Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Phòng tránh những tai nạn thường xảy ra ở trẻ em trong dịp tết pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.84 KB, 12 trang )

Phòng tránh những tai nạn thường xảy
ra ở trẻ em trong dịp tết
Tết đến, người lớn luôn tất bật với đầy ấp công việc của cuối
năm và đón chào năm mới. Trong khi đó đây là lúc trẻ đươc
nghỉ học. Do vậy nếu lơi lỏng trong việc chăm sóc trẻ rất dễ xảy
ra những tai nạn đáng tiếc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sức khoẻ của trẻ và mất đi niềm vui đón xuân của gia đình. Bài
viết sau được tổng hợp từ những tình huống tai nạn thường xảy
ra ở trẻ em đặc biệt trong dịp Tết tại Bệnh viện Nhi Đồng 1 sẽ
giúp quí phụ huynh chăm sóc trẻ kỹ hơn đề phòng tai nạn đáng
tiếc xảy ra để đón một mùa xuân vui trọn vẹn.
Dị vật đường thở:
Mùa Tết, các loại hạt như hạt dưa, hạt bí và các loại hột như
hột mãng cầu, sapôchê, hoặc các loại đồ chơi có kích cỡ nhỏ là
những loại dị vật đường thở thường gặp ở trẻ em. Đây là một tai
nạn nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong. Tai nạn thường xảy ra
do trẻ ăn hoặc nghịch với dị vật. Triệu chứng ban đầu bé
thường ho sặc tím tái, giãy giụa, nghẹn thở thoáng qua. Sau đó
bắt đầu khó thở, khò khè và ho. Trong tình huống này, trước khi
đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất, phụ huynh có thể làm các
thao tác cấp cứu như sau :
· Trẻ lớn: Phụ huynh đứng phía sau hoặc quì tựa gối vào lưng
trẻ, vòng 2 tay ngang thắt lưng, đặt một nắm tay vùng hõm ức,
bàn tay kia đặt chồng lên rồi đột ngột ấn mạnh theo hướng từ
trước ra sau và từ dưới lên 5 lần liên tiếp. (Hình 1)



Hình 1
· Trẻ nhỏ: Đặt trẻ nằm sấp đầu thấp trên một cánh tay, dùng
lòng bàn tay kia vỗ lưng 5 lần mạnh và nhanh vùng giữa 2


xương bã vai. Sau đó lật ngửa trẻ. Nếu còn khó thở, dùng 2
ngón tay ấn ngực 5 lần. (Hình 2)







Hình 2
Trong trường hợp thất bại có thể thực hiện lại thao tác này từ
6 – 10 lần. (Thao tác này có tên gọi là thủ thuật Heimlich)
Để phòng ngừa tai nạn nguy hiểm này, phụ huynh phải hết
sức khi cho trẻ ăn các loại trái cây, và đặc biệt dạy trẻ tránh
ngậm đồ chơi vào miệng.
Hóc xương
Hóc các loại xương như xương cá, xương heo, xương gà
cũng là những cấp cứu thường gặp. Nguyên nhân là do trẻ ăn
vội vàng do ham chơi (trẻ lớn) hoặc do người lớn chuẩn bị thức
ăn cho trẻ không kỹ (trẻ nhỏ). Triệu chứng là bé than đau cổ,
không uống, không nuốt được ngay sau khi ăn. Những trường
này, phụ huynh cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để thăm
khám, chụp X-quang. Trường hợp dị vật ở thành sau họng hoặc
ở Amiđan, việc lấy ra sẽ rất dễ dàng ngay lúc thăm khám.
Trường hợp dị vật ở hạ họng hoặc thực quản, sẽ tiến hành nội
soi dưới gây mê để gắp dị vật. Điều tránh tuyệt đối là không
được dùng tay móc họng của trẻ vì có thể làm trầy xước hoặc
rách các cấu trúc trong họng, miệng, hoặc làm dị vật đi vào sâu
hơn.
Dị vật tai, dị vật mũi

Các loại dị vật mũi và dị vật tai thường là các bộ phận nhỏ
trong đồ chơi của trẻ. Trẻ chơi nghịch tự đưa vào tai và mũi của
mình hay của bạn rồi không lấy ra được. Nguy hiểm thường gặp
nhất là cục pin đồng hồ hoặc pin trong các loại đồ chơi. Vì khi
vào mũi hoặc tai, pin sẽ tiết ra chất ăn mòn phá huỷ các cấu trúc
xung quanh. Tuy đa số các trường hợp đều có thể lấy ra dễ
dàng nhưng vẫn có một số trường hợp khó hoặc do bé không
hợp tác, phải gây mê và nội soi mới lấy ra được. Khi trẻ bị dị vật,
phụ huynh cần đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên khoa để lấy dị vật,
tránh tự ý dùng các dụng cụ ở nhà để lấy vì sẽ đẩy dị vật vào
sâu hơn.
Bỏng thực quản
Ngày xuân, nước tro tàu thường dùng để ngâm các vật liệu để
làm các loại bánh và các loại dưa là một thủ phạm nguy hiểm
khi trẻ uống nhầm vì loại nước này thường trong như nước
uống nhưng có tính kiềm rất mạnh. Khi trẻ uống vào sẽ gây
bỏng nặng niêm mạc và thực quản. Hậu quả thường gây teo
hẹp thực quản. Để đề phòng tai nạn bỏng thực quản nói chung,
chúng ta cần:
· Các loại chai lọ đựng hóa chất, thuốc tẩy cần phải có nhãn
mác, để xa tầm tay trẻ em.
· Giáo dục trẻ không được uống các loại thức uống không rõ
nguồn gốc, xuất xứ.
- Phỏng: trẻ chạy chơi gần bếp vướng phải người lớn đang
bưng nước hay thức ăn nóng hoặc đun nấu; trẻ vấp phải vật
dụng đựng nước hoặc thức ăn nóng để dưới đất; bàn ăn có trải
khăn rủ xuống chân bàn, trên bàn có bình thủy nước nóng, thức
ăn nóng… trẻ nghịch ngợm kéo khăn trải bàn hoặc té níu vào
khăn trải bàn nên kéo đổ vật nóng vào người; bất cẩn khi pha
nước nóng tắm cho trẻ; trẻ tự điều chỉnh máy nước nóng trong

nhà tắm… Điện cũng là nguyên nhân quan trọng gây phỏng.
Theo thống kê của khoa Phỏng – Chỉnh hình bệnh viện Nhi
Đồng 1 năm 2005 thì gần 80% phỏng do tiếp xúc với nước sôi
và hầu hết là do sự bất cẩn của người lớn. Phỏng không chỉ đau
đớn và nguy hiểm mà còn để lại hậu quả lâu dài trên chức năng,
thẩm mỹ và tâm lý. Hãy luôn tự nhắc mình thận trong tối đa: giữ
trẻ xa khu vực nấu bếp; tránh để bình thủy nước nóng, thức ăn
nước uống nóng ở mép bàn; nên chuẩn bị đủ lượng nước nóng
khi tắm bé…
- Điện giật: nhà có trẻ con thì ổ cắm điện thường được đặt
trên cao hoặc che chắn kỹ, nhưng trong những ngày cuối năm,
do phải kéo lại tủ, kê lại bàn, dọn dẹp nhà cửa, quét vôi, sơn
tường… nên những ổ cắm điện này bỗng trở nên lộ thiên và là
đối tượng khám phá của trẻ con. Các dây dây điện sờn tróc vỏ
bọc, các dụng cụ điện dù không ở tình trạng đang sử dụng
nhưng lại không ngắt điện, các thiết bị điện đang sửa chữa, thay
mới… đều tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ con. Đã có trường hợp khi
thay bóng đèn bàn thờ Ông Thần Tài - Ông Địa (đặt dưới đất)
mà không ngắt điện, trong lúc chưa kịp lắp bóng đèn mới vào
thì một cháu bé còn ở tuổi tập đi đã tò mò bốc vào chuôi đèn nên
bị điện giật. Để phòng tránh, phụ huynh chú ý ngắt điện tất cả
những dụng cụ không sử dụng; dán băng keo hoặc dùng nắp
đậy các lỗ cắm điện, thay các dây điện cũ, đặc biệt lưu ý các chỗ
dây điện bị gấp khúc là nơi dễ bị sờn tróc vỏ bọc, cách ly trẻ khỏi
khu vực đang sửa chữa, thay dây điện…
- Ngạt nước: không kể những trường hợp trẻ đi tắm ao hồ,
tắm sông… có những tình huống trẻ bị ngạt nước ngay trong
chính căn nhà phố của mình. Trẻ dưới 2 – 3 tuổi thường rất thích
nghịch nước. Những cái thùng, xô đặt ở sàn nước, trong phòng
tắm, nước tưới cây, thau nước tắm bé, bồn tắm… đều có thể là

mối hiểm họa trong nhà đối với bé, bởi vì khi bé chúi đầu vào
những thùng, xô này thì dù chỉ ít nước thôi cũng đủ làm bé ngạt.
Có khi chỉ một sơ suất nhỏ, ví dụ như đang tắm bé thì có điện
thoại bàn reo, nồi cháo đang nấu sôi trào ra bếp, có chuông
cửa…
Phụ huynh lưu ý không để trẻ một mình khi đang tắm cho trẻ,
dù bạn nghĩ rằng mình chỉ vắng mặt 1 phút thôi. Hãy bế trẻ theo
nếu bạn cần nghe điện thoại, có chuông gọi cửa…; hạn chế
chứa nước trong các loại thùng, xô… cao ngang tầm trẻ, nếu
phải chứa nước thì cần đậy kỹ hoặc có biện pháp hạn chế trẻ
đến gần; các thau nước sau khi sử dụng (tắm trẻ, giặt quần áo,
lau nhà…) nên đổ ngay; cửa phòng tắm nên có chốt cài bên
ngoài để trẻ nhỏ không tự vào phòng tắm được…

×