Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN VẾ THIẾT KẾ, KẾT CẤU, CHẾ TẠO PHƯƠNG PHÁP THỬ pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.36 KB, 4 trang )


1

YÊU CẦU KỸ THUẬT AN TOÀN
VẾ THIẾT KẾ, KẾT CẤU, CHẾ TẠO PHƯƠNG PHÁP THỬ

TCVN 6005 - 1 995 thay thế cho chương V của QPVN 23-81 .
TCVN 6005 - 1 995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 11 Thiết bị áp lực biên
soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đế nghị và được Bộ Khoa học,
Công nghệ và Môi trường ban hành.
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các nồi hơi có áp suất làm việc lớn hơn O,7kg/cm
2
,
thuộc phạm vi áp dụng của TCVN 6004 -1995.
2 Yêu cầu và phương pháp thử
2-1 Người chế tạo phải tiến hành các phép thử, kiểm tra bắt buộc sau:
2.1.1 Kiểm tra chất lượng kim loại sử dụng để chế tạo các bộ phận chịu áp lực của
nồi hơi khi không có các văn bản hợp pháp xác nhận đặc tính của kim loại sử dụng.
Các chỉ tiêu cần kiểm tra là:
a) mã hiệu kim loại: Khi có nghi ngờ về mã hiệu kim loại thì cần có phân tích về
thành phần nguyên tố của kim loại;
b) các thử nghiệm về cơ tính: giới hạn bền, giới hạn chẩy và các chỉ tiêu về cơ tính
khác nếu thấy cần thiết;
c) phân tích quang phổ bằng định tính tất cả loại thép hợp kim.

2

2.1.2 Phải hàn các mẫu thử khi hàn thân nồi hàn, ba lông, ống góp theo đúng qui
định của tiêu chuẩn TCVN 600S - 1 995.
2.1.3 Phải thử siêu âm 100% mối hàn đối với các mốt hàn giáp mép, chồng mép


của phần hình trụ và chỏm đáy. Đối với các mối hàn của hệ thống ống (bao gồm cả ống
góp) phải thử siêu âm theo tỷ lệ sau: 25% đối với nồi hơi có áp suất dưới 39 kg/cm
2
;
50% khi áp suất từ 39 đến dưới 100 kg/ cm
2
; 100% khi áp suất trên 1 00kg/ cm
2

2.1.4 Đối với các mối hàn chữ T, nếu không thực hiện được việc kiểm tra mối hàn
bằng siêu âm thì phải chiếu, chụp bằng tia xuyên qua hoặc khảo sát kim tương ở những
chỗ yếu nhất.
2.1.5 Phải thử thủy lực toàn bộ nồi hạ trước khi xuất xưởng.
2-2 Các kết quả thử nghiệm phải được lưu giữ tại nhà chế tạo trong 5 năm-
2.3 Chọn áp suất thử thủy lực
2.3.1 áp suất để xác định áp suất thử thủy lực là áp suất làm việc định mức của
nồi hơi, ký hiệu là p, cho tất cả các nồi hút (tuần hoàn tự nhiên hay cưỡng bức, lò hơi
trực lưu).
2.3.2 áp suất thử thủy lực theo quy định trong bảng 1 .
Bảng 1
áp suất làm việc định mức kg/ cm
2
áp suất thử thủy lực, kg/ cm
2

p  5
p > 5
2 p nhưng không nhỏ hơn 2kg/ cm
2


1,5 p


3

2.3.3 Đối với bộ hâm nước
a- loại ngắt được: bằng 1,5 lần áp suất làm việc định mức của bộ hâm nước;
b-loại không ngắt được: bằng 1,5 lần áp suất làm việc định mức của nồi hơi.
Đối với bộ quá nhiệt, bằng 1 ,5 lần áp suất làm việc định mức của hơi khi ra khỏi
bộ quá nhiệt.
2-4 Quy trình thử thủy lực
2.4. 1 Thử bằng nước có nhiệt độ dưới 50
0
C nhưng không thấp hơn nhiệt độ môi
trường xung quanh quá 5
0
C
2.4.2 Thời gian duy trì áp suất thử 5 phút.
2.4.3 Mọi việc khám nghiệm, gõ búa chỉ được thực hiện khi đã hạ áp suất thử xuống
bằng áp suất làm việc đinh mức .
2.4.4 Cấm thử thủy lực bằng các môi chất thể khí.
2. 4.5 Thử thủy lực được coi là đạt chất lượng khi
a- không có hiện tượng nứt ;
b- không tìm ra bụi nước, rỉ nước qua các mối nốicũng như kim loại cơ bản
c - không phát hiện có biến dạng;
d- áp suất không giảm khi duy trì ở áp suất thử. Nếu có xì hở ở các van, bích đậy
mà áp suất thử giảm quá 3% trong thời gian 5 phút và khẳng định chất lượng như ở mục
a, b của điều này thì cũng coi như việc thử thủy lực đạt yêu cầu. Nếu áp suất giảm quá
nhanh thì phải khắc phục các các hở và thử lại.


4

2.4.6 Việc thử thủy lực phải được một hội đồng kỹ thuật nghiệm thu và ký biên bản,
trong đó bắt buộc phải có mặt hai thành viên:
- Giám đốc hay phó giám đốc đã được ủy quyền của nhà chế tạo;
- Cán bộ kiểm tra chất lượng sản phẩm.

×