Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Khẩn hoang Cần Thơ, đầu cầu và thủ đô miền Hậu giang 2 ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.15 KB, 5 trang )

Khẩn hoang Cần Thơ, đầu cầu và thủ đô miền
Hậu giang
2

Từ năm 1866, nhà nước dùng xáng mà vét lại rạch Bến Lức và kinh Bảo Định
nhưng kết quả chưa được như ý muốn. Năm 1875, đô đốc Duperré cho đào lại
kinh Chợ Gạo và kinh Trà Ôn, dùng dân xâu. Năm 1893, quan toàn quyền De
Lanessan cho đấu thầu ở Paris. Công ty Montvenoux trúng thầu với giá là ba cắc
rưỡi một thước khối, trong tháng đầu phải đào 60.000 thước khối đất và năng xuất
tăng thêm, trong tháng thứ 25 phải đào 200.000 thước khối.
Sáng kiến đào kinh Xà No trước tiên do hai người Pháp là Duval và Guéry nêu ra
vì quyền lợi ích kỷ. Họ thấy đất tốt và rộng nên xin trưng khẩn. Và khi chưa được
giấy phép trưng khẩn chánh thức là họ đã vận động với quan toàn quyền Paul
Doumer (17/5/1900). Chủ tỉnh Cần Thơ cho biết là trước đó, năm 1896, đã đào
kinh Ô Môn (nối ngọn sông Cái Bé từ Rạch Giá qua Ô Môn) dùng dân xâu nhưng
tạm ngưng vì ở vùng đào kinh xảy ra nạn dịch khí. Kinh Xà No nếu đào được thì
ích lợi vô cùng, giúp khai thác hàng mấy chục ngàn mẫu đất tốt phía địa phận Cần
Thơ. Nhưng Duval và Guéry lại muốn nhà nước đào thật gấp, trong vòng một năm
cho xong và bắt đầu đào ở phần đất mà họ đang xin trưng khẩn (tức là khởi đầu từ
khoảng giữa) để họ thâu lợi sớm.
Kinh vừa khởi đào là Guéry được nghị định của Toàn quyền Đông Dương Paul
Doumer cấp cho không một sở đất tốt với diện tích khổng lồ là 2.500 mẫu nằm
trên vùng đào kinh, tọa lạc tại làng Nhân Nghĩa, tổng Định Bảo, tỉnh Cần Thơ
(nghị định số 338 ngày 14/2/1901).
Kinh Xà No đào từ 1901 đến tháng 7/1903 là xong, bề ngang trên mặt rộng 60
mét, dưới đáy 40 mét tốn phí 3.680.000 quan. Lần này, nhà thầu sử dụng loại xáng
lớn chạy bằng hơi nước, với những giàn gàu bằng sắt. Máy của xáng mạnh 350 mã
lực, mỗi giàn mút được 375 lít, thổi bùn ra xa đến 60 mét. Giàn gàu của xáng chạy
theo vòng tròn (như xe đạp nước). Từ xa, chiếc xáng giống như chiếc chiến hạm,
máy chạy vang rền suốt năm ba cây số, mang theo một số chuyên viên, nhân công
hàng trăm người. Dọc theo hai bên bờ phải chở củi đem tới sẵn, vì xáng đốt nồi


sốt—de bằng củi.
Vài chuyện khôi hài xảy ra, một số dân chạy theo xáng, dùng thúng mà hứng bùn
để tìm vàng, nhưng chỉ gặp xương người xương thú. Nhiều người cho rằng cứ
“cắm dùi” là đất ấy về phần mình, vì mình đến trước nhứt. Cu—li của hãng xáng
tụ tập, bày ra đánh bài, uống rượu hoặc đi ăn cướp, bọn cặp—rằn đo đất thì hăm
dọa những chủ nhà ở gần con kinh sắp đào để tống tiền, ai cho tiền thì nhà cửa,
vườn tược khỏi bị đào ngang. Bọn chuyên viên người Pháp đứng cao trên xáng, hò
hét như các vị chỉ huy chiến hạm. Khung cảnh trầm hùng này đã in sâu vào giai
thoại thời ấy, trở thành ca dao, chiếc xáng của Tây là sức mạnh cơ khí vô địch.
Lễ khánh thành kinh Xà No là ngày trọng đại, có lẽ đó là lần đầu tiên mà quan
Toàn quyền Đông Dương chịu đặt chân đến miền Hậu giang. Quan lại địa phương,
thân hào nhân sĩ từ các tỉnh lân cận đến tề tựu đón rước, ban quân nhạc từ Sài Gòn
đến, lại có tổ chức dạ vũ.
Phần đất mà Duval và Guéry trưng khẩn thuộc vào loại tốt nhứt nhì của Nam kỳ.
Những năm 1908—1910, trong khi ở tỉnh Cần Thơ điền chủ bổn xứ và điền chủ
Pháp rầu lo vì nạn đói, nước mưa dâng quá cao thì phần đất của Duval và Guéry
chẳng bao giờ bị lỗ lã nhờ ở sát bờ kinh. Điền của Guéry mướn bọn cựu quân nhân
Pháp làm cai điền với súng ống hẳn hòi, xét bắt ghe xuồng qua lại. Ai chở lúa lậu
thì bọn cai điền được chủ tỉnh cho phép lập biên bản giải tòa. Dân ở gần điền và
các chủ điền lân cận đều bực dọc về thể thức xét hỏi này : lúa của họ bị kiểm soát,
khi cần mượn đường nước để đi ngang qua điền. Kinh đào là của nhà nước, nhưng
bọn điền Tây xem như là khu vực quân sự riêng của họ.
Vào những năm đầu thế kỷ, ở Cần Thơ người Pháp và người Việt có Pháp tịch làm
chủ 36.000 mẫu (1910). Dường như chỉ có Duval và Guéry là thành công nhứt, vài
công ty khác như Société des Rizières franco—annamites, hoặc Michel—Villaz et
Cie đều lỗ lã, hoặc có những tư nhân như Balmann đã phá sản.
Công ty Associaton Rizicole Indochinoise thành hình vào năm 1910, gởi chuyên
viên qua Mỹ quốc nghiên cứu các loại máy cày thích hợp rồi cho một kỷ sư canh
nông là Alazard đến Thới Lai (Ô Môn) mang theo máy cày, máy bừa, máy gieo
mạ, xin chánh phủ thuộc địa trợ cấp để thí nghiệm cải tiến kỹ thuật nhưng không

đạt kết quả khả quan. Tên Duquet thử thí nghiệm việc cày máy vào mùa nắng, đầu
năm 1911.
Tư nhân Pháp sẵn sàng góp tay với nhà nước để trong điền đất của họ có kinh đào
cho riêng họ thủ lợi, dân xâu phải tiếp tay (trường hợp Sambuc và Belin trợ cấp
8.600 đồng nhân dịp đào kinh Thới Lai).
Năm 1907, để phục vụ cho mùa 1907—1908 nhà nước thiết lập ở Cần Thơ một
phòng Dinh Điền nhầm mục đích tìm nhân công cho các điền của người Pháp ở
Cần Thơ, mộ dân nghèo ở Bắc kỳ vào. Nhưng tốp dân mộ này vì bị quan lại ở quê
xứ cưỡng bách, nên khi đến Cần Thơ lại lãng công, thiếu thiện chí. Rốt cuộc, nhà
nước trả họ về quê để khỏi chịu tốn kém về cơm gạo.
Phòng Dinh Điền bèn kiên nhẫn thí nghiệm lần thứ nhì, nhờ quan Công sứ tỉnh
Thái Bình chọn lựa kỹ lưỡng hơn, nhằm khẩn hoang vùng Phụng Hiệp. Người ứng
một phải ký giao kèo chịu ở Nam kỳ ít nhứt là 3 năm, mỗi gia trưởng khi đến Cần
Thơ được tạm cấp 4 mẫu đất, 5 năm sau trở thành sở hữu chủ, trong giai đọan khai
thác đầu tiên được miễn 5 năm khỏi đóng thuế điền và thuế thân. Sau này, đất bán
lại với giá rẻ cho người khai thác, lại còn giúp đỡ cụ thể về tiền bạc để sắm quần
áo, nông cụ.
Đích thân viên đầu phòng Dinh Điền ra tới tỉnh Thái Bình để ký giao kèo với các
gia trưởng chịu vào Cần Thơ nhưng làm sao viên chức này biết rõ cách thức tuyển
mộ của quan Công sứ tỉnh Thái Bình ? Đợt người vào Nam này gần như bị quan
trên bắt buộc phải đi, gồm có : 84 gia đình tổng cộng 328 người, chia ra 84 người
cha, 85 người mẹ, 122 trẻ con, 37 người lớn tuổi.

×