10/3, tổng dư nợ tín dụng mới tăng
3,68% (so với mục tiêu dưới 20% của cả năm), tổng phương tiện thanh toán
tăng 1,7%. Mặt bằng lãi suất huy động giảm từ 16-17% xuống 13-14%, lạm
phát quý I/ 2011 tăng 6.1 % so với cuối năm 2010. Trong thời gian này,
NHNN thực hiện chính sách thắt chặt, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp
vốn, Chính phủ sẽ để lãi suất vận hành theo thị trường, đẩy mặt bằng lãi suất
cho vay lên cao thay vì thực hiện chủ trương giảm lãi suất như trước đây.
Trên thực tế, từ giai đoạn 01/12/2005 đến 01/02/ 2008 lãi suất cơ bản
luôn giữ ở mức ổn định là 8.25% / năm. Đầu năm 2008, trong một loạt các
biện pháp kiềm chế lạm phát, NHNN đã tăng lãi suất cơ bản lên 12%/ năm
và chưa đầy 1 tháng sau ngày 11/06/2008 với Quyết định 1317/ QĐ-NHNN
đã nâng lãi suất cơ bản lên mức 14%/ năm . Bên cạnh đó, 6 tháng đầu năm
2008, NHNN đã 2 lần thay đổi lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu theo

hướng tăng lên: Tăng lần 1, lãi suất tái cấp vốn lên 13%/năm, lãi suất chiết
khấu lên 11%/năm; Tăng lần 2, lãi suất tái cấp vốn lên 15%/năm, lãi suất
chiết khấu lên 13%/năm.
Qua đó, đã ngăn chặn được nguy cơ xáo trộn thị trường tiền tệ và mất
khả năng thanh toán của các Ngân hàng thương mại trong những tháng cuối
năm 2008; an toàn hệ thống ngân hàng được đảm bảo, củng cố lòng tin của
các nhà đầu tư, doanh nghiệp và người dân đối với hệ thống ngân hàng.
Khắc phục được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong huy động vốn
giữa các Ngân hàng thương mại. Cùng với diễn biến lạm phát có xu hướng
giảm, kinh tế vĩ mô ổn định và hoạt động của các Ngân hàng thương mại
đảm bảo khả năng thanh toán, làm cho thị trường tiền tệ và lãi suất trong
năm 2009 tương đối ổn định. Lãi suất tăng cao sẽ gây khó khăn cho sản
xuất, phát triển kinh tế, trong bối cảnh này, NHNN đã có những bước đi
thận trọng nhằm tiếp tục kiểm soát lạm phát nhưng đồng thời cũng góp phần
tăng đầu tư sản xuất, kinh doanh để ngăn chặn đà suy giảm kinh tế. Trong
những quý đầu năm 2009, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm lãi suất tái cấp
vốn từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm, 11%/năm, 9,5%/năm; Lãi suất
chiết khấu từ 13%/năm xuống 12%/năm, 11%/năm, 9%/năm và 7,5%/năm;
Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho
vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của NHNN đối với các NHTM
từ 15%/năm xuống 14%/năm, 13%/năm, 11%/năm và 9,5%/năm.
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
8
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
Biện pháp điều hành lãi suất đã có hiệu lực và hiệu quả đối với hoạt
động kinh doanh của Ngân hàng thương mại và lãi suất thị trường, thể hiện
là lãi suất huy động và cho vay của các Ngân hàng thương mại biến động
theo cung - cầu vốn và tăng, giảm theo sự thay đổi của các mức lãi suất điều

hành của Ngân hàng Nhà nước , đã tác động làm thu hẹp hoặc mở rộng tín
dụng. Năm 2008 và những tháng đầu năm 2009, tăng trưởng tổng phương
tiện thanh toán và tín dụng phù hợp với chủ trương thắt chặt hoặc nới lỏng
tiền tệ một cách thận trọng. Hiện nay, những biến động của nền kinh tế thế
giới, với điều kiện hội nhập sâu, Việt Nam không thể tránh khỏi ảnh hưởng
phù hợp với chủ trương thắt chặt chính sách tài khóa, tiền tệ.
Việc điều hành linh hoạt lãi suất, vừa là công cụ điều tiết thị trường,
vừa là động thái phát tín hiệu về chủ trương của Chính phủ và giải pháp
điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước là thắt chặt hay mở
rộng tiền tệ, đã và đang trở thành một chỉ số kinh tế quan trọng trên thị
trường tài chính, tiền tệ, được các tổ chức, các nhân trong và ngoài nước
quan tâm, theo dõi, dự báo và có phản ứng khá nhanh nhạy, tích cực về hoạt
động đầu tư, tiết kiệm và tiêu dùng. Kết quả này có ý nghĩa rất quan trọng,
thể hiện được vai trò và những tác động tích cực của chính sách tiền tệ đối
với việc kiềm chế lạm phát và điều tiết kinh tế vĩ mô.
Trong thời gian tới, việc NHNN tiếp tục áp dụng cơ chế điều hành lãi
suất cơ bản là một giải pháp thích hợp, phù hợp với các mục tiêu kinh tế vĩ
mô, cung - cầu vốn thị trường. Sự thay đổi cơ chế điều hành lãi suất theo
hướng tự do hoá phải trên cơ sở đánh giá một cách khoa học và thực tiễn
các điều kiện kinh tế, thị trường tài chính - tiền tệ ở trong và ngoài nước,
cũng như các rủi ro có thể xảy ra và các biện pháp xử lý để đảm bảo ổn định
kinh tế vĩ mô, sự an toàn và phát triển của hệ thống tài chính.ô
3. Công cụ tỉ giá hối đoái
Theo khoản 5 Điều 6 Luật NHNN 2010 thì tỉ giá hối đoái được hiểu
là tỷ lệ giá trị của đồng Việt Nam với giá trị của đồng tiền nước ngoài. Hay
nói theo cách khác, tỷ giá hối đoái là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một
quốc gia tính bằng đơnvị tiền tệ của một quốc gia khác. Đây là công cụ có
tác động trực tiếp, linh hoạt đến hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, tình
trạng tài chính tiền tệ, cán cân thanh toán quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước
ngoài và hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước.

Tại Điều 13 Luật NHNN quy định : “1. Tỷ giá hối đoái của đồng Việt
Nam được hình thành trên cơ sở cung cầu ngoại tệ trên thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá hối đoái, quyết định chế độ tỷ
giá, cơ chế điều hành tỷ giá.”
Hoạt động quy định tỷ giá hối đoái của NHNN được thực hiện như
sau:
- NHNN can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối với mức tỷ giá
mua vào và bán ra được điều chỉnh linh hoạt. Khi thị trường dư cầu, NHNN
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
9
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
đã kịp thời bán ngoại tệ can thiệp, hạ nhiệt thị trường. Khi thị trường dư
cung, NHNN sẽ mua vào ngoại tệ ở một mức độ nhất định và hợp lí, bảo
đảm tỷ giá không giảm quá sâu, nhằm thực hiện mục tiêu nhập siêu, góp
phần ổn định chính sách tiền tệ quốc gia.
- Trong quá trình thực hiện chính sách tiền tệ, NHNN kết hợp đa
dạng, hài hòa nhiều hình thức can thiệp khác nhau. Với sự phối hợp tốt giữa
NHNN và NHTM, những hình thức này giúp nhanh chóng bình ổn thị
trường tiền tệ quốc gia
- Chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá đã được NHNN phối hợp
thực hiện đồng bộ. Lãi suất VNĐ tăng trong khi lãi suất USD giảm đã tạo sự
hấp dẫn cho đồng nội tệ, góp phần ổn định tỷ giá hối đoái.
Trong suốt những năm vừa qua, NHNN đã có những biện pháp quyết
liệt và triệt để, thực hiện đổi mới mạnh mẽ cơ chế điều hành tỉ giá. Từ
những năm 1994, với sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng,
NHNN bắt đầu thực hiện điều hành tỷ giá theo cơ chế mới linh hoạt, bám
sát cung cầu thị trường thay thế cho chế độ đa tỷ trước đây. Theo đó, NHNN

đã công bố tỷ giá chính thức giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam, tỷ giá mua
bán trên thị trường được phép dao động trong biên độ cho phép.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, luồng vốn đầu
tư gián tiếp đã liên tục biến động, cung cầu ngoại tệ trở nên mất cân đối.
Trong ba tháng đầu năm 2008, luồng vốn này tăng đáng kể, gây áp lực tăng
giá VNĐ, nhưng sau đó lại đảo chiều làm tăng cầu ngoại tệ khi tình hình thế
giới tiếp tục suy thoái, kinh tế trong nước đối mặt với lạm phát, nhập siêu
cao. Những biến động khó lường của nền kinh tế,tài chính thế giới cũng như
trong nước, nhưng với những động thái tích cực của mình, NHNN đã điều
hành tỷ giá linh hoạt, thực hiện được các mục tiêu của chính sách tỷ giá,
đảm bảo thanh khoản ngoại tệ của hệ thống ngân hàng.
Vào ngày 11/02/2011, với những động thái quyết liệt của mình,
NHNN đã quyết định tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng giữa USD với
VND, từ 18.932 VND lên 20.693 VND (tăng 9,3%). Với hành động này,
NHNN đã làm giảm bớt những áp lực đối với dự trữ ngoại hối của Việt
Nam, hỗ trợ tích cực cho lĩnh vực xuất khẩu, từ đó làm giảm bớt áp lực đối
với cán cân thương mại. Tuy nhiên, việc tăng tỉ giá như trên cũng sẽ ảnh
hưởng đến mức độ lạm phát của nước ta hiện nay và áp lực đối với các khỏa
nợ của Việt Nam sau khi tỷ giá tham chiếu được điều chỉnh tăng như trên.
Trong những năm gần đây, Việt Nam luôn có chỉ số lạm phát cao hơn các
nước láng giềng. Ví dụ, lạm phát trung bình ở Việt Nam trong 10 năm vừa
rồi là khoảng 8,8%, so với con số 2,7% của Thái Lan và 5,1% của
Philippines. Ngoài ra, việc tăng tỉ giá hối đoái sẽ làm cho 3 kênh quan trọng
sau trong nền kinh tế bị ảnh hưởng và rất dễ dẫn đến lạm phát:
Thứ nhất, thay đổi tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng lên giá hàng hóa xuất
khẩu và hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước
Thứ hai, biến động của tý giá hối đoái có ảnh hưởng trực tiếp đến
cung tiền. Sự mất giá của đồng nội tệ sẽ gia tăng cung tiền do giá trị bằng
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.

10
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
nội tệ của các tài sản neo theo ngoại tệ tăng cùng với sự phá giá đồng tiền.
Nói cách khác, biến động tỷ giá ảnh hưởng đến chênh lệch tiền tệ giữa cung
và cầu tiền tệ và lạm phát.
Thứ ba, sự phá giá đồng nội tệ có thể dẫn đến sự gia tăng giá hàng
xuất khẩu và giá của hàng sản xuất và tiêu dùng trong nước và điều này ảnh
hưởng đến cầu và cung của hàng hóa sản xuất và tiêu dùng trong nước.
Cung của hàng hóa này có thể giảm trong khi cầu của chúng tăng sẽ tạo áp
lực lên lạm phát trong nền kinh tế hiện nay.
Cũng trong cùng kỳ tháng 3/2011, lệnh cấm mua bán ngoại tệ trên
lãnh thổ VN cũng đã được ban bố. Việc làm này được cho là vô cùng cần
thiết nhưng cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn tới nền kinh tế. Từ hoạt động này, sẽ
có nhiều cá nhân, tổ chức không thể mua/bán ngoại tệ được nữa cho nhu cầu
hoạt động kinh tế của mình, hoặc phải mua/bán với chi phí cao hơn so với
trước kia, do đó về tổng thể nền kinh tế sẽ bị thiệt hại. Chính vì vậy, NHNN
và các cơ quan có thẩm quyền cần phải có sự phối hợp hài hòa để tránh tình
trạng một số cá nhân lợi dụng đầu cơ, tích trữ ngoại tệ rồi ngầm bán ra thị
trường với giá cao hơn, gây lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ trong nước.
4. Công cụ dự trữ bắt buộc
Dự trữ bắt buộc là một công cụ quan trọng để NHNN điều hành chính
sách tiền tệ quốc gia đồng thời là một biện pháp bảo đảm an toàn cho hoạt
động kinh doanh cho cả hệ thống TCTD . Ban đầu dự trữ được thực hiện
một cách tự nguyện của các NHTM xong do tính ưu việt cũng như yêu cầu
đảm bảo an toàn cho hoạt động ngân hàng, dự trữ tự nguyện trở thành bắt
buộc theo quy định của ngân hàng trung ương với các tổ chức tín dụng trong
toàn hệ thống tín dụng của các quốc gia.
Dự trữ bắt buộc được quy định tại Khoản 1 của Điều 14 luật ngân
hàng nhà nước Việt Nam 2010 theo đó : “ Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ

chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nước để thực hiện chính sách
tiền tệ quốc gia.”. Cụ thể hơn tại Quy chế dự trữ bắt buộc đối với TCTD ban
hành kèm theo Quyết định 581/QĐ-NHHN ngày 09/6/2003 nay sửa đổi, bổ
sung tại Quyết định số 1130/2005/QĐ-NHHN ngày 01/08/2005 của Thống
đốc ngân hàng Nhà nước có quy định rõ : “ Dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ
chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam phải duy trì trên tài khoản tiền gửi
thanh toán tại Ngân hàng nhà nước”
Việc quy định dự trữ bắt buộc với TCTD trước hết là một biện pháp
bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng bởi hoạt động tín
dụng có độ rủi ro là rất cao. Khi tổ chức tín dụng lập quỹ dự trữ bắt buộc tại
NHNN thì số tiền này sẽ được gửi vào tài khoản tiền gửi thanh toán tại
NHNN và do NHNN quản lý. Số tiền dự trữ bắt buộc này, TCTD không
được phép đưa vào hoạt động kinh doanh , số tiền này chỉ được phép sử
dụng vào mục đích chi trả nhằm giải tỏa các khoản nợ cũng như cứu vãn tổ
chức tín dụng khỏi nguy cơ phá sản chính tổ chức đó. Nhờ đó mà hoạt động
của TCTD được đảm bảo an toàn cũng như tránh cho sự sụp đổ của toàn bộ
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
11
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
hệ thống tín dụng nhất là trong nền kinh tế thị trường, sự liên quan, phụ
thuộc của các TCTD vào nhau ngày càng cao, một biến động nhỏ của TCTD
có thể gây ra phản ứng dây chuyền trong toàn hệ thống.
Mặt khác, dự trữ bắt buộc hiển thị trên tài khoản tiền gửi thanh toán
tại Ngân hàng Nhà nước còn thể hiện quy mô tín dụng của một tổ chức cũng
như các chi nhánh của nó (do dự trữ bắt buộc được tính trên cơ sở số dư tiền
gửi huy động bình quân của từng loại tiền gửi). Nhờ đó NHNN có thể kiểm
tra, giám sát khả năng mở rộng tín dụng của các tổ chức tín dụng, thông qua
đó có những quyết định phù hợp để thực hiện tốt chức năng điều tiết thị

trường tiền tệ quốc gia
Điều quan trọng nhất của công cụ dự trữ bắt buộc được thể hiện trong
chỉnh thể các công cụ thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước
là khi có biến động trên thị trường, đặc biệt là lạm phát và thiểu phát NHNN
sẽ có những quyết định nhất định điều chỉnh quy định dự trữ bắt buộc nhằm
ổn định thị trường tiền tệ cụ thể như việc ban hành các quyết định tăng hay
giảm tỉ lệ dự trữ bắt buộc.
Theo quy định của Quy chế dự trữ bắt buộc ban hành kèm theo Quyết
định 581/QĐ-NHNN ngày 09/6/2003, được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định
1130/2005/QĐ-NHHN thì các đối tượng sau phải trích lập dự trữ bắt buộc
tại NHNN là các tổ chức tín dụng thành lập và hoạt động theo Luật các
TCTD.
Số tiền dự trữ bắt buộc được tính trên cơ sở số dư tiền gửi huy động
bình quân của từng loại tiền gửi phải dự trữ bắt buộc tại Hội sở chính và các
chi nhánh của tổ chức tín dụng trong kỳ. Số tiền này được tính theo tỉ lệ
phần trăm ( %) của số dư đó. Việc xác định cụ thể mức dự trữ bắt buộc
được thống đốc NHNN định tùy vào từng thời kỳ với từng tổ chức tín dụng
tương ứng với chính sách tiền tệ, những biến động trên thị trường tiền
tệ……tại thời điểm đó.
Đối với dự trữ bắt buộc bằng đồng tiền Việt Nam thì số tiền được duy
trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước
và các chi, số tiền được chi trả trên khoản tiền gửi thanh toán tại sở giao
dịch NHNN và các chi nhánh NHNN tỉnh thành phố. Đối với dự trữ bắt
buộc bằng ngoại tệ thì được duy trì trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại Sở
giao dịch NHNN.
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền tính toán số tiền dự trữ bắt buộc đối
với tổ chức tín dụng là Sở giao dịch Ngân hàng nhà nước và các chi nhánh
Ngân hàng nhà nước nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở.
Thông qua quy định về dự trữ bắt buộc này NHNN có thể trực tiếp
hoặc gián tiếp tác động đến việc tăng hoặc giảm khối lượng tiền trong lưu

thông, bình ổn thị trường tiền tệ. Vai trò này thể hiện rõ ràng nhất khi có
hiện tượng lạm phát và thiểu phát
NHNN nước sẽ quyết định giảm dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức
tín dụng khi có hiện tượng thiểu phát. Trong hoạt động này NHNN đã đẩy
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
12
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
một lượng tiền đáng kể từ khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức tín
dụng tại Ngân hàng vào thị trường, đáp ứng nhu cầu của thị trường.
NHNN sẽ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt có nghĩa là Ngân hàng
sẽ quy định tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc hút tiền từ lưu thông vào dự trữ nhằm
mục tiêu đẩy lùi lạm phát, giảm nguy cơ rủi ro đối với thị trường tiền tệ khi
nền kinh tế có hiện tượng lạm phát.
Ví dụ: Đầu năm 2008 thị trường tài chính biến động khá phức tạp, chỉ
số lạm phát liên tục gia tăng từ tình hình đó Ngân hàng nhà nước đã ra
những quyết định quan trọng điều chỉnh dự trữ bắt buộc đối với các tổ chức
tín dụng cụ thể như Quyết định số 187 QĐ-NHNN ngày 16/01/2008 về điều
chỉnh dự trữ bắt buộc theo đó số tiền dự trữ bắt buộc sẽ tăng lên là 1% đối
với các loại tiền gửi so với các quy định trước đó ví dụ như đối với số tiền
Việt Nam đồng có kỳ hạn dưới 12 tháng và không kỳ hạn thì số tiền dự trữ
bắt buộc tăng từ 10% lên 11% Cho đến cuối năm 2008 nền kinh tế có xu
hướng tốt lên, chiều hướng lạm phát có xu hướng giảm Ngân hàng nhà nước
đã kịp thời điều chỉnh số tiền dự trữ bắt buộc của các tổ chức tín dụng
xuống còn 8,5% theo QĐ 3162/QĐ-NHNN ngày 19/12/2008, xuống còn
3,6% theo quyết định 174/QĐ-NHNN ngày 23/01/2009 và hiện nay là 1,2%
theo quyết định số 1681/QĐ-NHNN
Dự trữ bắt buộc được thực hiện thông qua quyết định hành chính của
Thống đốc ngân hàng nhà nước Việt Nam khi nền kinh tế có biến động và

các tổ chức tín dụng buộc phải thực hiện các quyết định này để thực thi
chính sách tiền tệ. Tính bắt buộc và thi hành ngay của quyết định này đảm
bảo cho việc thực hiện nhanh chóng và linh hoạt công cụ này.
5. Nghiệp vụ thị trường mở
Do công cụ nghiệp vụ thị trường mở đóng vai trò quan trọng nên nó
không chỉ được quy định trong luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam mà còn
được quy định trong các văn bản khác như: Quy chế nghiệp vụ thị trường
mở ban hành kèm theo quyết định số 01/QĐ-NHNN ngày 05/01/2007 của
Tổng đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam; Quyết định số 27/QĐ-NHNN
ngày 30/9/2008 về việc sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế nghiệp vụ
thị trường mở; Quy trình số 10876/QT-NHNN ngày 12/12/2008 về nghiệp
vụ thị trường mở và một số văn bản liên quan khác.
Nghiệp vụ thị trường mở là một nghiệp vụ đặc thù của Ngân hàng
trung ương. Theo Điều 15 Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam quy định
như sau: “Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông
qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng”
Như vậy, nghiệp vụ thị trường mở là hoạt động ngân hàng trung ương
mua vào hoặc bán ra giấy tờ có giá của chính phủ trên thị trường. Thông qua
hoạt động mua bán giấy tờ có giá, ngân hàng trung ương tác động trực tiếp
đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng
cung ứng tiền tệ và tác động gián tiếp đến lãi suất thị trường.Đối tượng của
nghiệp vụ này bao gồm các tín phiếu kho bạc, tín phiếu Ngân hàng nhà
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
13
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
nước, chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn, thương phiếu và các giấy tờ có giá ngắn
hạn khác khi cần thiết…
*Cơ chế vận hành:

Thông thường khi muốn giảm khối lượng tiền tệ trong lưu thông, đẩy
lùi lạm phát, NHNN bán ra các giấy tờ có giá mà mình đang sở hữu ra thị
trường tiền tệ với mục đích thu hồi bới lượng tiền khỏi lưu thông, nhờ thế
mà sức mua của đồng nội tệ tăng lên. Ngược lại khi xảy ra tình trạng thiểu
phát NHNN vào lưu thông bằng cách mua lại các giấy tờ có giá trên bằng
nguồn dự trữ phát hành.
Nghiệp vụ thị trường mở được tiến hành và phát huy vai trò khi
nghiệp vụ chiết khấu, tái chiết khẩu trở nên quá thụ động trước những biến
đổi nhanh chóng, thường xuyên của giá trị nội tệ trong nền kinh tế thị
trường hiện đại. Nhờ có nghiệp vụ này mà việc điều hành chính sách tiền tệ
của NHNN trở nên có hiệu quả hơn.
Đây là công cụ quan trọng nhất trong điều hành chính sách tiền tệ của
NHNN bởi vì nó là nhân tố quyết định đầu tiên có thể làm thay đổi lãi suất;
thay đổi việc cung ứng tiền tệ của NHNN. Hơn nữa tính an toàn cao do cơ
sở đảm bảo cho các giao dịch trên TTM đều là những giấy tờ có giá, tính
thanh khoản cao, không rủi ro tài chính; dể dàng thực hiện, dễ dàng đảo
chiều (mua- bán ngay tức khắc).
Tuy nhiên nhược điểm của biện pháp này là chỉ thực hiện được trong
điều kiện các khoản tiền trong lưu thông đều nằm tại NHTM. Đặc biệt, yếu
tố thị trường mở không phát huy được hết những vai trò như đã đề ra, khiến
cho các NHTM đang ôm hàng nghìn tỷ đồng giấy tờ có giá (là các trái phiếu
Chính phủ, tín phiếu ngân hàng, công trái ), nhưng không thể chuyển đổi
được bởi sự hạn chế về tính thanh khoản của những giấy tờ này.
Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay (ngày 12/7/2000) nghiệp
vụ thị trường mở đã có hiệu quả đặc biệt trong việc điều tiết thị trường tiền
tệ, điển hình là trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, bắt đầu từ cuộc khủng
hoảng tín dụng tại Mỹ là nhanh ra thế giới, và Việt Nam cũng không nằm
trong tầm ảnh hưởng đó. Chỉ số CPI liên tục biến động theo chiều hướng gia
tăng, NHNN đã tiến hành nhiều hoạt động trong phạm vi hoạt động thị
trường mở. Ví dụ Quyết định 2132/QĐ-NHNN năm 2008 sửa đổi Quyết

định 364/QĐ-NHNN về phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước bắt buộc
do Thống đốc NHNN ban hành.
Ngoài ra để thực thi chính sách tiền tệ quốc gia NHNN còn thực hiện
một số hoạt động khác như: hoạt động điều hành thị trường vàng, thị trường
ngoại tệ, quy định hạn mức tín dụng… Có thể nói ở những gia đoạn khác
nhau NHNN lại có những chính sách nhất định đối với từng loại công cụ
này. Ví dụ như những tháng đầu năm 2008, tình hình lạm phát tăng cao đã
dẫn đến quyết định của NHNN liên quan đến thị trường ngoại tệ như: Quyết
định số 21/QĐ-NHNN ngày 11/7/2008 ban hành quy chế thu đổi ngoại tệ,
Quyết định số 09/QĐ-NHNN ngày 10/4/2008 về thu hẹp đối tượng vay
ngoại tệ (nhằm hạn chế nhập siêu, hạn chế số khách hàng không sử dụng
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
14
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
vốn ngoại tệ nhưng xin nhận nợ bằng ngoại tệ để hưởng lợi từ chênh lệch lãi
suất giữa VNĐ và ngoại tệ thời điểm đó); Quyết định số 26/2009/TT-
NHNN ngày 30/12/2009 về Quyết định việc mua bán ngoại tệ của một số
tập đoàn, tổng công ty nhà nước. Trong vấn đề về quy định về thu phí của
các tổ chức tín dụng với khách hàng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban
hàng Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011 quy định cụ thể về
vấn đề này.
Đối với thị trường vàng, động thái gần đây nhất của NHNN trong
việc điều chỉnh thị trường này là quyết định cho nhập khẩu vàng trở lại
nhằm hạ nhiệt cơn sốt vàng của thị trường trong nước. Về cơ bản cơn sốt
này không xuất phát từ nội tại nền kinh tế mà phần lớn là do tác động tâm lý
của đối tượng tham gia thị trường vàng, hơn nữa một phần cũng do thị
trường vàng trong nước những tháng cuối năm có xu hướng gia tăng. Trong
thông tư số 22/2010/TT-NHNN ban hành ngày 29/10/2010 đã quy định về

về huy động và cho vay bằng vàng của tổ chức tín dụng. Đặc biệt, NHNN
dự kiến cho phép giao dịch ngoại hối kỳ hạn theo hướng cho phép ngân
hàng thương mại và khách hàng tự thoả thuận tỷ giá. Còn với vàng miếng,
sẽ bị cấm giao dịch tự do sau lộ trình hai bước. Ngoài ra, cơ quan quản lý
cũng sẽ ban hành quy định để cá nhân có thể mua, bán ngoại tệ tiền mặt và
kiều hối với giá hợp lý, thông qua hệ thống NHTM, góp phần thu hút ngoại
tệ vào ngân hàng, thu hẹp và tiến tới xoá bỏ thị trường tự do. NHNN đã đề
xuất những ý tưởng này lên Chính phủ tại hội nghị giao ban chiều 18/3.
Theo NHNN, đây là một trong những giải pháp quan trọng được cơ quan
này dự kiến thức hiện triển khai trong thời gian tới nhằm quản lý và bình ổn
thị trường ngoại tệ và thị trường vàng, theo tinh thần Nghị quyết 11 của
Chính phủ. NHNN cho rằng giải pháp này giúp đảm bảo ngoại tệ nhập khẩu
các mặt hàng thiết yếu, giúp doanh nghiệp tự cân đối nhu cầu ngoại tệ qua
ngân hàng, đồng thời bảo toàn được dự trữ ngoại hối.
KẾT LUẬN
Để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, NHNN phải sử dụng kết
hợp, đồng bộ nhiều công cụ khác nhau, trên cơ sở phối hợp đồng thời cả hai
biện pháp lkinh tế và các quyết định hành chính để điều hành chính sách
tiền tệ quốc gia, kiểm soát lạm phát nhằm mục tiêu cuối cùng là phát triển
kinh tế – xã hội.Việc sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ để điều tiết hoạt
động ngân hàng và thông qua đó điều tiết các hoạt động kinh tế là những
hoạt động thường ngày, tuy nhiên để vận hành các công cụ này một cách có
hiệu quả thì mặc dù luôn phải tuân thủ những nguyên tắc nhất định song mặt
khác lại không thể rập khuôn, máy móc mà rất cần sự sáng suốt, linh hoạt và
nhạy bén. Kinh tế - xã hội của Việt Nam trong 3 tháng đầu năm đã có những
chuyển biến tích cực về tiền tệ và tín dụng, nhờ các biện pháp đồng bộ về
huy động vốn, cho vay, lãi suất và tỷ giá… thị trường tín dụng và ngoại hối
đã dần đi vào ổn định. Tuy nhiên, kinh tế thế giơi đang đối mặt với những
áp lực lớn, nền kinh tế Việt Nam không tránh khỏi những khó khăn rủi ro, vì
Nhóm SV: N01 Lớp:

KT33B1.
15
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
vậy trong thời gian tới, NHNN cần tiếp tục có những biện pháp điều chỉnh
chính sách tiền tệ đúng hướng, đảm bảo chủ động đối phó với các biến
động. Chúng ta có thể tin tưởng với sự điều hành của NHNN thông qua biện
pháp kinh tế và biện pháp hành chính với các công cụ: tái cấp vốn, lãi suất
cơ bản, nghiệp vụ thị trường mở, công cụ dự trữ bắt buộc, tỷ giá hối đoái thì
chính sách tiền tệ sẽ đi đúng hướng và phát huy hiệu quả trong việc bình ổn
thị trường, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế….
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Giáo trình:
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng Việt Nam,
Nxb. CAND, Hà Nội, 2008;
2.Khoa Luật – Đại học quốc gia Hà Nội, Giáo trình luật ngân hàng
Việt Nam, Hà Nội, 2007.
II. Văn bản luật:
1. Luật các tổ chức tín dụng 1997, sửa đổi, bổ sung năm 2010;
2. Luật Ngân hàng Nhà nước;
3. Quyết định số 364 QĐ – NHNN ngày 13/02/2008 về việc phát hành
tín phiếu NHNN bắt buộc đối với các NHTTM。
4. Quyết định số 898/2003/QĐ-NHN ngày 12/08/2003 của Ngân hàng
Nhà nước về việc ban hành quy chế chiết khấu, tái chiêt khấu của Ngân hàng
Nhà nước đối với các Ngân hàng. (Ngày có hiệu lực 4/9/2003).
5. Quyết định 12/2008/QĐ-NHNN ngày 29/4/2008 của Thống đốc
NHNN về việc sửa đổi một số điều của Quy chế chiết khấu, tái chiết khấu
giấy tờ có giá của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng ban hành kém
theo Quyết đinh số 898/2003/QĐ-NHNN ngày 12/8/2003.(Ngày có hiệu lực
26/5/2008).

6. Quyết định số 1365/QĐ-NHNN ngày 18/6/2008 của NHNN về
phân bổ hạn mức chiết khấu giây tờ có giá đối với các ngân hàng. (Ngày có
hiệu lực 18/6/2008).
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
16
Bài Tập Nhóm Tháng Số 01 Môn: Luật Ngân
Hàng.
7.Quy trình số 7129/QT-NHNN về quy trình Nghiệp vụ chiết khấu, tái
chiết khấu giấy tờ có giá dưới hình thức ghi sổ của Ngân hàng Nhà nước đối
với các ngân hàng. (Ngày có hiệu lực 6/8/2008).
8.Quyết định số 2868/ QĐ - NHNN, lãi suất cơ bản của đồng Việt
Nam
9.Thông tư số 04/2011/TT-NHNN ngày 10/03/2011.
Bài viết, tạp chí
1. Nhìn lại các công cụ của chính sách tiền tệ thời gian qua và một vài
đề xuất.
2. Thực trạng pháp luật điều chỉnh hoạt động của NHNN trong việc
thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Nguyễn Thu Hường.

3. Chính sách tiền tê- cơ chế chính sách-
MỤC LỤC
Tiêu đề
Trang
Từ khi chính thức đi vào hoạt động đến nay (ngày 12/7/2000) nghiệp vụ thị trường mở
đã có hiệu quả đặc biệt trong việc điều tiết thị trường tiền tệ, điển hình là trong giai đoạn
từ năm 2008 đến nay, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ là nhanh ra thế giới,
và Việt Nam cũng không nằm trong tầm ảnh hưởng đó. Chỉ số CPI liên tục biến động
theo chiều hướng gia tăng, NHNN đã tiến hành nhiều hoạt động trong phạm vi hoạt động
thị trường mở. Ví dụ Quyết định 2132/QĐ-NHNN năm 2008 sửa đổi Quyết định

364/QĐ-NHNN về phát hành tín phiếu ngân hàng nhà nước bắt buộc do Thống đốc
NHNN ban hành 14
Nhóm SV: N01 Lớp:
KT33B1.
17

×