Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Trẻ nghịch chưa hẳn đã thông minh doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.42 KB, 5 trang )

Trẻ nghịch chưa hẳn đã thông minh
La hét, quậy phá, nghịch ngợm quá mức và nói nhiều, cha mẹ quát mắng không
nghe, thậm chí còn bị kích động mạnh hơn. Đó là biểu hiện của bệnh tăng động
giảm chú ý.

Cha mẹ mải việc, phó mặc con cho người giúp việc hoặc nhà trường. Nhiều cháu
bé cả ngày làm bạn với tivi, băng đĩa và đồ chơi, không giao lưu tiếp xúc với bên
ngoài, dần sinh bệnh.

Ảnh minh họa
Tự chẩn bệnh cho con

Cậu con trai lớn đã, học giỏi, khỏe mạnh, chị Minh Thanh, Làng quốc tế Thăng
Long, Hà Nội sinh thêm một bé trai nữa. Đứa bé sinh ra bình thường như bao đứa
trẻ khác, trông rất khôi ngô và nhanh nhẹn. Thế nhưng, hơn 2 tuổi cu Bin mới bi
bô tập nói, năm nay gần 5 tuổi Bin rất hiếu động, nghịch ngợm. Cháu ngồi yên
không nổi 2 phút, cứ luôn chân, luôn tay, người lớn bảo không nghe, một mực làm
theo ý mình. Đặc biệt, người lớn càng quát mắng Bin càng la hét, thậm chí đập
phá.
Chị Thanh chẳng dám mang con đến nhà bạn bè chơi. Mỗi lần cơ quan tổ chức
liên hoan chị đành cho bé Bin ở nhà với lý do: “Bé Bin đến sẽ phá tan mọi thứ và
không chịu ngồi, trông bé đủ mệt”.
Chị Minh Thanh cho con đến bác sĩ khám và được kết luận cháu bị tăng động
giảm chú ý. Hằng ngày, bên cạnh việc cho con đi học mẫu giáo chị Thanh phải
nhờ bác sĩ tâm lý đến "nắn" con mình.
Bé Hân Anh - con gái thứ hai của chị Thu Vân ở đường Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà
Nội năm nay đã gần 4 tuổi nhưng khả năng giao tiếp, nói chuyện cũng chỉ như trẻ
gần 2 tuổi. Đặc biệt, bé Hân Anh rất hiếu động, luôn tay chân chẳng chịu ngồi yên.
Mỗi lần mẹ cho ra sân chung chơi với các bạn hàng xóm, bé thích gì là đòi nằng
nặc bằng được thì thôi. Dù ít nói nhưng bé thể hiện bằng hành động giằng đồ của
các bạn, hét lên hoặc khóc để lấy được đồ chơi thì thôi.


Chị Thu Vân cho biết, anh trai của Hân Anh phát triển bình thường, bản thân bé
Hân Anh khi sinh ra cũng bình thường không có gì đặc biệt, chỉ chậm nói. Gia
đình đã cho bé đi khám và được bác sĩ chẩn đoán bé mắc tăng động giảm chú ý.
Qua bạn bè giới thiệu, giờ một tuần 3 lần chị Thu Vân đưa bé Hân Anh đến lớp
học đặc biệt dành cho những bé có biểu hiện giống bé Hân Anh. “Sau một năm
theo đuổi Hân Anh đã nói nhiều hơn nhưng vẫn phải kiên trì”, chị Thu Vân nói.
Tại phòng tư vấn của Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương), bé Nguyễn
Gia H., 3 tuổi ở Quảng Ninh ngồi trong lòng bà để bác sĩ tư vấn nhưng không yên.
Bé cứ tụt xuống, leo lên người bà liên tục rồi đòi đồ chơi, la hét.
Bà nội bé H. kể, ngồi đợi bác sĩ mà lơ là một chút thằng bé đã chạy đi, tìm khắp
nơi mới thấy. Bé nghịch lắm nói chẳng chịu nghe. Năm nay đã hơn 3 tuổi hay nói
nhưng không sõi, hay la hét, quậy phá.
Bác sĩ tư vấn cho bà cách dạy cháu học theo sách hướng dẫn, rồi cùng chơi với
cháu, tập vận động theo bài bản. Và sau 2 tháng lên kiểm tra lại.

Chữa muộn, hỏng nhân cách

Bác sĩ Quách Thúy Minh, Trưởng khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương)
cho biết, từ những năm 1990 căn bệnh này đã được nhắc đến tuy nhiên lúc đó
nhiều bậc phụ huynh không chú ý nên không đưa trẻ đi khám. Hiện nay, mắc bệnh
tăng động giảm chú ý được quan tâm nhiều, trung bình mỗi ngày tại khoa khám
bệnh của Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận khoảng 5-10 ca. Đây là bệnh không
nằm điều trị tại viện mà cần tư vấn. Trẻ trai mắc nhiều hơn nữ.
"Hiện nay trẻ mắc tăng động giảm chú ý đến khám trước 3 tuổi - thời điểm có thể
phát hiện và điều trị tốt nhất - không nhiều, chủ yếu trên 6 tuổi, khi đi học lớp 1
mới được bố mẹ đưa đi kiểm tra. Sở dĩ lúc này các ông bố, bà mẹ mới quan tâm do
con đến lớp không chú ý nghe giảng, mất trật tự, quậy phá, một số học kém nhưng
có những cháu học vẫn bình thường", BS Minh nói.
Khi trẻ ở độ tuổi dưới 3 mà có biểu hiện đi lại nhiều, nghịch, sờ mó các vật xung
quanh, chạy nhảy lung tung, nói nhiều và ngọng, lắp bắp, cần cho trẻ đi kiểm tra.

Có những cháu người lớn quát mắng hoặc càng làm xung động lớn, trẻ la hét càng
to. Thậm chí có bé kém kiềm chế cảm xúc, hay ăn vạ, đánh bạn xung quanh.
BS Minh cho biết, hậu quả căn bệnh này là lúc nhỏ thì nghịch ngợm, nếu không
được điều trị lớn lên hay gây gổ đánh nhau, dễ bị bạn xấu lôi kéo, không kiểm soát
được bản thân, đặc biệt khó trở thành người thành đạt sau này.

Nguyên nhân của căn bệnh trên, theo BS Minh là do có bất thường về não. Có thể
trong thời gian mang thai mẹ bị nhiễm virus, có sang chấn trong quá trình sinh nở,
trẻ bị ngạt, khó sinh Ngoài ra, cũng phải nhắc đến yếu tố di truyền.
Để điều trị cho trẻ mắc bệnh này, các bác sĩ khuyên người lớn nên thay đổi cách
ứng xử với con cái, hạn chế đánh mắng trẻ, giảm tối đa thời gian xem tivi, mỗi
ngày chỉ nên cho trẻ xem 30 phút. Bên cạnh đó, việc tập luyện cũng rất quan
trọng, nên cho trẻ đi chơi, tiếp xúc với bạn bè, tập đi bộ, mát- xa da cho trẻ Phát
hiện sớm, kiên trì điều trị trong 3-6 tháng sẽ thấy hiệu quả. Đối với trẻ phát hiện
sớm dưới 3 tuổi, khi chơi nên bỏ từng thứ đồ chơi ra một, không nên để cả đống,
nhờ trẻ làm việc vặt nhẹ nhàng, chơi đồ chơi xong nên dạy trẻ cất dọn gọn gàng,
cho trẻ chơi xếp hình, tô màu, vẽ tranh
Đối với những trẻ lớn mới phát hiện, nên lập thời gian biểu bằng hình vẽ vì dễ tác
động đến trẻ hơn bằng chữ. Việc tập viết, tập cho trẻ trình bày với người lớn rất
quan trọng. Khi học tập nên cho trẻ vào phòng yên tĩnh tạo sự tập trung. Ở lớp cô
giáo cho trẻ ngồi bàn đầu và cho làm một chức nào đó để trẻ chuyển từ hoạt động
hỗn loạn sang định hướng.

Triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý
- Thời gian chú ý: Trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý thường khó tập trung chú
ý trong một khoảng thời gian nào đó. Chúng thường dễ bị chia trí bởi những tác
động bên ngoài.

- Mức độ hoạt động: Thường thì những trẻ mắc chứng này đều có mức độ hoạt
động cao hơn so với trẻ cùng độ tuổi. Chúng hoạt động không ngơi nghỉ, lúc nào

cũng cựa quậy và rất khó ngồi yên được một lúc lâu.
- Ương ngạnh: Trẻ thường có thái độ cố chấp và phản kháng lại những sự thay đổi
của môi trường xung quanh hoặc thay đổi của những sự việc mà chúng đã quen
thuộc.
- Những biểu hiện cảm xúc khác: Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý thường
dễ có khuynh hướng hay gây gổ, sinh sự với người khác. Do đó, chúng sẽ thường
xuyên bị hăm dọa hơn những trẻ khác dù ở ngay chính trong môi trường của
chúng. Để phản ứng lại chúng có thể có hai thái độ: hoặc là tự rút lui chịu thua, hai
tà tìm cách gây gổ.
- Lời nói: Nói nhiều nhưng không sõi, ngọng, thay vì nói là la hét.
Các biểu hiện trên kéo dài liên tục trên 6 tháng, thường xuất hiện trước 6 tuổi cần
đưa trẻ đi kiểm tra.

×