Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

7 trò chơi phát triển trí thông minh sáng tạo docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.08 KB, 4 trang )

7 trò chơi phát triển trí thông minh
sáng tạo
7 trò chơi đơn giản này sẽ kích thích bé học được tư duy logic và khả năng sáng
tạo cũng như phản xạ nhanh với các tình huống bất ngờ.


Làm cha mẹ, đôi khi bạn cũng cần thay đổi phương pháp chơi với trẻ, bắt đầu từ
những gì trẻ thích hoặc đã có chút kinh nghiệm, chẳng hạn trò chơi siêu nhân: Vẽ
hoặc dùng tranh, hình siêu nhân, vật tưởng tượng là siêu nhân… Có 2, 3 hay 4 siêu
nhân (để trẻ có hứng thú làm quen với các biểu tượng con số, mỗi siêu nhân có
một mật mã là các con số). Từng siêu nhân này được trẻ đặt tên (viết tên siêu
nhân, gồm mấy chữ cái, bắt đầu từ chữ nào ). Lúc này, bài học chữ cái được
chuyển thành trò chơi, trẻ phải nhớ tên siêu nhân bằng một chữ cái đầu/cuối… coi
là mật mã. Chính điều này giúp trẻ tập trung nhớ tốt hơn, nhận mặt chữ cái nhanh
hơn rất nhiều lần so với phương pháp chỉ từng chữ cái cho trẻ học thuộc. Cũng có
thể hỏi siêu nhân có đặc điểm gì (mặc áo màu gì, thích ăn gì… để buộc trẻ tập
trung chú ý mà không cảm thấy bị áp đặt, bị nhắc nhở). Cứ như vậy, thông qua trò
chơi để học. Dưới đây là một số trò chơi có thể kích thích phát triển trí thông
minh, sáng tạo của trẻ.
Phân chia đồ vật theo nhóm
Trò chơi này rất có sức hút với bé đồng thời kích thích trí thông minh của bé phát
triển. Bạn đặt lên bàn khoảng 10 đồ vật nhỏ, chia theo cụm hoặc nhóm (ví dụ 2
chiếc bút chì, 1 đôi tất, 3 hình lập phương, 4 quyển sách…). Sau đó, bạn “nhờ” bé
đưa cho bạn một món đồ, rồi ba món, rồi sáu, rồi chín…cùng lúc với bạn đếm các
ngón tay. Với những bé từ 3 tuổi trở lên, bạn có thể đặt lên bàn các món đồ khác
nhau rồi bảo bé đưa cho bạn, ví dụ ba chiếc tất, một cây bút chì hay đồ chơi
Lego…
Nhận thức màu sắc
Dạy bé nhận thức về màu sắc cũng là điều hết sức cần thiết, và bài luyện tập này
nên bắt nguồn từ những trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ. Bạn hãy chỉ cho bé một
đồ vật có một màu cơ bản như xanh, đỏ, vàng hoặc đen…sau đó bạn yêu cầu bé


chỉ ra cho bạn những đồ vật xung quanh bé có màu tương tự. Đối với những bé 3-
4 tuổi thì bạn có thể nói tên một màu nào đó và bé sẽ chỉ ra cho bạn những đồ vật
đó.
Trò chơi giúp trẻ phản xạ nhanh hơn
Bạn hãy nghĩ đến một đồ vật hay một con vật nào đó. Sau đó, bạn đưa ra ba dấu
hiệu nhận biết đồ vật hay các con vật vô danh đó, ví dụ dấu hiệu thứ nhất là nó có
bốn chân, dấu hiệu thứ hai : đó là một con vật. dấu hiệu thứ ba là nó kêu meo meo,
và từ đó câu trả lời sẽ được bé đưa ra. Cần lưu ý là ở khoảng thời gian đưa ra các
gợi ý hay các dấu hiệu, bạn hãy để bé tự diễn đạt ý của miìh, giúp bé nói lên được
những nhận thức thoáng qua trong đầu bé. Trò chơi này giúp trẻ phản xạ nhanh
hơn.
Bạn cũng có thể giúp bé làm giàu thêm vốn từ vựng của mình và giúp bé phát triển
khả năng nghe, phản xạ bằng cách yêu cầu bé nêu tên cho bạn tất cả những đồ vật
mà bé biết bắt đầu bằng chữ cái mà bạn nêu ra. Ví dụ với chữ B - bố, cái bình…
Cùng vui với những quả bóng
Những quả bóng sẽ rất hay cho trò chơi trong nhà vì chúng di chuyển chậm để bé
có thể đuổi theo và tương đối dẽ bắt. Bạn có thể thổi một quả bóng lên và tung nhẹ
nó trong không khí, sau đó đếm xem nó lơ lửng trên mặt đất được bao lâu hay để
cho bé thử bắt bóng. Đây là một trò chơi giúp phát triển kỹ năng đếm và sự kết
hợp tai-mắt của bé. Các phần xẹp hay mảnh vỡ của những quả bóng cao su có thể
là nguy cơ gây ngạt cho trẻ. Vì thể, bạn không nên để bé ở quá gần bóng và nhặt
bỏ ngay các phần nhỏ nếu bóng nổ. Nếu có thể, chọn những quả bóng bằng giấy
hay bằng mylar để thay thế.
Ngoài ra, bạn có thể tự làm bong bóng bằng cách pha một phần nước rửa bát với
10 phần nước sạch và một ít glycerin hay nước đường bắp. Sau đó, hai mẹ con chỉ
việc kiếm một cái ống thổi và thổi. Bạn cần lưu ý nhắc nhở và để ý để bé không
được uống hỗn hợp nước tạo ra bong bóng
Tạo các tác phẩm nghệ thuật từ thực phẩm
Nếu đã mệt với việc vẽ bằng bút màu và xây gạch, hai mẹ con có thể sáng tạo và
biến những sản phẩm từ thiên nhiên thành các tác phẩm nghệ thuật. Bạn cắt mỏng

cà rốt, cà chua, cần tây hay các loại rau quả khác và giúp bé sắp xếp chúng thành
một bức tranh trên một cái đĩa to. Hai mẹ con sẽ tạo ra một đám mây, chiếc xe lửa
hay nàng tiên cá xinh đẹp Bạn có thể sử dụng hạt đậu, hạt vừng để làm mắt, lấy
bánh quy tròn làm bánh xe, dùng phó mát tạo thành cửu sổ Cuối cùng, cũng là
phần vui vẻ nhất, bạn và bé có thể ăn những "kiệt tác" hai mẹ con đã sáng tạo.
Kể chuyện với nhạc nền
Các bé đều thích nghe mẹ kể chuyện. Bạn có thể kích thích trí tuệ của con và tăng
khả năng cảm thụ âm nhạc của bé bằng cách ghi âm chính giọng nói của mình hay
sưu tập một đĩa CD và kể chuyện theo nhạc. Ban đầu, bạn hãy tìm những câu
chuyên đơn giản lồng với nhạc không lời. Bạn không cần kể câu chuyện chính
xác, có thể thêm thắt một chút, thay đổi nhân vật chính (bằng tên của bé). Bạn có
thể cho con tự sáng tác thêm các tình tiết nếu bé thích. Không chỉ bé thích thú,
chính bạn sẽ bất ngờ vì âm nhạc sẽ tạo nên hiệu ứng đặc biệt cho câu chuyện của
mình, chẳng hạn, tiếng trống dồn giống như ai đó đang phi ngựa qua rừng, tiếng
sáo như âm thanh khi một con chim nhỏ vút qua bầu trời, tiếng violin có nghĩa như
mặt trời thức dậy
Cắm trại trong nhà
Trò chơi lều trại luôn rất hấp dẫn với lũ trẻ. Bạn có thể chuẩn bị bằng việc trải các
tẩm thảm, đệm lên nền phòng khách, phòng ngủ rồi căng lên trên đó một cái lều
che nhỏ hay đơn giản hơn, phủ tấm vỏ chăn lên một thanh tre cố định sẵn. Sau đó,
hai mẹ con mang theo vào lều chiếc túi ngủ, gối và một chiếc đèn pin. Bạn và bé
có thể ở trong "lều" bao lâu tùy thích, cùng hát, kể chuyện hay tâm sự với nhau.


×