Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

VẬT LIỆU CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG NỒI HƠI - 1 pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.91 KB, 6 trang )

QUY PHẠM
KỸ THUẬT AN TOÀN CÁC NỒI HƠI
QPVN 23 – 81
(Ban hành theo Quyết định số 235/LB-QĐ ngày 5/9/1981
của Liên Bộ Lao động-Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước)

ĐIỀU KHOẢN CHUNG
(Được thay thế bằng TCVN 6004-1995)

VẬT LIỆU CHẾ TẠO, LẮP ĐẶT VÀ SỬ DỤNG NỒI HƠI
(Được thay thế bằng TCVN 6004-1995)

KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN NỒI HƠI
(Được thay thế bằng TCNV 6004-1995)

CHẾ TẠO, SỮA CHỮA NỒI HƠI VÀ CÁC BỘ PHẬN NỒI HƠI
(Được thay thế bằng TCVN 6004-1995)

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG MỐI HÀN
2

(Được thay thế bằng TCVN 6005-1995)

DỤNG CỤ ĐO KIỂM, CƠ CẤU AN TOÀN VÀ CÁC LOẠI VAN
(Được thay thế bằng TCVN 6004-1995)

BƠM CẤP NƯỚC CHO NỒI HƠI
(Được thay thế bằng TCVN 6004-1995)

CHẤT LƯỢNG NƯỚC CẤP VÀ NƯỚC NỒI
(Được thay thế bằng TCVN 6006-1995)




LẮP ĐẶT NỒI HƠI, NHÀ NỒI HƠI VÀ CHẾ ĐỘ
QUẢN LÝ NHÀ NỒI HƠI
(Được thay thế bằng TCVN 6004-1995)

KHÁM NGHIỆM KỸ THUẬT VÀ KIỂM TRA VẬN HÀNH
(Được thay thế bằng TCVN 6006-1995 và TCVN 6007-1995)

Chương XI
3

KIỂM TRA VIỆC THI HÀNH QUY PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM
QUYỀN HẠN CỦA CÁN BỘ THANH TRA KỸ THUẬT AN TOÀN.

11.1. Các cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn phải tổ chức kiểm tra việc thi hành
quy phạm bằng cách định kỳ kiểm tra các đơn vị sử dụng và các nhà máy chế tạo nồi
hơi theo đúng phạm vi trách nhiệm và những yêu cầu đã được quy định trong quy
phạm này.
11.2. Cán bộ thanh tra kỹ thuật an toàn được cử đến các đơn vị sử dụng hoặc
chế tạo nồi hơi và nồi đun nước nóng để kiểm tra việc thi hành quy phạm này phải vận
dụng đúng đắn những yêu cầu đã được quy định trong phạm quy phạm này và chịu
tràch nhiệm trước cấp trên và các đơn vị hữu quan về những kết luận của mình.
11.3. Trong quá trình khám nghiệm kỹ thuật hoặc kiểm tra việc thi hành quy
phạm tại các đơn vị sử dụng sửa chữa hoặc chế tạo, nếu thấy có những vi phạm về kỹ
thuật an toàn, thì cán bộ thanh tra kỹ thuật an toàn phải kiến nghị với thủ trưởng các
đơn vị hữu quan những biện pháp khắc phục thích hợp và yêu cầu thực hiện các biện
pháp đó đúng thời hạn quy định.
11.4. Trường hợp thấy có những vi phạm trực tiếp đe dọa gây ra tai nạn hoặc sự
cố nhiêm trọng hoặc khi gặp một trong các trường hợp nói ở điều 9.55, cán bộ thanh

tra kỹ thuật an toàn có quyền ra lệnh đình chỉ sự hoạt động của nồi hơi hoặc nồi đun đó
4

rồi báo ngay cho thủ trưởng đơn vị sử dụng biết. Thủ trưởng đơn vị sử dụng nồi hơi
hoặc nồi đun đó có trách nhiệm thi hành quyết định này. Nếu chưa nhất trí thì ghi rõ ý
kiến của mình vào biên bản để báo cáo lên cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn và cơ
quan cấp trên. Trong khi chờ đợi giải quyết, thủ trưởng đơn vị sử dụng vẫn phải chấp
hành quyết định của cán bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn.
11.5. Khi nồi hơi hoặc nồi đun đã đến hạn khám nghiệm định kỳ nhưng do yêu
cầu sản xuất đòi hỏi và tình trạng kỹ thuật của nồi xét thấy vẫn đảm bảo an toàn, thì
cán bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn có quyền gia hạn khám nghiệm định kỳ cho nồi này,
nhưng không được quá 3 tháng.
11.6. Khi khám nghiệm kỹ thuật hoặc kiểm tra việc thi hành quy phạm, nếu xét
thấy nồi có những thiết sót không thể làm việc theo đúng thời hạn quy định giữa 2
nhiệm kỳ khám nghiệm, thì cán bộ thanh tra kỹ thuật an toàn có quyền yêu cầu đơn vị
sử dụng đưa nồi ra khám nghiệm trước hạn định.
11.7. Khám nghiệm kỹ thuật, nếu thấy nồi có những hiện tượng hư hỏng làm
giảm độ bền, thì cán bộ thanh tra có quyền giảm áp suất làm việc của nồi đó. Nguyên
nhân giảm áp suất làm việc của nồi phải được ghi rõ vào lý lịch của nồi.
11.8. Nếu cán bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn phát hiện thấy có những khuyết tật
đang nghi ngờ về chất lượng kim loại như những chỗ kim loại bị tróc ra từng mảng, có
5

vết vứt, có biến dạng v.v thì có quyền yêu cầu đơn vị sử dụng nồi tiến hành những
hình thức thử nghiệm và phân tích cần thiết.
Trường hợp này phải ghi rõ nguyên nhân buộc phải tiến hành thử nghiệm và
phân tích kim loại thành nồi, dđồng thời phải ghi rõ vị trí lấy mẫu vào trong lý lịch của
nồi hoặc trong biên bản khám nghiệm.
11.9. Trường hợp cán bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn gặp khó khăn về xác định
nguyên nhân các khuyêt tật đã phát hiện được, thì có quyền yêu cầu các đơn vị sử

dụng hoặc chế tạo nồi hơi, nồi đun, mời chuyên viên kỹ thuật cùng với những máy
móc, thiết bị chuyên dùng đến giúp để xác định tình trạng và khả năng còn tiếp tục làm
việc được của nồi hơi hoặc nồi đun đó.
11.10. Trong quá trình kiểm tra việc thi hành quy phạm, nếu xét thấy trình độ
chuyên môn của những người quản lý hoặc vận hành nồi hơi quá yếu, không bảo đảm
các yêu cầu về quản lý và vận hành an toàn các nồi hơi hoặc nồi đun, thì cán bộ thanh
tra kỹ thuậât an toàn có quyền yêu cầu thủ trưởng đơn vị tổ chức việc bồi dưỡng
nghiệp vụ hoặc rút họ khỏi công tác đang làm.
11.11. Để hoàn thành việc khám nghiệm các nồi hơi hoặc nồi đun với chất
lượng tốt nhất và thời gian nhanh nhất, cán bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn có quyền yêu
cầu thủ trưởng đơn vị sử dụng hoặc chế tạo phải bố trí đầy đủ người theo dõi, phục vụ
cho việckhám nghiệm và những phương tiện làm việc cần thiết.
6

11.12. Trong trường hợp bắt buộc phải thử nghiệm kim loại thành nồi hơi để
xác định độ bền và các thông số làm việc của nồi như đã quy định trong điều 11.12 của
quy phạm này. Nếu kết quả thử cơ tính bằng hoặc lớn hơn các vị trí số ghi trong bảng
11.12 của quy phạm này, thì cho phép nồi hơi tiếp tục vận hành thuộc thẩm quyền cán
bộ thanh tra kỹ thuậât an toàn quyết định; trường hợp qua thử cơ tính cho kết quả nhỏ
hơn các trị số chi trong bảng 11.12, thì việc cho phép nồi hơi tiếp tục vận hành sẽ do
cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn nghiên cứu giải quyết việc cho từng trường hợp cụ
thể.
Bảng 11.12.

Áp suất làm việc của
nồi, at
Giới hạn bền của
thép, N/mm
2


Độ dãn dài tương đối
của thép
d
10%
Sức chịu va đập của
thép Nm/cm
2

+ Đến 10
+ Trên 10-15
+ Trên 15-34
314
314
353 đến 373
373 đến 392
392 đến 412
412 đến 451
451 đến 491
15
17 (+)
22 (+)
21 (+)
20 (+)
19 (+)
18 (+)
-
- 29
- 29
- 29
- 29

- 29
- 29

×