Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Con bạn đã đeo ba lô đúng cách chưa? potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.74 KB, 5 trang )

Con bạn đã đeo ba lô đúng cách chưa?
Trẻ đeo ba lô sai cách sẽ dẫn đến những tổn thương
không nhỏ về mặt thể chất như: gù lưng, vẹo xương
sống, đau nhức cơ thể

Đầu tiên chúng ta hãy xem xét một số vấn đề mà đeo ba lô
quá nặng và sai cách có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng
cho sức khoẻ lâu dài của trẻ đó là: Làm sai tư thế, gây đĩa
nén cột sống, lệch xương lưng và cổ, nhức đầu, hội chứng
ống cổ tay, tổn thương vai
Một số lưu ý để tránh chấn thương khi trẻ đeo ba lô:
Giữ trọng lượng của ba lô đạt chuẩn
Giữ trọng lượng ba lô của trẻ ở mức 10% trọng lượng cơ
thể hoặc ít hơn. Ví dụ nếu bé nặng 30 kg thì không nên cho
con bạn đeo ba lô chứa sách vở nặng quá 3 kg.
Khuyến khích trẻ để lại đồ dùng học tập nặng lại lớp học
như bảng viết, bút tô màu, que tính, hộp đựng bút để
giảm thiểu được phần nào trọng lượng của ba lô.
Nếu có điều kiện, cha mẹ có thể mua cho trẻ thêm một bộ
sách giáo khoa dùng ở nhà, hoặc sử dụng chức năng quét
các trang sách vào máy tính của trẻ một lần một tuần sẽ là
một giải pháp đỡ tốn kém hơn.
Chọn ba lô đạt tiêu chuẩn
Khi chọn ba lô cho trẻ phụ huynh lưu ý chọn loại quai đeo
có độn bông, mút hoặc vải , vì vai và cổ vốn có nhiều
mạch máu và dây thần kinh, nên nếu balô quá nặng mà quai
đeo không mềm và êm có thể gây cho bé bị đau đớn và bị
nhói ở cổ, cánh tay và bàn tay.
Mặt khác ba lô phải vừa với lưng và vai của trẻ.
Tổ chức trong ba lô
Khi bé sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập, cha mẹ lưu ý


hướng dẫn trẻ sắp xếp sao cho giữ trọng lượng trung tâm
(cân giữa hai vai và giáp với lưng bé) tức là đặt các vật
nặng ở gần vai của trẻ nhất. Vì nếu vật nặng để xa vai, sẽ
kéo trĩu vai, làm tăng sức nặng khi trẻ đeo ba lô. Cần sắp
xếp sao cho tránh để các đồ dùng bị xô lệch trong khi trẻ di
chuyển.

Sử dụng 2 quai đeo vai của ba lô
Hãy chắc chắn rằng con của bạn sử dụng cả hai quai khi
đeo chiếc ba lô. Nhiều trẻ vẫn thường kéo hai quai ba lô lại
rồi đeo sang một bên vai. Điều này sẽ gây nhiều tổn thương
lâu dài về thể chất do sức nặng đè lên một vai, trọng lượng
thiếu cân bằng, không san đều ra hai vai không những làm
trẻ mất sức lại dễ gây lệch vai, lệch cổ và xương sống.
Giữ chặt dây đeo
Giữ các dây đai của ba lô chặt và đeo ba lô gần với cơ thể.
Chỉnh dây đeo ba lô ôm vừa vặn vai và lưng của trẻ. Điều
này giúp tránh các chuyển động con lắc do ba lô đung đưa.



Tư thế đeo ba lô đúng và sai

Lưu ý: Hãy để ý cột sống của trẻ để giúp trẻ điều chỉnh
cách sử dụng ba lô: bé có bị còng lưng hay đổ người về
phía trước?
Đừng quên hỏi trẻ về các cơn đau nhức. Đây là một trong
những cách dễ dàng nhất để giúp xác định và tránh các vấn
đề do ba lô gây ra.
(Theo Afamily)



×