Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN - 4 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.19 KB, 6 trang )


VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN
4

Đây là một phái bộ lớn có nhiệm vụ thực hiện hai yêu sách của Hốt Tất Liệt là đòi
vua Trần Nhân Tông vào chầu và đòi vua thả hết các tù binh nhà Nguyên, đặc biệt
là Ô Mã Nhi, đồng thời đem lời giải thích của Hốt Tất Liệt về nguyên do cuộc
chiến tranh. Đây là nhằm đáp lại ba vấn đề, mà vua Trần Nhân Tông đã nêu ra
trong lá thư của mình do phái bộ Trần Khắc Dụng của ta đem qua cho Hốt Tất
Liệt. Đọc những lời đáp lại dưới đây trong lá thư của hắn gửi cho vua ta, mới thấy
các phái bộ ngoại giao của ta đã thực hiện nhiệm vụ đấu tranh ngoại giao kiên trì
và đầy khó khăn như thế nào.

Về nguyên do cuộc chiến tranh, Hốt Tất Liệt đổ hết mọi trách nhiệm lên vua Trần
Nhân Tông. Lời chiếu của hắn đã được tên Việt gian Lê Thực chép nguyên văn
trong An Nam chí lược 2 tờ 36 và Từ Minh Thiện sao lại trong Thiên nam hành
ký, nói rõ: “Ta coi muôn nước, cả đức lẫn uy đều dùng. Ngươi tiếng là hướng
theo, nhưng thực chưa đến chầu. Nhiều lần có thư mời lại lấy cớ đau mà từ chối.
Đến khi sai chú ngươi tạm giữ nước thì ngươi công nhiên chống trái, dám làm
chuyện chuyên giết. Còn đến việc A Lý Thái Nha đi đánh Chiêm Thành, tới nước
ngươi mượn đường truyền sửa đến cầu, chuyển vận cỏ thóc, ngươi không những
thất tín mà còn cự lại quân ta. Việc như thế, nếu không đánh, phép vua còn đâu ?
Dân nát nước tan, thực sự ngươi gây lấy”.

Còn về việc vào chầu, Hốt Tất Liệt vừa dở giọng thuyết phục vừa đưa lời đe dọa:
“Nếu quả có lòng thành, sao không đến đây gặp mặt bày tỏ? Sao có chuyện nghe
sai tướng đến thì lại lo trốn chạy. Hễ thấy rút quân thì lại lên tiếng vào cống. Lấy
chuyện ấy mà thờ kẻ trên, lòng giả dối có thể biếữt được. Ngươi thử nghĩ nếu cứ
sống lẻn lút trên non, dưới biển lúc nào cũng lo tai họa bị quân tiến đánh, thì sao
bằng vào sân vua chịu mệnh để hưởng ân sủng quang vinh mà trở về. Trong hai


chước đó, chước nào hay chước nào dở ? ( ) nếu ngươi sửa soạn sang ngay, tỏ đủ
nghĩa bề tôi, thì ta sẽ tha hết lỗi trước, phục hồi cho ngươi các tước phong cũ. Nếu
còn chần chừ nghi ngại thì dứt khoát khó mà tha thứ. Hãy sửa sang thành quách
ngươi, mài giũa binh giáp ngươi, cho các ngươi tự ý làm, chờ ta đưa quân tới”.

Còn việc đòi thả tù binh, thì vì vua Trần Nhân Tông đối đãi tử tế đối với Tích Lệ
Cơ, Hốt Tất Liệt chỉ ra rằng “Ngươi biết Tích Lệ Cơ vốn là thuộc loại bà con ta
mà dùng lễ đưa về. Nhưng y là người có lỗi phải bị đi đày. Nếu lấy chuyện ấy mà
tô vẽ thì hãy đem bọn quan quân Ô Mã Nhi, Toa Đô trả về như thế mới tỏ được
lòng trung thuận. Ngày tiếp được chiếu thư này, bọn quan quân Ô Mã Nhi phải
cùng đến một lúc. Bọn ấy nếu có việc gì cần xử lý, ta sẽ xử lý hoàn bị. Ngươi hãy
đưa trả bọn họ về đầy đủ”. Việc Hốt Tất Liệt nêu cụ thể tên Ô Mã Nhi, rõ ràng là
nhằm trả lời những tố cáo về tội ác của Ô Mã Nhi, mà vua Trần Nhân Tông đã nêu
ra trong lá thư của mình. Thực tế, hắn là tên tướng khét tiếng tàn ác, đã giết người,
đốt nhà, cướp của, đào mồ tại vùng Thiên Trường, như đã thấy trên.

Dù có những lời kết tội, yêu sách và đe dọa vừa nêu, vua Trần Nhân Tông vẫn tỏ
ra bình tĩnh, vui vẻ tiếp đãi đám sứ thần nhà Nguyên, như Từ Minh Thiện đã ghi
lại trong Thiên nam hành ký của Thuyết phu 41 tờ 4b-5a: “Ngày 28 tháng 2 năm
Kỷ Sửu (Chí Nguyên) 26 (1289) đến cửa thành nước ấy, em thế tử là thái sư ra
đón , rồi lên ngựa về quán dịch. Ngày 29, thế tử và sứ giả gặp nhau. Sau quán
dịch có nhà lầu, Thế tử đi cửa sau vào trước trong nhà, mở cửa giữa mời sứ vào,
chào hỏi chúc mừng nhà vua muôn tuổi, sứ giả đi đường bình yên. Ngày mồng 1
tháng 3, đem đủ cờ xí, tán vàng, kèn trống, đón chiếu thư vào vương thành. Đến
cửa điện thì xuống ngựa rồi vào. Đó là điện Tập Hiền, làm lễ xong đãi yến sứ giả
hai ngày”. Đào Tông Nghi trong Chuyết canh lục 4 mục Sứ Giao Chỉ còn chép
việc vua Trần Nhân Tông đã cho vàng đám sứ giả này. An Nam chí lược 17 tờ 159
cũng ghi việc vua Trần Nhân Tông đem vàng bạc biếu cho Lý Tư Diễn.

Nói chung, đám sứ giả được tiếp đãi tử tế, thậm chí hậu hĩnh. Nhưng mọi yêu sách

của Hốt Tất Liệt đều bị từ chối. Đám sứ giả đã ra về tay không. Vua Trần Nhân
Tông đã không qua chầu, còn Ô Mã Nhi thì chỉ đi theo vợ con hắn về trong một
chiếc lọ gốm. Việc Ô Mã Nhi chết ĐVSKTT 5 tờ 56a6-8 viết như sau: “Mùa xuân
tháng 2 năm Kỷ Sửu (1289), sai nội thư gai Hoàng Tá Thốn đưa bọn Ô Mã Nhi về
nước, dùng kế của Hưng Đạo Vương, cho người giỏi bơi lội làm phu chèo, ban
đêm dùi thuyền cho chìm, bọn Ô Mã Nhi đều chết đuối cả”. Vậy mà trong thư
mình viết cho Hốt Tất Liệt và giao cho phái bộ Đặng Minh và Chu Anh Chủng
mang qua Đại Đô, vua Trần Nhân Tông đã kể lại cái chết của Ô Mã Nhi thế này:

“Tham chính Ô Mã Nhi định ngày sẽ về tiếp sau. Vì đường về ngang qua Vạn
Kiếp, nên ông ta xin tới gặp Hưng Đạo để sắm sửa hành lý. Dọc đường ban đêm
thuyền bị vấp, nước tràn vào. Tham chính mình to vóc lớn, khó bề cứu vớt, thành
ra bị chết đuối. Phu thuyền của tiểu quốc cũng bị chết hết. Thê thiếp tiểu đồng của
ông ta cũng suýt chết, nhưng nhờ người thon nhẹ nên cứu thoát được. Vi Thần đã
chôn cất ma chay ở bờ biển. Thiên sứ lang trung đã tận mắt thấy. Nếu có sự gì bất
kính, thì thê thiếp của tham chính ở đó khó mà che giấu được. Vi Thần đã sắm đủ
lễ vật để đưa thê thiếp cùng với xá nhân lang trung về nước”.

Việc về nước của Ô Mã Nhi là như thế. Và cái chết của Ô Mã Nhi cũng như thế.
Tất nhiên dù Ô Mã Nhi có bị chết thế nào đi nữa thì cũng trong lá thư đó Trần
Nhân Tông hứa thả về hơn 8 nghìn người. Vậy chỉ hơn nửa năm sau khi quét sạch
quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, gần một vạn quân địch đã được chính quyền ta thả tự
do cho về nước. Phải nói đây là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc cả một số lượng
lớn quân thù có nợ máu với dân tộc, đã được phóng thích. Sự kiện này tạo nên tiền
lệ, mà sau này người anh hùng dân tộc Lê Lợi đã áp dụng cho việc xử lý đoàn
quân của Vương Thông ở Đông Quan. Chính sách nhân đạo của vua Trần Nhân
Tông kết hợp với các chiến thắng Tây Kết, Bạch Đằng vang dội, tiêu diệt phần lớn
các tên tướng dày dạn kinh nghiệm của quân đội nhà Nguyên, đã một phần nào
làm nhụt ý chí xâm lược của Hốt Tất Liệt.


Vấn đề có tiến công Đại Việt để trả thù nữa hay không, Hốt Tất Liệt chắc chắn đã
bàn cãi với các cận thần của mình như thừa tướng Hoàn Trạch (Oljôi) và bình
chương Bất Hốt Mộc (BigmiỊ). Họ đều đồng thanh khuyên nên dùng biện pháp
ngoại giao bằng cách đề nghị đưa Trương Lập Đạo đi sứ Đại Việt, như Trương
Lập Đạo truyện của Nguyên sử 167 tờ 2a13-b2 đã ghi. Thế là nhân cái chết của
vua Trần Thánh Tông vào ngày 25 tháng 5 năm Canh Dần (1290), tháng 8 vua
Trần Nhân Tông cử Ngô Đình Giới sang báo tang. Tháng 9 năm sau vua lại cử
phái bộ Nghiêm Trọng Duy và Trần Tử Trường qua Nguyên “cống phương vật và
tạ tội không vào chầu”, như Bản kỷ của Nguyên sử 16 tờ 11b8-9 và An Nam chí
lược 14 tờ 140 đã ghi. Tháng 10 năm đó Hốt Tất Liệt sai Trương Lập Đạo đến
nước ta.

Nhiệm vụ của phái bộ Trương Lập Đạo cũng không có gì khác trước. Đó là làm
thế nào thuyết phục vua Trần Nhân Tông vào chầu. Trương Lập Đạo được tiếõp
đãi ân cần “có đại nhạc tấu ở điện hạ, tiểu nhạc tấu ở điện thượng, la liệtý các thứ
rượu, các loại trái cây quý lạ và các món ăn cá thịt, hải vị đãi đủ tám bàn, thỉnh
thoảng mời ăn cau trầu têm với vôi hàu. Vua luôn luôn tiếp lời, làm thơ để tặng.
Lập Đạo ngay tại bàn tiệc làm thơ đáp lại”. Lập Đạo tuy có kinh nghiệm ở Đại
Việt nhiều lần, nhưng vẫn thất bại trong nhiệm vụ này. Vua Trần Nhân Tông vẫn
từ chối vào chầu, đặc biệtử sau hai lần đánh tan quân xâm lược những năm 1285
và 1288.

Tháng 6 năm Nhâm Thìn (1292), Trương Lập Đạo trở về nước, vua Trần Nhân
Tông đã sai Nguyễn Đại Phạp và Hà Duy Nhan đi sứ sang Nguyên, mà theo
ĐVSKTT 5 tờ 60a8-9 là nhằm để từ chối vào chầu vì vua Trần Nhân Tông đang
có tang. ĐVSKTT 5 tờ 61a8-b4 kể chuyện khi Nguyễn Đại Phạp đến sảnh đường
của Ngạc Châu, gặp Trần Ích Tắc ở đấy mà không thèm chào hỏi. Ích Tắc nói:
“Ngươi có phải là kẻ chép sách ở nhà Chiêu Đại Vương không”.
Đại Phạp trả lời: “Việc đời thay đổi. Tôi trước là kẻ chép sách cho Chiêu Đại
Vương, nhưng nay là sứ giả, cũng như Bình Chương xưa là con vua, nhưng nay là

kẻ đầu hàng giặc”. Rồi ĐVSKTT kết luận: “Ích Tắc có vẻ thẹn. Từ đó sứ ta đến
không còn thấy Ích Tắc ngồi ở sảnh đường nữa”.

Sau khi Trương Lập Đạo thất bại trong nhiệm vụ thuyết phục vua Trần Nhân Tông
vào chầu thì 3 tháng sau, tức tháng 9 năm Nhâm Thìn (1292) Lương Tăng và Trần
Phu được cử đem thư của Hốt Tất Liệt đến đòi tiếp. ĐVSKTT 5 tờ 63a2-3 cho biết
lý do vua không chầu được vì đang có bệnh và cử Đào Tử Kỳ đem sản vật địa
phương sang biếu.

Khi bọn Lương Tăng chưa về, thì ngày Kỷ Tỡ tháng 7 năm Chí Nguyên 30 (1293)
Hốt Tất Liệt đã “sai Lưu Quốc Kiệt theo chư vương Diệc Cát Lý (Đãi, Ikirôdai)
cầm các quân đi đánh Giao Chỉ”, như Bản kỷý của Nguyên sử 17 tờ 11a5 đã ghi.
Nhà Nguyên giữ Tử Kỳ ở Giang Lăng, lập Hồ Quảng An Nam hành tỉnh, lấy bọn
bình chương Lưu Nhị Bạt Đô dẫn quân đóng ở Tỉnh Giang đợi tiến đánh, như An
Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 10b3-10 đã viết:
“Năm (Chí Nguyên) 30 (1292) bọn Lương Tăng đi sứ về, Nhật Tôn sai bọn bồi
thần Đào Tử Kỳ đến cống. Đình thần cho Nhật Tôn rốt cuộc không vào chầu, lại
bàn đánh Giao Chỉ, bèn bắt giữ Tử Kỳ ở lại Giang Lăng. Vua sai Lưu Quốc Kiệt
cùng bọn chư hầu vương Diệc Lý Cát Đãi (đúng ra phải viết Diệc Cát Lý Đãi,
Ikirôdai, LMT) cùng đánh An Nam, ra lệnh đến Ngạc Châu cùng bàn với Trần Ích
Tắc. Tháng 8, bọn bình chương Bất Hốt Mộc tâu đặt Hồ Quảng An Nam hành
tỉnh, cấp hai ấn, cho đóng một ngàn chiếc thuyền trăm hộc, dùng quân 56.570
người, lương 35.000 thạch, thức ăn cho ngựa 20.000 thạch, muối 210.000 cân, dự
cấp bổng phụ cho quan quân và cấp cho quân nhân và thủy thủ mỗi người hai đỉnh
tiền, khí giới gồm hơn 700.000. Quốc Kiệt lập bộ chỉ huy gồm 11 người, thủy bộ
chia đường cùng tiến. Lại lấy phó sứ của Giang Tây hành khu mật viện là Triệt Lý
Man (Côriman) làm hữu thừa theo đi đánh An Nam. Bọn Trần Nham, Triệu Tu
Kỷ, Vân Tùng Long, Trương Văn Hổ, Sầm Hùng, cũng được lệnh cùng giúp Ích
Tắc theo quân đến Trường Sa”.


An Nam chí lược 4 tờ 56 cũng viết tương tự: “Chí Nguyên Quí Tỡ (1293) sai
tướng Đào Tử Kỳ sang cống. Vua cho nhiều lần gọi không vào chầu, giữ Tử Kỳ ở
Giang Lăng, lập An Nam hành tỉnh, sai Lưu Quốc Kiệt cùng chư hầu vương Y Dĩ
Cát Đạt đem quân đi đánh. Đại vương Ích Cát Lý Đãi (Ikirôdai) tổng chỉ huy. Mùa
đông ấy đóng quân ở tỉnh Giang, đợi mùa thu sang năm thì sẽ tiến đánh”. Và trong
khi ở Tỉnh Giang, Lưu Quốc Kiệt bắt đầu gây sự với nước ta bằng cách gửi thư
cho vua Trần Nhân Tông về việc Đại Việt chi viện cho nghĩa quân Hoàng Thánh
Hứa ở Quảng Tây, và nguyên văn còn chép trong An Nam chí lược 5 tờ 64-66.

Tuy nhiên, ngày Quí Dậu tháng giêng năm sau, Hốt Tất Liệt chết. Nguyên Thành
Tổ lên ngôi. Kế hoạch xâm lược nước ta bị bãi bỏ. Đào Tử Kỳ được trở về
nước.Thế là chấm dứt mọi kế hoạch gây chiến với nước ta. Cuộc đấu tranh để bảo
vệ hòa bình đã đi đến hồi thắng lợi. Nhân dân Đại Việt có thể yên ổn làm ăn. Mùa
xuân ngày 9 tháng 3 năm Qúy Tỡ (1293) vua Trần Nhân Tông nhường ngôi lại
cho con mình là hoàng thái tử Thuyên và lên làm Thái Thượng hoàng

×