Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Anh hùng Phạm Tuân - Thi “trượt” thợ máy lên làm phi công 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.45 KB, 6 trang )

Anh hùng Phạm Tuân - Thi “trượt” thợ máy lên làm
phi công
1



Cách đây khoảng 30 năm, chàng trai Phạm Tuân đã lập nên hai kỷ lục không
bao giờ bị phá: Người lái máy bay chiến đấu đầu tiên bắn rơi B52 và cũng là
người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ. Phía sau hai kỷ lục khiến cả thế giới ngỡ
ngàng ấy là những nỗ lực phi thường của Phạm Tuân cùng với công lao của đất
nước Liên Xô, mà giờ đây nhắc lại hai từ đó, biết bao người vẫn bồi hồi xúc động.
Nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng Mười Nga, Trung tướng Phạm Tuân đã kể lại
quãng đời đầy sự kiện và cũng đầy ắp kỷ niệm với xứ sở bạch dương.…
Ước mơ của cậu bé làng Quốc Tuấn
Người châu Á đầu tiên bay vào vũ trụ ấy sinh ra tại một làng nhỏ mang tên
Quốc Tuấn thuộc tỉnh Thái Bình, trong một gia đình nông dân.
Tin tức về chuyến bay đầu tiên của con người vào vũ trụ vẫn được lan đi nhanh
chóng với tốc độ âm thanh đến tất cả các vĩ tuyến và kinh tuyến trên thế giới. Tin
tức ấy đến với ngôi làng Quốc Tuấn của Phạm Tuân qua đài phát thanh. Thời kỳ
đó, chưa có vô tuyến truyền hình, và báo chí cũng chẳng mấy khi đến được với
làng Quốc Tuấn.
Những người biết chữ, nói chung là những người lớn đã giải thích cho những trẻ
em nông thôn như Phạm Tuân biết rằng ở nước Liên Xô anh em đã có một con
người dũng cảm bay lên cao hơn những tầng mây, rất cao và rất xa.
Trước đó, ở góc sân của mình, chú bé Phạm Tuân đã nhìn thấy những chiếc
máy bay bay qua khoảng trời vùng quê. Bay ở phía dưới những lớp mây. Những
đôi mắt trẻ thơ trầm trồ nhìn theo con chim sắt khổng lồ và kỳ diệu ấy mà không
hình dung nổi về khả năng có thể bay cao hơn thế.
Vả lại, ở trường học các thầy giáo làng đã giải thích rằng Trái đất có hình tròn
và rất lớn. Bằng cách nào mà có thể dùng máy bay – trên đài phát thanh người ta
gọi là tên lửa - bay vòng quanh trái đất chỉ trong vòng 90 phút?


Đối với Phạm Tuân, ngày ấy mới 14 tuổi, thì ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện
đó đã được minh chứng qua bài phát biểu của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đài phát
thanh.
Người nói: Liên Xô đã mở đầu công tác to lớn trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học về khoảng không vũ trụ. Tôi tin rằng không xa nữa sẽ đến giờ phút có một đại
diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ.
Phạm Tuân ghi nhớ mãi những lời Chủ tịch Hồ Chí Minh nhưng không hề nghĩ
rằng đến một ngày nào đó một chàng trai chất phác như mình lại trở thành người
đại diện ấy.
Nhưng sự kiện chuyến bay của con người đầu tiên vào vũ trụ được cảm nhận
một cách đặc biệt nhạy cảm vào những ngày đầu của cuộc chiến tranh chống xâm
lược Mỹ ở Việt Nam.
Khi ấy cũng là những phi công, nhưng là phi công Mỹ, từ trên trời cao- khoảng
trời chứa đựng đầy mơ ước và tưởng tượng của những chú bé như Phạm Tuân - đã
thả hàng loạt bom chết chóc xuống các thành phố và xóm làng Việt Nam làm dâng
lên làn sóng căm thù của người dân.
Sức mạnh của lòng căm thù ấy là vô hạn. Những người đến tuổi trưởng thành đã
nhất loạt thẳng tiến ra trận tuyến tiền phương. Nhưng lá đơn tình nguyện của
những cậu học trò lớp 10 như Phạm Tuân lúc ấy đã nhận được những câu trả lời
đại thể như sau:
“Sự đóng góp của các bạn vào tư thế sẵn sàng chiến đấu của đất nước - đó là
công việc học tập ở trường. Các bạn sẽ đứng trong hàng ngũ các lực lượng vũ
trang bảo vệ đất nước khi nào trở thành người có kỹ năng, có kiến thức và nắm
vững các phương tiện hiện đại”.
Vì vậy, mãi một năm sau, khi đã tốt nghiệp lớp 10, Phạm Tuân mới được gia
nhập quân đội.
Phạm Tuân kể lại cái ngày mà cho đến bây giờ ông vẫn nhớ như in: “Khi gặp
cán bộ quân sự, tôi đã đề nghị điều tôi đến phục vụ trong không quân. Trong lòng
tôi có nỗi đau và tuyệt vọng vì sự bất lực của nhiều đồng bào cùng làng xóm trước
những trận ném bom của Mỹ mà chúng không bị trừng phạt.

Khi được biết mình chỉ có thể học để trở thành thợ máy sửa chữa máy bay thì
tôi vui mừng đồng ý ngay. Trong đầu tôi chỉ có một ý nghĩ - dù chỉ là thợ máy, kỹ
thuật viên, nhưng phục vụ trong không quân là được.
Tôi sẽ được ở bên cạnh những người có thể trừng trị bọn Mỹ đã tiến hành
những vụ đánh phá nhằm vào những người dân vô tội trên đất nước mình”.
“Trượt” thợ máy lên làm phi công
Phạm Tuân đến nước Nga đúng lúc mùa thu đang chuyển dần sang đông. Thiên
nhiên như bày ra bức tranh “Mùa thu vàng” của Levitan, những chiếc lá đồng loạt
chuyển sang màu vàng la đà rơi xuống.
Nhưng chàng trai ấy chẳng có nhiều thời gian mà ngoạn cảnh vì phải bắt tay vào
học tiếng Nga còn hết sức mới mẻ. Nhờ sự quan tâm đầy tình người của các bạn
Liên Xô cộng với nỗ lực của bản thân, việc học tiếng Nga cũng trở nên trôi chảy.
Học nghiệp vụ cũng diễn ra dần dần. Tuy nhiên, chẳng bao lâu Phạm Tuân đã
toàn tâm toàn ý hướng tới sân bay, nơi có tiếng gầm rít của động cơ những chiếc
phản lực MIG do những người bạn đồng niên điều khiển. Trong đó có những
người bạn đến từ Việt Nam.

×