Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài thảo luận: Lịch sử hình thành và phát triển Amazon.com pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (350.73 KB, 15 trang )

Bài thảo luận B2C nhóm 02
Đề tài:
Lịch sử hình thành và phát triển
Amazon.com
1
2
3
I.Lịch sử hình thành và phát triển Amazon.com
Jeffrey Bezos, là đại diện sáng giá nhất của cuộc cách mạng thương mại
điện tử, ông là tổng giám độc điều hành đồng thời là cha đẻ của
Amazon.com. Công ty ông sáng lập trở thành nhãn hiệu thương mại trực
tuyến được biết đến nhiều nhất trên thế giới và ông sở hữu khối tài sản
lên tới 8,2tỷ USD chỉ sau 14 năm thành lập.
Vào khoảng năm 1994 khi tốc độ phát triển của Internet là 2300%/năm,
mặc dù không có kinh nghiệm về bán hàng cũng như không nhiều hiểu
biết về Internet, nhưng Jeffery Bezos đã sớm nhìn thấy tương lai của việc
bán hàng qua mạng, và ông nhận thấy việc tìm kiếm tài liệu khó khăn nên
ông đã nảy sinh ý tưởng bán sách qua mạng. Và cũng năm đó,
Amazon.com ra đời, công ty này ban đầu được đặt tên là Cadabra.Inc,
nhưng tên này đã được thay đổi khi người ta phát hiện ra rằng đôi khi
mọi người nghe tên là “Cadaver” (“tử thi”) Tháng 7/1995, tên gọi
Amazon.com được chọn vì Amazon là tên con sông lớn nhất thế giới cho
nên tên gọi gợi lên quy mô lớn và cũng một phần vì nó bắt đầu bằng “A”,
sẽ hiện lên đầu danh sách chữ cái. Trụ sở chính của công ty đặt tại thành
phố Seatte, bang Washington.
4
16/7/1995 Amazon được đưa lên mạng như một nhà sách trực tuyến với
mục tiêu sử dụng Internet để chuyển hoạt động mua sách sang một hình
thức nhanh nhất, dễ dàng nhất và đem lại nhiều lợi ích nhất có thể. Quyển
sách đầu tiên mà Amazon.com bán là Fluid Concept and Creative
Analogies của tákc giả Mỹ Douglas Hofstadter


Ngày15/5/1997 Amazon cổ phần hóa công ty. Amazon.com phát hành cổ
phiếu lần đầu tiên và đăng ký trên sàn giao dịch chứng khoán Nasdaq của
Mỹ với ký hiệu AMZN và có mức giá 18USD/cổ phần
Từ một nhà sách trực tuyến ban đầu, chỉ chuyên bán sách, Amazon.com
trở thành một tạp hóa trực tuyến với đủ sản phẩm từ thượng vàng đến hạ
cám phát triển nhanh như vũ bão, Amazon.com đã đa dạng hóa các mặt
hàng, thêm nhiều sản phẩm khác như hệ thống video gia dụng, DVD,
CD, máy nghe nhạc MP3, phần mềm máy tính, game, đồ đạc, thậm chí
thực phẩm…
Hiện nay Amazon.com đã trở thành website thương mại điện tử lớn nhất
thế giới với doanh số bán hàng trên mạng internet gấp gần ba lần so với
doanh thu của hãng xếp hạng nhì trong cùng lĩnh vực Staples.Inc tại thời
điểm tháng 1 năm 2010.amazon.com đã cung cấp hàng triệu sản phẩm
cho hơn 17 triệu người tiêu dùng trên 160 quốc gia, ngoài ra Amazon còn
cung cấp đấu giá trực tuyến, chợ điện tử.
II.Hoạt động quản trị dữ trữ và thực hiện đơn hàng, những lợi thế và
hạn chế:
5
1. Hoạt động quản trị dự trữ:
1.1. Giới thiệu khái quát về hệ thống kho hàng của Amazon:
Amazon hiện nay là trang web bán lẻ khổng lồ có phạm vi hoạt
động trên toàn thế giới, với doanh thu năm 2004 đã lên tới 7 tỷ
USD, nhiều hơn bất kỳ hãng bán lẻ nào khác.
Điểm nổi bật và cũng là điều tạo nên thành công cho Amazon
chính là ở hệ thống kho hàng, các nhà kho được Amazon xây dựng
không theo cách thông thường mà nó được đầu tư công nghệ khá
nhiều, nó được sử dụng công nghệ cao đến nỗi đòi hỏi rất nhiều
dòng mã hóa để vận hành phức tạp không kém gì trang web của
Amazon.
Hệ thống kho bao gồm:

- Hệ thống kho tự động
- Hệ thống máy tính để tiếp nhận và xử lý đơn hàng
- Trạm phân phối thông tin
- Các cabin “biết nói” chứa hàng hóa
- Hệ thống băng tải, sensor quang, thùng đựng hàng

Hệ thống kho hàng của Amazon gồm 6 kho hàng quy mô lớn, mỗi
kho hàng trị giá tới 50 triệu đôla, chi phí để xây dựng kho hàng là
rất tốn kém. Trong mỗi kho hàng đều có đầy đủ các mặt hàng từ đồ
gia dụng, quần áo giày dép sách báo đồ điện tử dến những mặt
hàng cá biệt hóa như đồ lưu niệm đồ trang sức…Nhìn chung các
mặt hàng mà Amazon kinh doanh rất phong phú đa dạng đủ các
chủng loại đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách hàng.
Vị trí đặt các kho hàng cũng được Amazon cân nhắc rất kĩ lưỡng.
Các kho hàng thường được đặt gần các trung tâm tiêu thụ lớn hay
các địa điểm thuận lợi về giao thông đáp ứng khả năng phân phối
hàng hóa nhanh chóng, thường thì các kho hàng này được đặt ở
gần sân bay để tiện cho việc vận chuyển.
Hệ thống kho hàng của Amazon đảm bảo mối liên hệ rất cao từ
nhà sản xuất, hệ thống phân phối cho tới tay khách hàng. Trong
mỗi kho hàng các mặt hàng được sắp xếp, bảo quản rất khoa học
đảm bảo cho các quy trình nhập hàng, lấy hàng, xử lí đơn đặt hàng
nhanh chóng hiệu quả cao.Với số lượng mặt hàng vô cùng lớn
6
Amazon đã đầu tư hệ thống thông tin với hệ thống máy tính các
phần mềm ứng dụng và xử lí thông tin giúp cho việc quản lí có
hiệu quả nhanh chóng, những thông tin quan trọng đều được lưu
trữ và phục vụ cho những lần kinh doanh tiếp theo.
1.2 Phân tích hệ thống kho hàng của Amazon:
Như đã nêu ở trên, các kho hàng của Amazon không hề giống với

các kho hàng truyền thống mà được tin học hoá cao độ.Các nhà
kho của Amazon sử dụng công nghệ cao đến nỗi chúng đòi hỏi rất
nhiều dòng mã hoá để vận hành và phức tạp không kém trang web
của Amazon. Máy tính bắt đầu quy trình bằng cách gửi tín hiệu
thông qua mạng không dây tới cho công nhân để họ biết cần phải
lấy thứ gì xuống khỏi giá, sau đó họ sẽ đóng gói mọi thứ theo trình
tự, dán nhãn mác rồi đưa vào băng truyền để chuyển tới xuống
khâu vận chuyển. Trong quá trình gửi hàng, mháy tính tạo ra vô số
dòng dữ liệu từ những sản phẩm bị đóng gói tới thời gian chờ đợi
và các nhà quản lý có nhiệm vụ theo dõi sát sao hệ thống dữ liệu
này, có thể thấy đây chính là điểm khác biệt trong mô hình xây
dựng kho hàng của Amazon. Bezos thường đi thăm mỗi nhà kho
một tuần liền vào quý cuối năm, đối với các nhân viên thì thời gian
này quả là vất vả khi ông chủ tới thăm họ, Bezos đặt ra hàng loạt
câu hỏi về hệ thống giải thuật để xử lý đơn hàng, tốc độ xử lý năng
suất, và không bao giờ vừa lòng khi chưa có câu trả lời thoả đáng.
Hầu hết các doanh nghiệp TMĐT khác chỉ chú ý đến việc xây
dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin cho website của mình, họ
không đầu tư nhiều cho hệ thống bến bãi, kho lưu trữ.
7
- Việc giao hàng thường được tiến hành thông qua các trung gian
khác như qua đường bưu kiện, hay họ sẽ gom hàng tại địa điểm
xác định nào đó. Ở đây Amazon đã sử dụng mô hình mạng lưới
phân phối: đó là nhà phân phối dự trữ và giao hàng. Phương án
này có lợi thế là dịch vụ khách hàng tốt hơn, thời gian đáp ứng
đơn hàng nhanh hơn là những gì có thể đánh đổi cho chi phí tác
nghiệp hậu cần, đây chính là điều mà Amazon hướng đến. Tuy
nhiên thì phương án này cần chi phí vận chuyển và chi phí dự
trữ là khá cao, chính vì thế mà Benzos đã quyết định đầu tư khá
nhiều cho hệ thống kho hàng, bến bãi.

2. Quá trình hệ thống kho xử lí đơn đặt hàng:
Bước 1: Máy tính kiểm tra vị trí của hàng hóa sau khi khách
hàng đặt hàng. Nó xác định đơn hàng do Amazon thực hiện hay
đối tác của nó. Nếu do Amazon thực hiện, đơn hàng được
truyền tự động tới các trạm phân phối thông tin tương ứng trong
kho hàng.
Bước 2: Một bộ phận (flowmeister) tại trạm phân phối nhận tất
cả các đơn hàng và phân chia chúng tự động cho những nhân
viên cụ thể xác định thông qua mạng không dây.
Bước 3: Nhân viên nhặt hàng đi dọc theo các khoang chứa
hàng, dùng máy để kiểm tra các mã của mặt hàng để tránh sự
trùng lặp, dễ dàng quản lý cho những lần mua hàng kế tiếp
Bước 4: Các hàng hóa nhặt ra được đặt vào thùng, sau đó
chuyển vào băng tải dài hơn 10 dặm chạy quanh nhà kho. Trên
băng tải có khoảng 15 điểm đọc mã hàng hóa, theo dõi hàng
hóa để giảm sai sót
Điểm đọc mã hàng, giám sát hàng hóa là các cụm máy tính có
nhân viên kèm theo đảm bảo tính chính xác của các mặt hàng
8
Bước 5: Tất cả các thùng chạy trên băng tải tập trung vào 1 vị
trí, ở đó những mã hàng hóa được sắp xếp phù hợp với số đơn
hàng. Các hàng hóa được chuyển từ các thùng đến các máng
trượt, trượt xuống và được các nhân viên đặt vào các thùng
cacton để dễ dàng vận chuyển
Bước 6: Các sản phẩm được qua 1 bước kiểm tra, quét để ghép
hàng theo đơn đặt hàng tương ứng
Bước 7: Nếu như hàng hóa nào cần thiết phải được gói bọc thì
công nhân sẽ nhặt ra và gói thủ công.
Bước 8: Các thùng cacton được đóng lại, dán băng dính, cân
đo, dán nhãn mác và chuyển bằng 1 dây chuyền đến 1 trong 40

thùng xe tải trong nhà kho, các xe tải này chở đến hãng vận
chuyển UPS hoặc USPS, các hàng hóa lại tiếp tục cuộc hành
trình để tới tay khách hàng.
9
Quy trình xử lí trên của Amazon dựa trên mô hình chiến lược
CFN (Customer Fulfillment Networking) được biểu diễn qua
mô hình sau:
1. Khách hàng đặt mua, nhập số thẻ tín dụng để thanh toán
2. Đơn hàng của khách hàng được phân tích và chọn ra nhà
cung ứng phù hợp (nếu hàng đó không có trong kho của
Amazon).
3. Nhà sản xuất giao hàng tới kho của Amazon.
4. Tất cả hàng được đóng gói, lắp ráp ở nhà kho gần nhất và
vận chuyển qua UPS hoặc bưu điện.
5. Hàng được giao từ nhà kho gần nhất qua UPS, bưu điện
Vì vậy các nhà quản lý của Amazon ở bộ phận lưu kho phải nỗ
lực hết sức để đẩy năng suất lên cao tới tối đa, chẳng hạn bằng
việc tái thiết kế hệ thống chuyển hàng trên băng chuyền tự
động, Amazon đã có thể tăng năng suất của một kho lên 40%.
Đó là lí do trong 3 năm qua, chi phí vận hành các nhà kho của
Amazon đã giảm từ 20% doanh thu xuống còn chưa đầy 10%
doanh thu, các nhà kho của Amazon vận hành hiệu quả đến nỗi
tỷ lệ luân chuyển hàng mới của các nhà kho này đạt 20 lần/năm.
Thậm chí ngay cả ban quản trị công ty cũng không thể tin được
vào thành tích này. Tất cả các công ty bán lẻ khác chỉ đạt con số
dưới 15 lần/năm. Và trên thực tế, một trong những thế mạnh
lớn nhất hiện nay của Amazon là năng lực quản lý hàng tồn
kho, và thậm chí Amazon còn được các công ty bán lẻ khác
giao toàn bộ hoạt động kinh doanh thương mại điện tử của
mình cho Amazon thầu phụ, như trường hợp các hãng bán lẻ

Toys R Us và Target.
Và vì hệ thống lưu kho của Amazon hoạt động rất hiệu quả cho
nên bên cạnh việc bán các sản phẩm của mình trên website,
Amazone hiện còn bán rất nhiều sản phẩm của các nhà bán lẻ
khác trên cùng trang web của mình, điều này đã đem lại thành
công quá sức tưởng tượng cho Amazon. Tỷ suất lợi nhuận của
Amazon khi bán buôn và ăn hoa hồng của các đối thủ cạnh
tranh cũng cao không kém tỷ suất lợi nhuận nếu hãng bán lẻ
trực tiếp tới người tiêu dùng. Ngoài ra, Amazon không tốn một
đồng chi phí quảng cáo nào về giá của mình là rất rẻ, vì người
tiêu dùng có thể dễ dàng so sánh mức giá của Amazon với giá
10
của các nhà bán lẻ khác, điều này không chỉ tiết kiệm chi phí
mà còn tạo ra lòng trung thành và tin tưởng của khách hàng.
Việc đầu tư cao và khá nghiêm túc cho công nghệ trong hệ
thống kho hàng và cùng với đó là việc quản lý kho hàng khá tốt
đã giúp cho Amazon tạo ra một cuộc cách mạng về TMĐT và
trở thành trang web khổng lồ có phạm vi trên toàn thế giới.
3. Lợi thế và hạn chế trong việc quản lý kho hàng và thực hiện
đơn hàng:
3.1 Quản lý kho hàng:
* Lợi thế cạnh tranh của Amazon về kho hàng:
Như các phân tích ở trên, ta có thể khẳng định kho hàng là chìa
khóa dẫn đến lợi thế cạnh tranh của Amazon, Amazon sở hữu
một hệ thống lưu kho cực kỳ hiệu quả và hiện đại, được thiết kế
chính xác và tin học hoá một cách cao độ. Với hệ thống kho
hàng như vậy Amazon không chỉ giảm được chi phí vận hành
mà còn tăng năng suất luân chuyển hàng hoá của các nhà kho.
Việc Amazon quyết định tự xây dựng thêm hệ thống kho bãi là
một quyết định không mấy dễ dàng, với giá trị khoảng 50 triệu

USD cho mỗi nhà kho, việc xây dựng và vận hành hệ thống nhà
kho quả là tốn kém. Để có thể kinh doanh thành công Amazon
phải phát hành 2 tỷ USD trái phiếu công ty, thế là có vẻ như
Bezos không phải đang xây dựng một công ty dot.com đích
thực vì hãng lại có hệ thống nhà kho hữu hình như công ty bán
lẻ thông thường. Nhiều nhà đầu tư bắt đầu phê phán mô hình
kinh doanh của Amazon là không khác gì các công ty bán lẻ
truyền thống, chỉ khác một chỗ là có một trang web ấn tượng
hơn mà thôi, tuy nhiên đây lại chính là lợi thế cạnh tranh số 1
của Amazon.com, nếu ai đó đến thăm quan 6 nhà kho của
Amazon ngày nay người ta có thể dễ dàng nhận ra các nhà đầu
tư đã sai lầm khi phê bình mô hình này của Bezos.
- Việc Amazone tự xây dựng kho hàng riêng cho mình sẽ giúp
cho khả năng kiểm soát hàng hóa tốt hơn, tính linh hoạt nghiệp
vụ (như nhận hàng, giao hàng…) cao hơn, và một số lợi ích vô
hình khác…
- Đảm bảo cho tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối
11
hàng hóa.
- Vì hệ thống kho hàng của Amazon được đầu tư khá nhiều
công nghệ nên tạo ra năng suất cũng như hiệu quả công việc
cao, điều này góp phần giảm chi phí sản xuất và chi phí vận
chuyển, và thêm vào đó là nâng cao chất lượng dịch vụ khách
hàng, thời gian đáp ứng đơn hàng nhanh hơn.
- Giúp cho việc hoạt động của các khâu khác cũng được diễn ra
thuận lợi. Từ đó có thể đưa ra nhiều chiến lược mới giúp doanh
nghiệp thu được nhiều lợi nhuận
- Hệ thống kho hàng của amazon được xây dựng phát huy lợi
thế theo quy mô và đảm bảo đa dạng hóa rất nhiều mặt hàng và
đươc bố trí khoa học thuận lợi cho viêc giao nhận hàng hóa đáp

ứng nhanh chóng nhu cầu ngày càng to lớn của khách hàng.
* Hạn chế của kho hàng:
- Vì hệ thống kho hàng của Amazon là quá khổng lồ, việc đầu
tư cho kho hàng là khá tốn kém, thế nên chi phí vận chuyển, chi
phí sản xuất và chi phí bảo quản lưu kho là khá cao.
- Vì hệ thống kho hàng sử dụng rất nhiều công nghệ hiện đại
nên việc tuyển dụng nhân công cho kho hàng là khá khó khăn.
- Với quy mô lớn như amazon mà chỉ có 6 kho hàng là quá ít
không đủ đáp ứng cho tập khách hàng toàn cầu, vì vậy đôi khi
vẫn có sự sắp xếp không nhất quán các kho hàng do khối lượng
hàng quá lớn, nhất là vào các ngày lễ.
- Hệ thống quản lý kho hàng sử dụng công nghệ khoa học cao,
có hệ quản trị cơ sở dữ liệu với khối lượng thông tin lưu trữ
khổng lồ nên sẽ gây nhiều khó khăn trong quản lý, đòi hỏi phải
nâng cấp hệ thống thường xuyên mới có thể đáp ứng được yêu
cầu cho việc quản lý. Điều này đồng nghĩa với việc phải tốn
nhiều chi phí cho việc nâng cấp hệ thống lên, chi phí về mua
công nghệ mới, thuê các kỹ sư sửa chữa máy móc thiết bị vận
hành, các kỹ sư công nghệ thông tin giỏi…
3.2 Thực hiện đơn hàng:
* Lợi thế:
12
- Lợi thế lớn nhất trợ giúp cho quá trình xử lý đơn hàng của
Amazon là hệ thống kho riêng đem lại hiệu quả rất cao, đảm
bảo khả năng kiểm soát hàng hóa, tính liên tục của quá trình sản
xuất và phân phối hàng hóa, hàng hóa được sắp xếp một cách
khoa học với đa dạng chủng loại và mẫu mã, cho phép nhân
viên trong chuỗi xử lý đơn hàng kết hợp với nhau và xử lý đơn
hàng một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất
- Việc đầu tư cho công nghệ là hướng đi quan trọng đối với bất

kỳ doanh nghiệp thương mại điện tử nào, “công nghệ, công
nghệ và công nghệ” là 3 thứ quan trọng của Amazon. Việc thực
hiện đơn hàng rất cần phải có ứng dụng của công nghệ và
Amazon đã áp dụng công nghệ đỉnh cao cho việc thực hiện đơn
hàng.
* Hạn chế:
- Hoạt động xử lý đơn hàng của Amazon nhanh chóng, chính
xác nên đòi hỏi đầu tư rất lớn vào dự trữ và công nghệ tích hợp,
đảm bảo sự sẵn sàng trong việc thực hiện đơn hàng
- Việc đóng gói với số lượng hàng hóa lớn yêu cầu bọc gói cho
các đơn hàng nhỏ lẻ vẫn được thực hiện theo phương pháp thủ
công, đòi hỏi một số lượng nhân viên lớn để bắt kịp với tiến độ
hoạt động của chuỗi. Do đó để thực hiện được đơn hàng yêu
cầu phải có số lượng nhân viên lớn, lành nghề, nếu không sẽ
mất thời gian gây chậm tiến độ giao hàng.
- Công đoạn lấy hàng theo đơn sau khi đã xử lý đơn đặt hàng
cũng được thực hiện thủ công, nhân viên sẽ đẩy xe đến từng giá
hàng và lấy hàng trong không gian kho rất rộng lớn, rồi tiến
hành đọc mã sản phẩm ngay lúc này, sau đó tất cả hàng hóa
mới được tập hợp lại băng chuyền để đi đến từng khu cho từng
yêu cầu khác nhau vì vậy cần phải có giải pháp cụ thể để giải
quyết vấn đề này.
13
III.Giải pháp hoàn thiện việc quản trị dự trữ và thực hiện đơn hàng:
1. Giải pháp tài chính:
Hiện nay hệ thống kho hàng và quy trình thực hiện đơn
hàng đang là một yếu tố quan trọng giúp amazon tạo nên lợi thế
cạnh tranh của mình trên thị trường, dù hệ thống này đang tiêu
tốn của amazon một khoản chi phí khổng lồ, tuy nhiên những
lợi ích mà nó mang lại còn hơn cả những gì amazon phải bỏ ra.

Trong tương lai amazon nên tăng cường kinh phí đầu tư và phát
triển hệ thống này để có thể biến những lợi ích hệ thống này
mang lại thành những yếu tố quan trọng giúp amazon gặt hái
nhiều thành công trên thị trường. Hiện nay amazon đang phát
triển theo hướng tối đa hóa hiệu quả hoạt động, bằng cách giảm
thiểu chi phí và tăng cường hiệu suất, chính vì vậy việc kế
hoạch hóa chi tiết nguồn lực trong đó có nguồn lực tài chính
đang là một nhu cầu tất yếu. Amazon cũng nên tập trung đầu tư
vào việc phát triển nguồn nhân lực và phát triển công nghệ,
xem đây là yếu tố chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của cả
công ty nói chung và hệ thống kho vận nói riêng.
2. Giải pháp công nghệ:
Như Bezos – CEO tài năng của amazon – đã nói: Trong một thế
giới hữu hình, mọi người đều nghĩ địa điểm là quan trọng nhất.
Đối với chúng tôi, 3 thứ quan trọng nhất là: “công nghệ, công
nghệ và công nghệ”. Công nghệ chính là yếu tố then chốt khiến
cho hệ thống kho hàng và thực hiện đơn hàng của Amazon trở
thành hệ thống hiệu quả nhất thế giới.Việc đầu tư phát triển
công nghệ luôn là 1 trong những ưu tiên hàng đầu của amazon,
và điều này sẽ còn tiếp tục được thực hiện trong tương lai.
3. Giải pháp nhân sự:
Hệ thống kho và quy trình thực hiện đơn hàng của Amazon
đang sử dụng một lượng nhân sự cực kì lớn, không chỉ vậy nó
14
còn đòi hỏi nguồn nhân sự có chất lượng tốt để có thể vận hành
những công nghệ tiên tiến mà Amazon đã áp dụng cho hệ thống
của mình. Chính vì vậy nhu cầu về nguồn nhân lực là một nhu
cầu thiết yếu cho việc duy trì và phát triển hệ thống kho của
amazon, Amazon cần liên tục tuyển dụng nguồn nhân lực chất
lượng cao, tổ chức các khóa đào tạo kỹ năng thuần thục, đồng

thời có những chương trình giúp nhân viên chủ động phát huy
khả năng của mình.
15

×