Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ VỆ QUỐC NĂM 1285 - 6 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.67 KB, 6 trang )

VUA TRẦN NHÂN TÔNG VÀ CUỘC CHIẾN TRANH
VỆ QUỐC NĂM 1285
6

Trận Phú Tân
Ngày hôm sau, tức ngày Ất Tỡ mồng hai tháng hai năm Ất Dậu (1285), An Nam
chí lược 4 tờ 54 ghi tiếp: “Giảo Kỳ đem kỡ binh vượt cửa kinh Vệ Bố, phá quân
nhà Trần, giết tướng chúng là Đinh Xa và Nguyễn Tất Thống”. Rồi ngày mồng ba,
khi Thoát Hoan tấn công cứ điểm Đại Hoàng và vua Trần Nhân Tông rút lui về
Thiên Trường, theo An Nam chí lược 3 tờ 54, đám Trần Tú Viên và Trần Văn
Lộng đã ra đầu hàng. Bốn ngày sau, tức ngày mồng sáu tháng hai, An Nam chí
lược 4 tờ 54 chép: “Ngày Kỷ Dậu mồng sáu, Giảo Kỳ đem bọn Chương Hiến đánh
phá quân của người em Thế tử là Thái sư Trần Khải ở bến Phú Tân, chém đầu
ngàn cái, Thanh Hóa, Nghệ An đều hàng”. Đây chính là lúc Toa Đô dã hội quân
được với bọn Thoát Hoan, đúng như An Nam truyện của Nguyên sử 209 tờ 7b4-7
đã viết: “Đường Ngột Đãi cùng quân của bọn Toa Đô đến từ Chiêm Thành hợp
với đại quân (của Thoát Hoan), từ khi vào nước Đại Việt, bảy lần lớn nhỏ đánh
nhau, lấy đất hơn hai ngàn dặm, bốn sở cung vua, trước đánh bại quân của Chiêu
Minh Vương. Chiêu Hiếu Vương và đại liêu Hộ đều chết. Chiêu Minh Vương trốn
xa, không dám ra mặt trở lại. Còn ở Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa, Trường
Yên thì bắt được bọn Trần thượng thư, rể của Lương phụng ngự của Giao Chỉ và
Triệu Mạnh Tín, Diệp lang tướng hơn 400 người của nhà vong Tống”.
Trần Kiện đã dắt bọn Giảo Kỳ tấn công cứ điểm Phú Tân do chính Thượng tướng
Trần Quang Khải chỉ huy cùng con mình là Văn Túc Vương Đạo Tải, cháu là Tả
Thiên Vương Đức Việp. Trước khi Trần Quang Khải rút quân khỏi cứ điểm thì
Chiêu Hiếu Vương và đại liêu Hộ đã hy sinh.
Việc đầu hàng của Trần Kiện từ đó có một tác động rất to lớn. Mặt trận phía nam
với nhiều tướng giỏi như Thượng tướng Trần Quang Khải, Chiêu Văn Vương
Trần Nhật Duật đã lần lượt rút khỏi vùng Thanh-Nghệ và tập trung vào vùng
Thiên Trường, để sau trận Đại Hoàng ngày mồng ba tháng hai năm Ất Dậu (1285)
và trận Phú Tân ngày mồng sáu, vua Trần Nhân Tông cùng với Trần Hưng Đạo và


Trần Quang Khải thực hiện một cuộc rút lui chiến lược. Trước khi rút lui để thực
hiện kế hoãn binh, vua Trần Nhân Tông đã sai Trung Hiến Hầu Trần Dương và
Nguyễn Nhuệ đến hòa đàm với Thoát Hoan. Đồng thời lại sai người hầu cận là
Đào Kiên đem công chúa An Tư đến cho Trấn nam vương để làm “thư bớt nạn
nước”. Thoát Hoan bèn cho Thiên Hộ Ngãi đến dụ vua Trần Nhân Tông đến hội
đàm.
Vua không nghe, như An Nam chí lược 4 tờ 54 đã ghi. ĐVSKTT 5 tờ 47a1 có ghi
sự kiện dâng công chúa An Tư nhưng lại chép vào trước trận Đà Mạc.
Chiến lược rút về Thanh Hóa
Vậy là sau các trận Đại Hoàng và Phú Tân, toàn bộ quân chủ lực nhà Trần ngoài
những đơn vị được bố trí ở các địa phương, đã tập trung về Thiên Trường, rồi thực
hiện một cuộc rút lui chiến lược tại cửa biển Giao Thủy, như An Nam truyện của
Nguyên sử 209 tờ 7b10-11 đã ghi. Nguyên sử cũng ghi tiếp là phía quân Nguyên
không biết quân ta rút đi đâu. Rồi ở tờ 7b11-12 nó chép: “Tông tộc là Văn Nghĩa
Hầu, cha là Vũ Đạo Hầu và con là Minh Trí Hầu, rể là Chương Hoài Hầu cùng
Chương Hiến Hầu, và quan của nhà vong Tống là Tăng tham chính, con của Tô
thiếu bảo là Tô Bảo Chương, con Trần thượng thư là Trần Đinh Tôn liên tiếp đem
nhau đến hàng”. Việc đầu hàng của Văn Nghĩa Hầu tức Trần Tú Viên, ta đã thấy
xảy ra vào ngày mồng ba tháng ba năm Ất Dậu (1285), như An Nam chí lược 4 tờ
54 có ghi ở trên.
Chính bọn đầu hàng này đã cung cấp thông tin cho Thoát Hoan, nên sau đó
Nguyên sử 209 tờ 7b13-8a3 đã cho biết:
“Nhật Huyên đến cửa biển An Bang, bỏ thuyền chèo giáp trượng, chạy trốn trong
núi rừng. Quan quân bắt được thuyền một vạn chiếc, chọn cái tốt để đi, còn thừa
đều đốt bỏ. Rồi lại đuổi ba ngày đêm trên bộ, bắt sống được mấy tên lính khai
rằng Thượng hoàng và Thế tử chỉ có thuyền bốn chiếc, Hưng Đạo Vương và con
ba chiếc, Thái sư 80 chiếc, chạy vào phủ Thanh Hóa. Toa Đô cũng báo Nhật
Huyên và Thái sư chạy vào Thanh Hóa. Ô Mã Nhi bạt đô đem quân 1300 người và
chiến thuyền 60 chiếc giúp Toa Đô tập kích quân của Thái sư”. Vậy rõ ràng đây là
một cuộc rút lui lớn, cuộc rút lui chiến lược do chính vua Trần Nhân Tông cùng

Thượng hoàng, Trần Hưng Đạo và Trần Quang Khải thực hiện.
Cuộc rút lui này đã xảy ra vào lúc nào ? An Nam chí lược 4 tờ 54 viết: “Ngày
Nhâm Ngọ mồng chín tháng ba, Giảo Kỳ với Đường Cổ Đái đem quân thủy ra
biến vây Thế tử ở Tam Trĩ, suýt bắt được Thế tử”. Tuy nhiên, theo ĐVSKTT 5 tờ
47a5-6 thì sự kiện rút về Tam Trĩ này (tức vùng núi Ba Chẻ ở Quảng Ninh) từ cuối
tháng giêng. Đến ngày Giáp Tuất mồng một tháng ba, ĐVSKTT 5 tờ 47b4-5 lại
viết: “Hai vua bỏ thuyền mà đi bộ đến Thủy Chú, lấy thuyền ra sông Nam Triệu
(tức huyện Thủy Đường), vượt biển Đại Bàng vào Thanh Hóa”. Thế rõ ràng cuộc
rút lui đã xảy ra chắc chắn trước ngày mồng chín tháng ba (chính xác là ngày
Nhâm Ngọ mồng mười) và sau trận đánh Phú Tân vào ngày mồng sáu cùng tháng.
Thực hiện cuộc rút lui chiến lược vào Thanh Hóa này hiển nhiên là để tránh hai
gọng kìm của các cánh quân Thoát Hoan ở phía bắc tiến xuống, và cánh quân phía
nam do Toa Đô chỉ huy đánh lên vùng Thiên Trường và Trường Yên.
Đại quân của Thoát Hoan và Toa Đô như vậy đã nằm tại vùng đồng bằng Bắc Bộ,
còn quân chủ lực ta đóng tại phía nam ở Thanh Hóa. Từ đây, vua Trần Nhân Tông
cùng Thượng hoàng và các tướng Trần Hưng Đạo, Trần Quang Khải, Trần Nhật
Duật đã chia quân tiến hành một cuộc phản công lớn, giải phóng thủ đô Thăng
Long, giải phóng đất nước thoát khỏi sự chiếm đóng của quân thù.
Trần Ích Tắc đầu hàng
Vào thượng tuần tháng ba năm Ất Dậu này, khi vua Trần Nhân Tông cùng bộ chỉ
huy tối cao của cuộc kháng chiến vệ quốc đang thực hiện cuộc rút lui chiến lược,
thì theo An Nam chí lược 4 tờ 54 “ngày 15 Mậu Tý, em vua là Chiêu Quốc Vương
Trần Ích Tắc đem đồ đảng đến nội phụ”. ĐVSKTT 5 tờ 47b5-7 chép sự kiện này
sau ngày mồng một tháng ba: “Chiêu Quốc Vương Ích Tắc và bọn Phạm Cự Địa,
Lê Diễn, Trịnh Long đều đem gia thuộc đến hàng Nguyên”. Số phận Ích Tắc sau
này là số phận của kẻ đầu hàng, sống lây lất và chết ở quê người, muôn đời chịu
tiếng ô nhục. Cuộc chiến tranh vệ quốc đang đi đến những giờ phút quyết định và
kết thúc vinh quang đang chờ đón những anh hùng có tên và không tên đã và đang
hy sinh cho Tổ quốc muôn vàn mến yêu của họ.


×