Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Không nên xem thường ngáy và ngưng thở về đêm ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.13 KB, 8 trang )

Không nên xem thường ngáy và
ngưng thở về đêm trong lúc ngủ
Theo các chuyên gia về hô hấp thì bất kỳ ai khi ngủ cũng có lúc
ngáy, kể cả trẻ em. Khoảng 45% dân số trên thế giới có lúc ngáy
khi ngủ song thường không có chuyện gì xảy ra. Nhưng nếu ngáy
to khi ngủ xen kẽ với các đợt ngưng thở trong đêm thì vấn đề trở
nên nghiêm trọng vì đó chính là biểu hiện của hội chứng ngưng
thở lúc ngủ tắc nghẽn, một bệnh lý gây nhiều biến chứng nguy
hiểm.
Thế nào là hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn
(HCNGLNTN)?
Hội chứng ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn là thể bệnh thường gặp
nhiều nhất trong ba thể bệnh của hội chứng ngừng thở lúc ngủ-
một rối loạn đặc trưng bởi sự ngừng thở hoàn toàn khoảng 10 -
30 giây trong khi ngủ và nhiều hơn 30 lần/đêm. Trong hội chứng
ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn, luồng khí thở qua đường hô hấp
trên ( mũi, họng thanh quản) bị ngừng lại do đường hô hấp này bị
tắc nghẽn song các cử động lồng ngực và bụng vẫn được duy trì.
HCNGLNTN diễn ra như thế nào ?
Khi ngủ say, các cơ vận động vùng hầu họng có nhiệm vụ nâng
đỡ các tổ chức phần mềm xung quanh đường thở trên (gồm:
lưỡi, amidan, vòm miệng mềm, lưỡi gà) giãn ra làm hẹp đường
thở gây ra tiếng ngáy, đôi khi làm tắc đường thở, gây ngừng thở.
Nếu bệnh nhân ngừng thở, nồng độ ôxy trong máu giảm xuống,
nồng độ khí carbonic tăng lên, kích thích não gây phản xạ thở trở
lại. Khi đó bệnh nhân sẽ tỉnh ngủ chốc lát, các cơ ở họng được
kích thích co cơ làm đường thở nới rộng ra và đường thở lại
được lưu thông. Sau một khoảng thời gian, giấc ngủ sâu hơn,
các cơ lại giãn và lại gây hẹp đường thở, xuất hiện tiếng ngáy rồi
lại bị ngưng thở. Cứ thế quy trình lặp đi lặp lại nhiều lần trong
suốt thời gian ngủ.


Những dấu hiệu nào giúp nhận biết HCNTLNTN ?
Phần lớn người bị HCNTLNTN không biết là mình mắc bệnh,
thường chỉ có người thân ngủ chung nói cho họ biết là khi ngủ họ
đã ngáy to và thỉnh thoảng lại ngừng thở rồi lại thấy thở lại.
Các dấu hiệu để nhận biết HCNNTLNTN là :
Ban đêm : Ngáy to khi ngủ, ngưng thở về đêm, giấc ngủ không
yên, vã mồ hôi trong đêm, bật dậy trong đêm vì cảm giác ngộp
thở, tiểu đêm nhiều lần, giảm ham muốn tình dục.
Ban ngày : Nhức đầu về sáng, buồn ngủ, giảm trí nhớ, kém tập
trung khi làm việc, trầm cảm, tính tình thay đổi (dễ bị kích thich).
Những người nào có nguy cơ cao bị HCNTLNTN ?
HCNTLNTN có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất
ở lứa tuổi trung niên, tỷ lệ mắc tăng dần theo tuổi, nam gặp nhiều
hơn nữ(nam:4%, nữ:2%). Những người có nguy cơ cao bị mắc
hội chứng ngừng thở lúc ngủ tắc nghẽn là:
- Béo phì: có nguy cơ gấp 3 lần người bình thường.
- Người có bất thường về đường hô hấp trên như: Amidan quá
phát, khẩu cái mềm và lưỡi gà quá lớn, lưỡi lớn và dày, hàm nhỏ,
hàm ra sau, xương móng thấp hơn bình thường
- Người có tiền sử nghiện rượu, dùng thuốc an thần, thuốc gây
nghiện, trong gia đình có người mắc hội chứng ngừng thở khi
ngủ…
- Người mắc bệnh đái tháo đường, suy giáp…
Ngưng thở lúc ngủ tắc nghẽn được chữa trị như thế nào?
Có nhiều phương pháp điều trị HCNTLNTN, việc chọn lựa
phương pháp điều trị phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh,
các bất thường của đường hô hấp và các bệnh lý phối hợp.
- Thay đổi lối sống : Giảm cân và duy trì cân nặng lý tưởng, tránh
béo phì; Tránh các loại thức uống cồn, rượu trong vòng 4 giờ
trước khi ngủ; Tránh uống thuốc ngủ hay thuốc kháng histamine

trước khi ngủ; Tập thói quen ngủ đúng giờ và ngủ đủ thời gian
(tối thiểu là 07 tiếng đồng hồ/ngày); Nằm nghiêng khi ngủ (hầu
hết các bệnh nhân bị ngừng thở khi ngủ trong tư thế nằm ngửa;
Có thể đính một quả bóng tennis vào chính giữa lưng áo ngủ để
lúc ngủ say cũng không nằm ngửa được do vướng).
- Dùng thuốc nhỏ mũi để làm giảm bớt chứng nghẹt mũi. Mũi
được khơi thông cũng làm giảm hiện tượng tắc nghẽn khi ngủ.
- Sử dụng thiết bị trong miệng (giúp đưa hàm ra trước và là hệ
thống trụ nâng khẩu cái; dụng cụ giữ lưỡi) là biện pháp điều trị
hiệu quả ở các trường hợp bệnh nhân có bất thường giải phẫu
vùng hàm như hàm như hàm nhỏ, hàm đưa ra sau và lưỡi dày,
tụt ra sau.
- Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật: với mục đích làm đường
thở mở rộng hạn chế tình trạng tắc nghẽn trong khi ngủ như cắt
bỏ một phần khẩu cái mềm, lưỡi gà và cắt Amidan…, phẫu thuật
đưa hàm dưới ra trước. Tuy nhiên các phương pháp phẫu thuật
có tỷ lệ thành công khác nhau.
-Dùng máy thở áp lực dương liên tục (CPAP). Hàng đêm, khi ngủ
bệnh nhân sẽ mang một mặt nạ nối với máy thở CPAP, máy này
có luồng khí áp lực dương giúp đẩy không khí vào mũi làm cho
đường thở mở rộng trong khi ngủ, nhịp thở trở nên đều đặn,
ngừng hiện tượng ngáy. Phương pháp thở máy CPAP có hiệu
quả cao, cải thiện được 95 - 98% trường hợp,
Vì sao HCNTLNTN được xem là một bệnh nguy hiểm ?
HCNTLNTN được xem là một bệnh lý nguy hiểm vì những tác
hại nghiêm trọng của nó.
HCNTLNTN làm cho bệnh nhân không thể ngủ ngon bình
thường, vì não bộ bị đánh thức lặp đi lặp lại nhiều lần trong đêm,
khiến họ buồn ngủ, mệt mỏi vào ban ngày, nhiều khi ngủ thiếp đi
trong lúc đang lái xe, rất dễ gây tai nạn ( người bị HCNTLNTN bị

tai nạn giao thông nhiều hơn người bình thường gấp 3-5 lần).
HCNTLNTN làm giảm đột ngột lượng oxy trong máu, làm tăng khí
carbonic gây nên tăng huyết áp và tạo gánh nặng cho hệ tim
mạch. Khoảng một nửa số người bị HCNTLNTN sẽ mắc bệnh cao
huyết áp, có nguy cơ xuất hiện biến chứng đột quỵ (tai biến mạch
máu não) và suy tim.
Tình trạng thiếu khí oxy, thừa khí carbonic trong đêm do những
đợt ngưng thở khiến cho ban đêm, hệ thần kinh của người
bệnh bị xáo trộn, huyết áp của họ bị tăng giảm liên tục, nhịp tim
bị rối loạn Những rối loạn này làm gia tăng nguy cơ đột tử trong
đêm do nguyên nhân tim mạch ở người bị HCNTLNTN.
Lời khuyên nào cho người có HCNTLNTN?
Nếu không được điều trị sớm, HCNTLNTN sẽ gây ra nhiều
tác hại mà nghiêm trọng nhất là đột tử trong đêm do rối lọan
nhịp tim. Để tránh những nguy cơ tim mạch nguy hiểm có
thể gây đột tử trong đêm, các đối tượng có nguy cơ bị
HCNTLNTN nên chủ động đến gặp các bác sĩ chuyên khoa
giấc ngủ để được chẩn đoán và điều trị bệnh sớm.

×