Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN - 3 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.57 KB, 6 trang )

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ SỰ NGHIỆP
XÂY DỰNG HÒA BÌNH THỜI HẬU CHIẾN
3

Cùng lúc với việc tiến hành các biện pháp nhằm gầy dựng lại đời sống vật chất và
tinh thần ấm no cho người dân sau chiến tranh, ngay khi đám bại tướng Thoát
Hoan và Áo Lỗ Xích đã tháo chạy về được bên kia biên giới và đóng quân tại Tư
Minh của Quảng Tây vào ngày Nhâm Dần 18 tháng 3 năm Mậu Tý, vua Trần
Nhân Tông lại bắt đầu thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo và khôn khéo
nhằm vừa đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù, vừa duy trì hoà bình cho đất nước.
Vào ngày Nhâm Dần đó, Bản kỷ của Nguyên sử 15 tờ 3a9 cho biết vua Trần Nhân
Tông “đã sai sứ đến tạ tội và dâng người vàng để thay thế bản thân mình”. Sự kiện
này không thấy sử ta ghi, nhưng An Nam chí lược 14 tờ 140 của tên Việt gian Lê
Thực có đề cập tới và ghi rõ tên họ của những người đi trong phái bộ này.


Nó viết: “Mùa xuân năm Chí Nguyên Mậu Tý (1288), Trấn Nam Vương rút quân
về, Thế tử sai cận thị quan Lý Tu và Đoàn Khả Dung cống phương vật tạ tội”. Khi
viết vào mùa xuân Thoát Hoan rút quân về, và vua Trần Nhân Tông đã gửi Lý Tu
và Đoàn Khả Dung đi sứ qua Nguyên, An Nam chí lược chắc chắn nói tới thời
điểm tháng 3, cụ thể là ngày Nhâm Dần 18, bởi vì trong mùa xuân ấy, ngoài phái
bộ vừa nêu, vua Trần Nhân Tông và triều đình Đại Việt không thấy cử bất cứ phái
bộ nào khác. Đây chắc hẳn là một phái bộ đi thăm dò, tìm hiểu thái độ và tình hình
của địch sau khi ta đã quét sạch quân chúng ra khỏi bờ cõi.

Quả vậy, đúng một tháng sau khi khải hoàn về kinh đô Thăng Long, ngày Canh
Thìn, 27 tháng 4 năm Mậu Tý, vua Trần Nhân Tông đã sai trung đại phu Trần
Khắc Dụng đi cống phương vật, như Bản kỷ của Nguyên sử 15 tờ 3b13-4a1 đã
ghi. An Nam chí lược không nói tới phái bộ này. Tuy nhiên Thiên Nam hành ký
của Từ Minh Thiện trong Thuyết phu 51 tờ 18b4-19b6 chép lại lá thư vua Trần
Nhân Tông gửi cho Hốt Tất Liệt. Qua lá thư này, ta thấy phái bộ Trần Khắc Dụng


không chỉ đơn giản đi cống phương vật, mà thực sự mang nhiệm vụ đi đấu tranh
ngoại giao, để đè bẹp ý chí xâm lược của kẻ thù.

Trong lá thư này vua Trần Nhân Tông đã chỉ rõ nguyên nhân vì sao chiến tranh
xảy ra và kể tội kẻ đã gây ra cuộc chiến tranh đó. Vua Trần Nhân Tông viết: “Năm
Chí Nguyên thứ 23 (1286), bình chương A Lý Hải Nha tham công ngoài biên giới,
làm trái Thánh chỉ. Do thế, tiểu quốc sinh linh một phương phải chịu lầm than.
( ).

Mùa đông năm Chí Nguyên thứ 24 (1287) lại thấy đại quân thủy bộ đều tiến sang,
thiêu đốt chùa chiền khắp nước,
đào bới mồ mả tổ tiên, bắt giết người dân già trẻ, đập phá sản nghiệp trăm họ, các
hành động tàn nhẫn phá phách không gì là không làm ( ). Tham chính Ô Mã Nhi
lâu nắm binh thuyền riêng ra ngoài biển, bắt hết biên dân vùng biển, lớn thì giết
chết, nhỏ thì bắt đi, cho đến cả treo trói xẻ mổ, mình đầu khắp chốn. Trăm họ bị
bức tới chỗ chết, bèn dấy lên cái họa con thú chân tường”.

Nguyên nhân của 2 cuộc chiến tranh vừa qua như vậy theo Trần Nhân Tông là do
đám tướng chỉ huy ở biên giới muốn lập công gây nên, chứ không phải do chính
bản thân Hốt Tất Liệt chỉ xúy. Rõ ràng, đây là một chiến thuật ngoại giao khôn
khéo nhằm giữ thể diện cho Hốt Tất Liệt, không làm nó mất mặt vì đã chủ trương
xâm lược nước ta và đã hoàn toàn thất bại. Không những thế, đoạn văn vừa nêu ta
thấy hừng hực một khí thế tố cáo và lên án tội ác kẻ thù. Nó đúng là bản luận tội
chính Hốt Tất Liệt vì chính sách gây chiến tàn ác của y, chứ không phải chỉ tố cáo
tội ác diệt chủng dã man của đám tướng tá, mà y sai đi xâm lược Đại Việt. Có thể
nói đây là một trong những văn bản lên án tội ác của chiến tranh xưa nhất không
chỉ của dân tộc ta, mà còn của thế giới.

Càng lên án chiến tranh và tội ác của chiến tranh, thì người lên án phải tỏ ra mình
là một người có lòng nhân hậu rộng lượng bao la. Họ biết rằng không thể dùng

chiến tranh để vĩnh viễn dập tắt chiến tranh, mà phải có phương sách khác. Đó là
lòng nhân ái, nhân hậu. Phải nói đây là một trong những tác động sâu xa của giáo
lý Phật giáo trong cung cách hành sử việc đời không chỉ đối với Trần Nhân Tông,
mà còn đối với toàn bộ dân tộc ta lúc ấy, từ những tướng lĩnh cao cấp nhất như
Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải cho đến những người lính người dân bình
thường. Và thực tế trong lá thư ấy, sau khi lên án tội ác trời không dung đất không
tha của đám tướng tá nhà Nguyên trong hai cuộc chiến tranh vừa qua, vua Trần
Nhân Tông chủ động biểu thị lòng nhân ái của mình bằng cách tha các tù binh, mà
ta bắt được trong hai cuộc chiến vừa qua.

Lá thư năm 1288 vua Trần Nhân Tông viết: “Thấy trăm họ đưa đến một người là
đại vương Tích Lệ Cơ, nói là bậc quý thích của đại quốc, Thần từ hôm đó đã lấy lễ
đối đãi rất mực tôn trọng. Kính hay không kính thì đại vương tất rõ. Còn những
hành vi tàn bạo của Ô Mã Nhi, đại vương trông thấy tận mắt, vi thần không dám
nói dối. Tiểu quốc, thủy thổ độc, viêm chướng nhiều, thần lo ở lại lâu ngày sinh ra
bệnh tật. Tuy vi thần có hết sức phụng dưỡng, cũng không khỏi bị những bọn tham
công ngoài biên giới vu tấu đặt điều cho nên tội. Vi thần kính xin sắm đủ lễ vật đi
đường, sai người đến biên giới đưa đại vương về nước ( ). Ngoài ra, đại quân rơi
rớt lại còn hơn nghìn người, thần đã ra lệnh cho trở về hết. Sau này, nếu còn tìm
được người nào, thần cũng sẽ cho về”.


Rõ ràng dù bọn tướng tá ở biên giới do tham công mà gây chiến, thì tội ác chúng
cũng đáng để bị trừng trị vì không chỉ chúng đã manh động gây chiến, mà còn phá
hoại sự sống hòa bình của những cộng đồng dân tộc khác. Và đấy là chưa kể
những hành động tàn ác dã man vừa giết người đốt nhà cướp của, thậm chí “treo
trói, xẻ, mổ cắt, đầu mình khắp chốn” đối với dân lành của chúng. Đứng trước
những tội ác và hành động dã man như vậy, thế mà khi bắt sống được chúng, dân
tộc ta vẫn tỏ lượng bao dung nhân ái, tha chết cho chúng để chúng có thể về đoàn
tụ với gia đình cha mẹ vợ con. Người Việt thời bấy giờ hình như có một cảm nhận

tinh tế sâu sắc biết rung động trước những nổi khổ của kẻ khác. Thực tế, ít có dân
tộc nào có được một bài thơ thương tới cả kẻ thù của chính mình. Thế mà dân tộc
ta vào thời đó đã có bài thơ Thương kẻ thù bị bắt của trạng nguyên Lý Tải Đạo mà
sau này đã trở thành thiền sư Huyền Quang (1254-1334):

Chích máu thành thư muốn gửi lời
Lẻ bay nhạn buốt ải mây khơi
Đêm nay mấy kẻ nhìn trăng nhỉ
Đôi ngã lòng chung một vợi vời
(Khóa huyết thư thành dục ký âm
Cô phi hàn nhạn tái vân thâm
Kỷ gia sầu đối kim tiêu nguyệt
Lưỡng xứ mang nhiên nhất chủng tâm)


Cho nên, tấm lòng nhân ái không chỉ bộc lộ trong những người lãnh đạo quốc gia,
mà đôi khi vì quyền lợi của đất nước họ phải biểu thị rõ ràng thông qua chính sách
hoặc thơ văn. Tấm lòng nhân ái đó còn bàng bạc trong tâm hồn những người dân
bình thường, mà Lý Tải Đạo là một thí dụ. Chậm lắm thì năm 1288, khi cuộc
chiến tranh chấm dứt và trong tay quân đội ta có những đám tù binh của giặc, Lý
Tải Đạo lúc ấy mới 34 tuổi, có thể vừa đậu trạng nguyên và chắn chắn đã tham gia
cuộc chiến tranh vệ quốc những năm 1285 và 1288. Thế mà đứng trước những con
người mới vừa phút trước có thể giết mình, bây giờ đang nằm trong tay mình, Lý
Tải Đạo không ngăn nổi lòng thương cảm đối với những con người ấy, xúc động
trước nỗi khổ, nỗi buồn xa cách của họ. Chưa bao giờ trong lịch sử dân tộc ta mà
lòng căm thù giặc sôi sục như thời đánh Nguyên với hai chữ Sát Thát thích vào
cánh tay của từng người lính.
Nhưng cũng chưa bao giờ lòng thương người lại phát huy cao độ, lại xúc cảm đến
nỗi viết thành thơ như thời quân dân ta đánh giặc Nguyên này.


Vì vậy, việc vua Trần Nhân Tông đề nghị và thả các tù binh ta đã bắt được, không
chỉ thể hiện một sách lược ngoại giao mềm dẻo, nhân hậu, mà còn bộc lộ tình
thương đối với từng con người một trong từng cảnh khổ của họ của dân tộc ta,
trong đó có bản thân vua. Truyền thống thương người này, hơn một trăm năm sau,
vị anh hùng dân tộc Lê Lợi lại có dịp kế thừa và phát huy bằng việc thả tự do cho
hơn mấy vạn quân Minh về nước. Không những thế vua Lê Lợi còn sửa đường,
làm cầu, cung cấp thuyền bè, xe ngựa, lương thực đeå cho đám tù binh ấy được về
nhà an toàn khỏe mạnh. Cho nên, dù trong văn bia của Lý Thiên Hựu có nói đến
cảnh Hựu “bị bắt liền cắt ngắn tóc, hoặc không cho ăn, lăng nhục khốn khổ muôn
bề”, thì trường hợp này nếu có, cũng chỉ là một trường hợp cá biệt, đặc biệt trong
bối cảnh Ô Mã Nhi cho quật mộ của chính vua Thái Tông.

Sáu tháng sau phái bộ của Trần Khắc Dụng, vua Trần Nhân Tông gửi tiếp phái bộ
Đỗ Thiên Hứ, như ĐVSKTT 5 tờ 56a4 đã ghi: “Mùa đông tháng 10, sai Đỗ Thiên
Hứ đi sang Nguyên (Thiên Hứ là em của Khắc Chung). Đỗ Khắc Chung đi sứ
quân Nguyên có công đến đó bèn tiến cử em là Thiên Hứ. Vua y theo”. Sứ bộ này
không thấy Nguyên sử và An Nam chí lược ghi lại. Phải nói đây là những động
thái ngoại giao làm dịu bớt tình hình, nhất là sau khi ta đã thắng lớn qua hai cuộc
chiến tranh, tiêu diệt hay bắt sống gần hết những tên tướng chỉ huy dày dạn kinh
nghiệm của hai cuộc chiến tranh ấy như Toa Đô, Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp, Đường
Ngột Đãi, A Bát Xích.v.v.

Sau ba phái bộ của ta, ngày Kỷ Hợi 18 tháng 11 năm Mậu Tý, Hốt Tất Liệt mới cử
một phái bộ của mình do Lý Tư Diễn cầm đầu với mục đích đòi vua ta vào chầu
và đe dọa nếu không vào chầu thì sẽ đem quân tiến đánh, như Bản kỷ của Nguyên
sử 15 tờ 7a5-6 đã ghi: “Ngày Kỷ Hợi (tháng 11) sai Lý Tư Diễn làm lễ bộ thị lang
sung Quốc tín sứ, lấy Vạn Nô làm binh bộ lang trung làm phó, cùng đi sứ An
Nam, đem chiếu bảo Trần Nhật Huyên từ thân vào chầu. Nếu không thì chắc chắn
sẽ bị đem quân đánh lần nữa”. Phái bộ đầu tiên này như vậy chỉ có Lý Tư Diễn và
Vạn Nô, chứ không có tên của Lưu Đình Trực, mà các tư liệu khác đều có ghi với

tư cách trưởng đoàn.

Thứ nhất, An Nam chí lược 3 tờ 45 chép thêm tên Lưu Đình Trực vào: “Chí
Nguyên năm thứ 26 (1288) sai Đề hình án sát sứ đạo Sơn Bắc Lưu Đông Lưu
Đình Trực, lễ bộ thị lang Lý Tư Diễn, binh bộ thị lang Vạn Nô, sứ ta là bọn
Nguyễn Nghĩa Toàn trở về nước tuyên đọc chiếu vua”. Tiếp đến, An Nam truyện
của Nguyên sử 209 tờ 10a7-8 ghi:
“Tháng 11 (năm Chí Nguyên 25, 1288) lấy bọn Lưu Đình Trực, Lý Tư Diễn, Vạn
Nô đi sứ An Nam, đem chiếu bảo Nhật Huyên vào chầu”. Và cuối cùng Thiên nam
hành ký của Từ Minh Thiện trong Thuyết phu 51 tờ 21a2 không những ghi tên
Lưu Đình Trực, mà còn ghi cả tên Đường Ngột Đãi (Tangutai), Cáp Tán Lạt
(Qasar) và Ung Cáp Lạt Đãi (Onggiradai) và bản thân Từ Minh Thiện với tư cách
tham nghị trung thư.


×