Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hệ thống báo cháy Yêu cầu kỹ thuật - 1 pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.24 KB, 6 trang )


1

Hệ thống báo cháy
Yêu cầu kỹ thuật
Fire detection and alarm system - Technical requirements
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các hệ thống báo cháy được trang bị tại các nhà máy,
xí nghiệp, cơ sở sản xuất, cơ quan, công trình công cộng v.v
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với các công trình được thiết kế theo yêu cầu
đặc biệt.
1. Quy định chung
1.1. Việc thiết kế, lắp đặt hệ thống báo cháy phải được sự thỏa thuận của cơ quan
phòng cháy và chữa cháy và thỏa mãn các yêu cầu, quy định của các tiêu chuẩn, qui
phạm hiện hành có liên quan.
1.2. Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra.
- Chuyển tín hiệu khi phát hiện có cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những
người xung quanh có thể thực hiện ngay các giải pháp thích hợp.
- Có khả năng chống nhiễu tốt.
- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố làm ảnh hưởng đến độ
chính xác của hệ thống.
- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ.

2

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện cháy.
1.3. Hệ thống báo cháy phải đảm bảo độ tin cậy. Hệ thống này thực hiện đầy đủ các
chức năng đã được đề ra mà không xảy ra sai sót hoặc các trường hợp đáng tiếc khác.
1.4. Những tác động bên ngoài gây sự cố cho một bộ phận của hệ thống không gây
ra những sự cố tiếp theo trong hệ thống.
1.5. Hệ thống báo cháy bao gồm các bộ phận cơ bản:


Trung tâm báo cháy, đầu báo cháy tự động, hộp nút ấn báo cháy, các yếu tố liên kết,
nguồn điện. Tùy theo yêu cầu hệ thống báo cháy còn các bộ phận khác như thiết bị
truyền tin báo cháy, bộ phận kiểm tra thiết bị phòng cháy tự động v.v
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Hệ thống báo cháy tự động: Là hệ thống thiết bị tự động phát hiện và thông háo
địa điểm cháy.
2.2. Hệ thống báo cháy bằng tay: Là hệ thống (không có đầu báo cháy tự động)
trong đó việc báo cháy ban đầu được sử dụng bằng tay.
2.3. Đầu báo cháy tự động: Là thiết bị tự động nhạy cảm với các hiện tượng kèm
theo sự cháy (sự tăng nhiệt độ, tỏa khói, phát sáng), truyền tín hiệu thích hợp đến trung
tâm báo cháy.
2.3.1. Đầu báo cháy nhiệt: Là đầu báo cháy tự động nhạy cảm với sự thay đổi nhiệt
độ và tốc độ biển đổi nhiệt độ của môi trường xung quanh.
2.3.2. Đầu báo cháy khói: Là đầu báo cháy tự động nhạy cảm với tác động của khói.

3

2.3.3. Đầu báo cháy ánh sáng: Là đầu báo cháy tự động phản ứng với sự phát sáng
của ngọn lửa.
2.4. Hộp ấn nút báo cháy: Là thiết bị thực hiện việc báo cháy ban đầu bằng tay.
2.5. Nguồn điện : Thiết bị cấp năng lượng điện cho hệ thống báo cháy.
2.6. Các yếu tố liên kết: Gồm các linh kiện, hệ thống cáp và dây tín hiệu, các bộ
phận tạo thành tuyến hên kết với nhau giữa các thiết bị của hệ thống báo cháy.
2.7. Trung tâm báo cháy: Là thiết bị có thể cung cấp năng lượng cho các đầu báo
cháy tự động và thực hiện các chức năng sau đây:
- Nhận tín hiệu từ đầu báo cháy tự động và phát lệnh báo động, chỉ thị nơi xảy ra
cháy.
- Trong trường hợp cần thiết, có thể truyền tín hiệu đến nơi nhận tin báo cháy.
- Kiểm tra sự làm việc bình thường của hệ thống, chỉ thị sự cố của hệ thống như đứt
dây, chập mạch.

3. Yêu cầu kĩ thuật của các đầu báo cháy tự động
3.1. Các đầu báo cháy tự động phải đảm bảo phát hiện cháy theo chức năng đã được
thiết kế và các đặc tính kĩ thuật nêu ra trong bảng 1. Việc lựa chọn đầu báo cháy tự
động theo chức năng sản xuất, sử dụng của nhà, công trình tham khảo phụ lục.

4

Bảng 1
Đặc tính kĩ thuật Đầu báo cháy nhiệt Đầu báo cháy khói Đầu báo cháy ánh sáng
1 Thời gian tác động Không lớn hơn 120
giây
Không lớn hơn 30 giây Không lớn hơn 5 giây.
2. Ngưỡng tác động
40
0
C  170
0
C
Mật độ khói của môi
trường từ 15%  20%
Ngọn lửa trần cao
15mm cách đầu báo 3m.
3. Độ ẩm không khí
tại nơi đặt đầu báo
Không lớn hơi 98% Không lớn hơn 98% Không lớn hơn 98%
4. Nhiệt độ làm việc
-10
0
C 170
0

C -10
0
C 50
0
C -10
0
C 50
0
C
5. Diện tích bảo vệ
15m
2
 50m
2
50m
2
100m
2

Hình chóp có góc 120
0

chiều cao từ 3 m  7 m

3.2. Số lượng đầu báo cháy tự động cần lắp đặt cho một khu vực phụ thuộc vào
mức độ cần thiết để phát hiện cháy trên toàn bộ diện tích của khu vực.
3.3. Các đầu báo cháy khói và đầu báo cháy nhiệt được lắp trên trần nhà hoặc mái
nhà.
Trong trường hợp không lắp được trên trần nhà hoặc mái nhà cho phép lắp trên xà
và cột. Cho phép treo các đầu báo cháy trên dây dưới trần nhà hoặc mái nhà nhưng các

đầu báo cháy phải cách trần nhà hoặc mái nhà không quá 0,3m tính cả kích thước của
đầu báo cháy tự động.
3.4. Các đầu báo cháy khói và nhiệt phải lắp trong từng khoang của trần nhà được
giới hạn bởi các cấu kiện xây dựng nhô ra (xà, dầm, cạnh panen) lớn hơn 0,4m. Trường

5

hợp trần nhà có những phần nhô ra từ 0,08 đến 0,4m thì diện tích bảo vệ của một đầu
báo cháy tự động giảm 25%.
3.5. Các đầu báo cháy tự động được lắp phía trên các đống nguyên liệu, giá kê,
thiết bị và cấu kiện xây dựng có cạnh trên cách trần nhả nhỏ hơn hoặc bằng 0,6m.
3.6. Số đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh của hệ thống báo cháy phụ thuộc
vào đặc tính kĩ thuật của trung tâm báo cháy. Các đầu báo cháy tự động phải sử dụng
theo yêu cầu kĩ thuật, tiêu chuẩn và lí lịch kĩ thuật của đầu báo cháy tự động có tính đến
điều kiện môi trường nơi cần bảo vệ .
3.7. Trong trường hợp trung tâm báo cháy không có chức năng chỉ thị địa chỉ của
từng đầu báo cháy tự động mắc trên một kênh, các đầu báo cháy tự động mắc trên một
kênh cho phép kiểm soát không quá 5 căn phòng hoặc khu vực liền nhau hay 5 căn
phòng hoặc khu vực cách nhau trên cùng một tầng nhà có lối ra hành lang chung.
3.8. Đầu báo cháy khói.
3.8.1. Sự tương quan giữa diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy khói, khoảng cách
giữa các đầu báo cháy khói với nhau và giữa đầu báo cháy khói với tường nhà cần xác
định theo bảng 2 nhưng không được lớn hơn các trị số ghi trong yêu cầu kỹ thuật và lí
lịch kĩ thuật của đầu báo cháy khói.
Bảng 2:
Khoảng cách tối đa, m Độ cao lắp đầu
Báo cháy, m
Diện tích bảo vệ
của một đầu báo
cháy, m

2

Giữa các đầu
báo cháy
Từ đầu báo cháy
đến tường nhà

6

Dưới 3,5
Từ 3,5  6
Từ 6,0 10
Từ 10  12
Dưới 85
Dưới 70
Dưới 65
Dưới 55
9,0
8,5
8,0
7,5
4,5
4,0
4,0
3, 5

3.8.2. Trong những căn phòng có chiều rộng dưới 3m khoảng cách cho phép giữa
các đầu báo cháy là 15m.
3.9. Đầu báo cháy nhiệt.
3.9.1. Sự tương quan giữa diện tích bảo vệ của một đầu báo cháy nhiệt, khoảng

cách tối đa giữa các đầu báo cháy nhiệt với nhau và giữa đầu báo cháy nhiệt với tường
nhà cần xác định theo bảng 3, nhưng không lớn hơn các trị số ghi trong điều kiện kĩ
thuật và lí lịch kĩ thuật của đầu báo cháy nhiệt.
Bảng 3:
Khoảng cách tối đa, m Độ cao lắp đầu báo
cháy, m
Diện tích bảo vệ của đầu
báo cháy, m
2

Giữa các đầu báo
cháy
Từ đầu báo cháy
đến tường nhà
Dưới 3,5
Từ 3,5  6,0
Từ 6,0 9,0
Dưới 25
Dưới 20
Dưới 15
5,0
4,5
4,0
2,5
2,0
2,0

×