Hoắc Nguyên Giáp
Hoắc Nguyên Giáp
Hoắc Nguyên Giáp
Sinh
18 tháng 1, 1868
Xiaonan Village, Tĩnh Hải, Thiên
Tân
Mất
9 tháng 8, 1910 (42 tuổi)
Thượng Hải
Có thể là ngộ độc asen
Võ
thuật
Wushu
Phái
Yến Thanh quyền
Hạng
Sư phụ
Học trò
Liu Zhensheng
Chen Gongzhe
Lý Liên Kiệt trong phim Hoắc Nguyên Giáp
Hoắc Nguyên Giáp 霍元甲 tự Tuấn Khanh 俊卿 (sinh 1869-mất 1910) quê quán
ở thành phố Thiên Tân, Trung Quốc, là một võ sư Trung Quốc khá nổi tiếng, ông
là người đã sáng lập ra Tinh Võ Môn.
Trong những năm cuối thế kỷ 19, ngoài việc Trung Quốc bị quân Nhật xâm chiếm,
các võ sĩ phương Tây cũng thừa dịp đứng ra thách đấu với các võ sư người Hoa và
đa số giành chiến thắng trước những võ sư Trung Quốc. Trong số những kẻ đứng
ra khiêu chiến giới võ thuật Trung Hoa có người đã đề tặng bốn chữ "Đông Á bệnh
phu" (Người bệnh Đông Á) mang đầy ý nghĩa chế nhạo lẫn khiêu khích các võ sĩ
người Hoa khiến họ cảm thấy rất nhục nhã.
Qua việc võ sư Hoắc Nguyên Giáp chiến thắng trong một số trận đấu tiêu biểu với
người nước ngoài, võ lâm Trung Hoa dần dần lấy lại danh dự và ông được tôn là
người giỏi nhất Thiên Tân. Võ sư Hoắc liên kết với một số võ sư người Hoa yêu
nước thành lập Hội Võ thuật Tinh Võ (Tinh Võ Môn 精武門) vào năm 1901 với
mục đích rèn luyện sức khỏe và võ thuật tự vệ cho mọi người và được thanh thiếu
niên Trung Hoa nhiệt tình hưởng ứng. Tinh Võ Môn dưới sự dẫn dắt của Hoắc
Nguyên Giáp đã đào tạo ra nhiều võ sĩ tài giỏi trong đó có đồ đệ Trần Chân (陳真)
được xem là một tài năng võ học sáng chói không thua gì Nguyên Giáp lúc
trẻ
[cần dẫn nguồn]
.
Lo sợ trước sự lớn mạnh của phái Tinh Võ, các tổ chức võ thuật ngoại quốc đã
mưu tính và sắp xếp cho ông liên đấu với cao thủ các nước phương Tây, họ đã
dùng thủ đoạn đê hèn là mua chuộc đầu bếp của Tinh Võ Môn bỏ thuốc độc vào
thức ăn hằng ngày của Hoắc sư phụ, đây là loại thuốc độc ngấm dần từng ngày cho
nên khi giao đấu với 1 võ sư người Nhật Bản, thuốc ngấm nên Hoắc Nguyên Giáp
đã chết, cái chết của ông đều khiến mọi người lầm tưởng rằng ông chết do bị đánh
trọng thương nhưng sự thật được phơi bày khi các đệ tử của ông đã điều tra ra
Võ sư Hoắc mất đi lúc ông chỉ mới ở tuổi 42, nhưng các đệ tử của Hoắc Nguyên
Giáp vẫn kế thừa và phát huy sức mạnh cũng như tinh thần võ học vốn có của phái
Tinh Võ, họ luôn ghi nhớ lời dạy của thầy:
"Học võ là học đạo, trước tiên là đạo làm người, học võ còn để rèn luyện thân thể,
lấy "dục thể, dục trí, dục đức" làm mục đích phấn đấu, bất luận trong mọi hoàn
cảnh tinh thần thượng võ phải được tôn trọng. Người biết võ nên đóng góp công
sức vào những việc ích nước lợi dân. Người giỏi võ mà kém trí đức chỉ là hạng võ
biền hại người hại mình."