Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

sự nguy hiểm của Sốt Xuất Huyết pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.23 KB, 11 trang )

sự nguy hiểm của Sốt Xuất Huyết
Dengue ở người lớn
Sốt Dengue/Sốt Xuất Huyết Dengue (SD/SXH-D) ngày nay đang
trở thành một vấn nạn cho sức khỏe cộng đồng trong vùng nhiệt
đới. Sự chuyển dịch dân cư kết hợp với hiện tượng đô thị hóa
quá mức cùng với sự thay đổi lối sống đã làm gia tăng các nơi trú
ẩn cho lăng quăng của muỗi truyền bệnh khiến tình hình dịch
bệnh ngày càng trầm trọng. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới
TP.HCM số bệnh nhân SD/SXH-D trong năm 2008 gia tăng đột
biến với trên 9.000 trường hợp. Theo thông báo của Tổ chức Sức
khỏe Thế giới (WHO) nhiều quốc gia Đông Nam Á cũng có tình
hình tương tự.
Riêng tại khu vực các tỉnh phía Nam ngoài sự bùng phát về số
lượng bệnh nhân, các dấu hiệu bệnh có nhiều thay đổi, đặc biệt
là tình hình bệnh trên người lớn (trên 15 tuổi) gia tăng số người
mắc và xuất hiện nhiều triệu chứng nặng, làm tăng tỷ lệ tử vong.
Sốt Xuất Huyết Dengue có phải chỉ là bệnh của trẻ em?
Trong những năm gần đây SD/SXH-D ngày càng xuất hiện nhiều
trên bệnh nhân người lớn (trên 15 tuổi). Tỷ lệ SXH-D ở người lớn
ngày càng tăng, cụ thể vào năm 1991, người lớn chỉ chiếm tỷ lệ
14% tổng số bệnh, năm 2006 tăng lên 50,1%. Hiện nay chưa có
giải thích thỏa đáng về sự thay đổi này. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh
nhân từ các tỉnh phía Bắc khá cao là điều đáng lưu tâm. Nguyên
nhân nào khiến có sự thay đổi về độ tuổi mắc bệnh tại Việt Nam
chưa được làm sáng tỏ. Một số giả thuyết được đưa ra là:
- Tình trạng miễn dịch ở cộng đồng suy giảm: Nhiều tác giả sau
khi khảo sát tình hình dịch bệnh SD/SXH-D vào những năm
1989-1994 ở Singapore cho rằng sau khi thực hiện phòng chống
muỗi Aedes (muỗi vằn) trong 20 năm thì các vụ dịch SD/SXH-D
xảy ra thường hơn và với cường độ cao hơn. Sự gia tăng này có
thể do tình trạng miễn dịch của cộng đồng giảm sau nhiều năm


không bị phơi nhiễm với vi rút Dengue (phơi nhiễm là tình trạng
tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, ở đây là vi rút Dengue).
- Thời điểm phơi nhiễm có thể trễ hơn: Các khảo sát tỷ lệ về
chuyển đổi huyết thanh (dấu hiệu cho biết tình trạng phơi nhiễm
với vi rút Dengue) ở nhiều độ tuổi khác nhau cho thấy tỷ lệ này
cao hơn có ý nghĩa ở các trẻ đi học. Trẻ ở độ tuổi đi học có tỷ lệ
phơi nhiễm với vi rút Dengue cao hơn ở trẻ nhỏ hơn. Tác giả cho
rằng các trẻ ở nhà được bảo vệ kỹ nên không bị muỗi đốt, khi đi
học thì mới bị phơi nhiễm và địa điểm bị phơi nhiễm không phải ở
trong nhà mà ở ngoài trời.
- Tỷ lệ có triệu chứng ở người lớn cao hơn ở trẻ em: Một số
khảo sát khác thì cho rằng tỷ lệ có biểu hiện triệu chứng khi
nhiễm vi rút Dengue ở độ tuổi lớn hơn sẽ cao hơn ở trẻ em
(khoảng 5%).
Các dấu hiệu của SD/SXH-D ở người lớn là gì?
1. Các dấu hiệu bệnh có nhiều điểm khác biệt với trẻ em.
Tỷ lệ có sốt là 98-100%, kèm lạnh run (78-86%), nhức đầu (90-
91%) ở thời điểm nhập viện. Thời gian sốt kéo dài hơn (từ 7 ngày
trở lên).
Các triệu chứng tiêu hóa khá nổi bật: ói mửa (34-36%), tiêu chảy
(16-21%) và đau bụng (29-35%). Các dấu hiệu xuất huyết hiện
diện lúc nhập viện vào khoảng 53-67% và lên đến 78-90% trong
lúc nằm viện. Có khoảng 2-3% có xuất hiện vàng da với men gan
ALT, AST gia tăng gấp ba trị số bình thường.
Những trường hợp nặng có biểu hiện xuất huyết nhiều hơn ở
người lớn (xuất huyết da 83%, xuất huyết âm đạo ở phụ nữ 52%,
chảy máu răng 48%, xuất huyết tiêu hoá 41%, chảy máu cam
16%, xuất huyết kết mạc 2%, xuất huyết não 1.7%). Tóm lại ở trẻ
em biểu hiện sốc nhiều hơn xuất huyết, ở người lớn thì ngược lại
biểu hiện xuất huyết nhiều hơn sốc.

2. Một số biểu hiện nặng mới xuất hiện trong Sốt xuất huyết
người lớn:
- Viêm cơ tim: Y văn thế giới từ 1987 - 2007 chỉ có 7 báo cáo về
một vài trường hợp SD/SXH-D nghi có viêm cơ tim với các bất
thường như rung nhĩ, loạn nhịp trong đó chỉ có một khảo sát về
chức năng tim bằng siêu âm trên bệnh nhân SD/SXH-D thực hiện
tương đối đầy đủ năm 2004 ở Thái Lan cho thấy co bóp cơ tim
giảm trong giai đoạn toàn phát của bệnh. Gần đây có nhiều báo
cáo về biến chứng này gia tăng trong SD/SXH-D.
- Xuất huyết tiêu hóa ồ ạt: Một số trường hợp có biến chứng
xuất huyết tiêu hóa ồ ạt, cần truyền máu khẩn cấp với số lượng
lớn (20-30 đơn vị trong 24 giờ) ở Sóc Trăng, Qui Nhơn và
TP.HCM nhưng vẫn tử vong. Một số khảo sát ở các quốc gia
vùng Đông Nam Á cho thấy biến chứng xuất huyết tiêu hóa có thể
liên quan đến các cơ địa có bệnh dạ dày. Phụ nữ thường bị rong
kinh nếu bị SD/SXH-D gần thời gian kinh nguyệt; đôi khi rong kinh
kéo dài đến 2-3 tuần. Cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy
cơ khi chỉ định phương pháp điều trị xâm lấn như can thiệp phẫu
thuật.
- Viêm gan: Trong SD/SXH-D men gan ALT, AST thường gia
tăng nhẹ đến trung bình nhưng không có vàng da. Từ đầu năm
2007 gặp nhiều bệnh nhân SD/SXH-D người lớn có men gan
tăng rất cao (10 lần trị số bình thường), kèm theo vàng da, xuất
huyết nhiều nơi, hạ đường huyết tương tự bệnh cảnh suy gan
cấp do viêm gan siêu vi B. Một số trường hợp tương tự cũng
được báo cáo từ khu vực khác như Mã Lai, Ấn Độ hay Nam Mỹ.
- Viêm não: Những nghiên cứu gần đây trên trẻ em cũng như
người lớn cho thấy có biểu hiện viêm não do vi rút Dengue như
sốt cao, hôn mê, co giật. Bệnh cảnh khởi phát đột ngột và có tỷ lệ
tử vong cao.

- Tiểu hemoglobin (Hb): Chưa thấy có báo cáo trong y văn
nhưng trong 2 năm gần đây, bệnh viện Bệnh Nhiệt đới ghi nhận
có một số trường hợp tiểu Hb được ghi nhận trên bệnh nhân
SD/SXH-D nhập viện với lý do nước tiểu đen. Các xét nghiệm tìm
nguyên nhân khác đều âm tính như men G6PD bình thường
(thiếu men này là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tiểu Hb).
Những định kiến không đúng trong điều trị hay gặp là gì?
- “Nhập viện sớm tránh được sốc”: Nhiều người cho rằng
nhập viện sớm sẽ tránh bị sốc nhưng thực tế vào viện sớm ngay
từ đầu có thể vẫn bị sốc. Hiện nay nguyên nhân chính gây sốc
trong bệnh SXH là do hiện tượng thoát huyết tương ra khỏi lòng
mạch máu chưa được làm sáng tỏ. Do đó mà hiện tượng này
chưa được kiểm soát hoàn toàn, cần tập trung sức lực của nhân
viên y tế đối phó với các trường hợp nặng và theo dõi những
trường hợp vào thời gian nguy cơ (ngày thứ 3 -5 sau khi xuất
hiện sốt). Nhập viện sớm chỉ có tác dụng là phát hiện sốc hay
những biến chứng khác sớm để được theo dõi hợp lý và can
thiệp kịp thời.
- “Truyền dịch sớm tránh được sốc”: Vì chưa kiểm soát quá
trình sinh bệnh, thất thoát huyết tương ra khỏi lòng mạch máu
nên truyền dịch sớm không tránh được sốc mà có thể gây quá tải
tuần hoàn (là tình trạng tăng lượng dịch lưu thông trong lòng
mạch máu, vượt quá khả năng bơm máu của tim).
Chúng ta phải làm gì ?
Bệnh sốt xuất xuất huyết ở người lớn tương đối còn mới mẻ cho
người bệnh và cho cả thầy thuốc. Về mặt điều trị, để đối phó hiệu
quả, cần tỉnh táo theo dõi sát bệnh nhân sốt, đánh giá các xét
nghiệm cận lâm sàng, khám và tái khám tại các cơ sở y tế để
được phát hiện các biến chứng và điều trị kịp thời. Chỉ truyền
dịch đúng lúc tránh tình trạng gây quá tải cho hệ tuần hoàn.


×