Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung 1 potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.4 KB, 5 trang )

Phi hành gia Phạm Tuân - lưỡng quốc anh hung
1

Lời tiên đoán của Bác Hồ thành hiện thực
Đó là năm 1962 trong cuộc tiếp thân mật nhà du hành vũ trụ Liên Xô Ghecman
Titop, Bác Hồ đã dự báo: “Tôi tin rằng trong tương lai chắc sẽ có đại diện của
thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ”. Và lời tiên đoán của Người đã thành hiện
thực với chuyến bay đầu tiên của Trung tá Phạm Tuân – sau đó 18 năm khi anh 33
tuổi.
Năm 2010, với những sự kiện trọng đại trong quan hệ Việt Nam – Liên bang
Nga – Kỷ niệm 60 năm ngày hai nước (Liên Xô trước đây) thiết lập bang giao
(năm 1950) và kỷ niệm 30 năm với chuyến bay đầu tiên của người Việt Nam vào
vũ trụ của phi hành gia Phạm Tuân (23-7-1980 đến 23-7-2010). Đồng thời với sự
kiện Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh thăm hữu nghị chính thức Liên bang Nga lần
thứ hai vừa kết thúc thành công tốt đẹp (8 đến 12-7-2010) mở ra giai đoạn mới
quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện của đối tác chiến lược song
phương Việt Nam – Liên bang Nga.


Phi hành gia V.Gorbatko và Anh hùng Phạm Tuân trong chuyến bay vào vũ trụ
1980
Nhân 30 năm ngày hai công dân Việt – Nga bay vào vũ trụ, tại Matxcova, đại sứ
quán Việt Nam ở Liên bang Nga đã tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 30 ngày thực hiện
thành công chuyến bay vũ trụ Việt Xô. Các quan chức Chính phủ Nga, nhiều phi
công vũ trụ trong đó có Thiếu tướng Victor V.Gorbatko – bạn đồng hành với
Phạm Tuân trong chuyến bay vào vũ trụ 30 năm trước đã đến dự, ôn lại những ký
ức sâu đậm về mối tình hữu nghị Việt – Xô và với người đồng nghiệp Phạm Tuân.
Sau đó nhận lời mời của Hội hữu nghị Việt – Nga, Thiếu tướng Anh hùng Liên
Xô, Anh hùng lao động Việt Nam V.Gorbatko cùng gia đình đã đến thăm Việt
Nam nhân kỷ niệm 30 năm sự kiện này và ngày 22-7-2010 đã được Chủ tịch nước
Nguyễn Minh Triết tiếp thân mật cùng với Trung tướng Phạm Tuân. Trong cuộc


tiếp, Chủ tịch Nguyễn Minh Triết đã ghi nhận “Chuyến bay thành công vào vũ trụ
năm 1980 trên tàu liên hợp vũ trụ với sự điều khiển của hai nhà du hành Phạm
Tuân và V.Gorbatko đã trở thành sự kiện lịch sử, niềm tự hào của nhân dân hai
nước và là một trong những biểu tượng rực rỡ của 60 năm quan hệ hữu nghị
truyền thống hợp tác toàn diện với Liên Xô trước đây và Liên bang Nga hiện nay.
Tiếp theo ngày 23-7, tại Trung tâm Văn hóa – Khoa học Nga ở Hà Nội diễn ra
cuộc mít tinh kỷ niệm 30 năm chuyến bay vũ trụ Việt – Xô với sự tham dự của hai
nhà du hành trong chuyến bay lịch sử này. Cùng ngày Trung tướng Phạm Tuân và
Thiếu tướng V.Gorbatko đã tham gia chương trình giao lưu trực tuyến cùng độc
giả với chủ đề “30 năm chuyến bay vũ trụ Việt - Nga”.
Từ phi công chiến đấu đánh máy bay B52 Mỹ
Phạm Tuân sinh năm 1947 ở miền quê lúa Kiến Xương – Thái Bình. Ngày
Quốc khánh 2-9-1965 khi vừa tròn 18 tuổi anh nhập ngũ và được chọn vào học lớp
thợ máy của không quân, sau đó được tuyển chọn sang đào tạo phi công quân sự ở
Liên Xô. Năm 1967 trở thành phi công chiến đấu thuộc Trung đoàn không quân
Sao Đỏ – Sư đoàn Thăng Long – Quân chủng phòng không không quân. Lúc đầu
anh được giao lái máy bay chiến đấu Mig 17, năm 1970 chuyển sang sử dụng loại
Mig 21 hiện đại hơn của Liên Xô viện trợ lúc bấy giờ. Đây cũng là thời điểm Mỹ
leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc, trong đó chúng đã sử
dụng cả pháo đài bay chiến lược B52 đánh phá ngày càng ác liệt với tần suất ngày
càng cao.
Vậy là theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu ta, cùng với các lực lượng phòng
không mặt đất, không quân tham chiến đánh máy bay chiến lược B52 bằng những
trận không chiến. Chiến công đáng ghi nhớ trong đời binh nghiệp của Thượng úy
– Phi công Phạm Tuân lúc đó là đã trực tiếp sử dụng tên lửa trên chiếc chiến đấu
cơ Mig 21 mang số hiệu 5121 – Mig 21 bắn rơi chiếc pháo đài bay B52 Mỹ ngày
27-12-1972 trên bầu trời Nam Hà Nội trong trận Điện Biên Phủ trên không bảo vệ
Thủ đô cuối năm 1972.
Vậy là phi công Phạm Tuân trở thành “sát thủ” đầu tiên hạ gục con át chủ bài
B52 Mỹ trên không và trở về căn cứ an toàn. Trước đó phi công Vũ Xuân Thiều

cũng hạ được B52 nhưng anh không trở về vì lao thẳng máy bay Mig của mình
vào máy bay Mỹ. Với chiến công này Phạm Tuân được Nhà nước phong tặng
danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân cùng với phi công Vũ Xuân
Thiều (truy tặng).
Nhớ lại trong trận không chiến ngày 27-12-1972 viên Trung tá phi công lái
chiếc B52 đã kịp nhảy dù tiếp đất và bị dân quân ta bắt làm tù binh. Sau khi vào
trại giam “Khách sạn Hilton” dành cho tù binh phi công Mỹ ở Hà Nội, viên Trung
tá này đã đề đạt ngỏ ý muốn xin được gặp đối thủ của mình đã bắn hạ chiếc B52
ngày 27-12 – do ông ta làm cơ trưởng của phi hành đoàn. Nguyện vọng của viên
phi công đã được đáp ứng, và trong cuộc gặp ấy ông ta hết lời bày tỏ sự khâm
phục người phi công Việt Nam về lối đánh bất ngờ, mưu trí, táo bạo, dũng cảm.
Khi trao đổi với báo chí ta về sự việc này, phi công Phạm Tuân cho biết chiến
công đánh thắng B52 ấy chính là lối đánh của tư tưởng nghệ thuật quân sự Việt
Nam được áp dụng trong chiến thuật không chiến của không quân ta – biết lấy ít
địch nhiều, lấy yếu đánh mạnh, bằng phát huy cao độ tinh thần, ý chí quyết chiến
quyết thắng của quân đội nhân dân Việt Nam

×