Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tìm hiểu về hành trình khai hoang Việt Nam 4 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.55 KB, 6 trang )

Tìm hiểu thêm về Hành trình Khai hoang Việt Nam
4
Lập luận thứ nhì, do một số đông báo chí Pháp ngữ đưa ra, lại thiên về “khảo cứu
chủng tộc” : người Miên vào mùa nắng thường nổi cơn “say máu ngà” giống như
trường hợp người Mã Lai say nắng, nổi cơn khùng (kêu là Amok) trở nên cuồng
dại, hung hăng bất cần thực tế, lý trí kiểm soát không được hành động. Chẳng qua
là dân ở Ninh Thạnh Lợi chưa được khai hóa, còn manh tánh chất thời cổ sơ của
chủng tộc “ấn độ, Mã Lai”. Họ bảo rằng đây là vấn đề bịnh thần kinh, thuộc về y
học !
Lập luận thứ ba, của báo chí Việt ngữ ở Sài Gòn lúc bấy giờ, cho đây là cuộc
khủng hoảng của chánh sách điền địa bất công do người Pháp bày ra; viên chức
địa phương tham nhũng, giành đất của dân.
Tuy không nói rõ rệt mình theo lập luận nào nhưng quan Thống đốc Nam kỳ lại
trình bày với quan Toàn quyền rằng theo ông ta thì “lịch sử của các tỉnh miền Tây
Nam kỳ trùng hợp với lịch sử của cách tổ chức về quyền tư hữu ruộng đất, và sự
phản ứng của dân bản xứ, của người Miên đối với quy chế về đất đai (mà chánh
phủ sắp đặt cho họ)”. Rốt cuộc, quan Thống đốc chứng minh rằng mục tiêu đầu
tiên của chủ Chọt chỉ là ăn thua với cường hào địa phương (xã trưởng và cai tổng)
vì hai cá nhân này lấn đất của ông ta. Đây không phải là vụ khởi loạn có tính chất
chính trị nhưng là một vụ thường phạm.
Tuy nhiên, vẫn theo ý kiến của viên Thống đốc này, chánh phủ nên chú ý hơn đến
các sốc Miên hẻo lánh ở miền Tây. Ông ta cũng hứa với quan Toàn quyền là sẽ
cứu xét với tinh thần rộng rãi một số nguyện vọng của người Miên, như việc đóng
thuế, quy chế miễn đi lính cho sư vãi, đồng thời thử nghiên cứu việc tách ra vài
vùng đất ruộng dành đặc biệt cho người Miên làm chủ. Và sẽ cứu xét một cách
công bình những vụ khiếu nại về ruộng đất ở làng Ninh Thạnh Lợi.
ít ra, giặc chủ Chọt cũng làm cho thực dân Pháp và cường hào giựt mình trong
nhiều năm.
Vụ án Nọc Nạn
Cánh đồng Nọc Nạn thuộc làng Phong Thạnh, quận Giá Lai, tỉnh Bạc Liêu thời
Pháp thuộc. Về nguồn gốc của hai tiếng Nọc Nạn thì chưa ai giải thích thỏa đáng,


hoặc là nơi đây đất thấp, dân muốn cất nhà thì phải xốc nạn theo kiểu nhà sàn.
Hoặc là tiếng Miên, nói trại lại. Cánh đồng này nằm trên đường Bạc Liêu, Cà
Mau, với con rạch Nọn Nạn. Vùng này đất cao ráo và tốt.
Những chiến sĩ quốc gia bấy giờ lên tiếng và theo dõi vì đây là cuộc tranh đấu
giữa người tiểu điền chủ chống cường hào, để giữ lại phần tư hữu tài sản mà chính
ông bà họ đã tạo ra. Không có gì chứng minh rằng họ hành động vì có người xui
giục để khuấy động trong địa phương.
Cuộc tranh đấu xảy ra chỉ vì cường hào địa phương được che chở bằng những luật
lệ quanh co và phức tạp của thực dân Pháp.
Nhiều giai thoại truyền khẩu vẫn còn được nhắc nhở, chi tiết lần hồi có thể sai lạc.
Chúng tôi căn cứ vào hai nguồn tài liệu căn bản :
— Bài vè Nọc Nạn do tác giả vô danh được truyền tụng, lời lẽ mộc mạc, chi tiết
khá cụ thể, lưu hành từ những năm 1930, 1931.
— Loạt bài do ký giả Lê Trung Nghĩa (tự Việt Nam) đăng trên báo La Tribune
Indochinoise do Bùi Quang Chiêu làm chủ nhiệm. Bấy giờ, Bùi Quang Chiêu là
chiến sĩ quốc gia tiến bộ. Ký giả Lê Trung Nghĩa là người gốc ở Phong Thạnh,
chuyển xảy ra tại quê quán nên ông hiểu rõ và đến địa phương nhiều lần, giúp gia
đình nạn nhân bằng mọi cách, khác hơn trường hợp một vài ký giả khác chỉ tường
thuật đại khái để bán báo.
Báo La Tribune Indochinoise từ ngày 17/8/1928 đến 24/8/1928 đặc biệt dành cho
vụ án này với những bài chiếm trọn cả trang nhứt; những số trước đó cũng đã nhắc
nhở từng chập.
Bài vè Nọc Nạn chúng tôi không sưu tầm được phần sau, nên ghi phần đầu mà
thôi :
Trời Nam thiên hạ thái bình,
Kẻ lo nông nghiệp người gìn bán buôn.
Ngàn năm gió thuận mưa tuôn,
Lúa thì một giạ, giá thì đồng hai.
Nhân dân ai nấy mừng thay,
Rủ đi làm mướn giá rày đặng cao.

Dưới sông, ca—nốt, đò, tàu,
Lộ thì xe chạy, trước thì khách thương
Lục tỉnh có hạt Ba Xuyên,
Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày.
Mậu Thìn vốn thiệt năm nay,
Một ngàn hai tám, tiếng rày nói vang.
Phong Thạnh vốn thiệt tên làng,
Giá Rai là quận, chợ làng kêu chung.
Anh em Mười Chức công khùng,
Bị tranh điền thổ, rùng rùng thác oan.
Hăm lăm tháng chạp rõ ràng,
Lúc bảy giờ sáng xe quan đến liền.
Chợ đông đương nhóm tự nhiên,
Thấy cò lính lại, người liền đến coi.
Thuốc đạn, súng ống hẳn hoi,
Hai cò bảo lính : “Đòi làng đến đây.
Có trát biện lý bằng nay,
Sai ta xuống rày, đong lúa đương tranh !
Thị Trân là vợ huyện Lành,
Lãnh án đành rành mướn bọn ta đi.
Biện Toại nhà ở chốn ni ?
Làng phải dẫn lộ ta đi đến liền”.
Hai cò bước xuống đò nghiêng,
Bảo làng với lính đi liên một đò.
Phong Thạnh hương quản tên Cho,
Ngồi trước mũi đò, bàn luận gần xa :
“Xuống đây, ắt bọn nó ra,
Dữ lành chưa biết việc mà làm sao ?”
Nước ròng đò xuống đi mau,
Tám giờ đã tới lao xao lên liền.

Cò bảo lính đứng liên liên,
Còn làng phải đứng ra riêng một hàng.
Trong nhà Mười Chức luận bàn,
Than cùng từ mẫu hai hàng lâm ly :
“Dầu con thác xuống âm ti
Về những bài báo do Lê Trung Nghĩa viết, chúng tôi sử dụng với sự dè dặt. Bấy
giờ có những sự thật mà ký giả biết rõ nhưng không thể viết ra được, vì là cuộc
vận động công khai trên báo chí để cứu nạn nhân.
Lời khai trước tòa án của những nhân chứng hoặc của người trong cuộc phải được
hiểu qua khía cạnh riêng : lắm khi, họ phủ nhận sự thật vì sự thật ấy bất lợi cho họ
trước tòa, hoặc họ biết nhưng lại khai rằng không biết, chưa kể đến những người
làm chứng bị mua chuộc bằng tiền bạc.
Trước năm 1900, một nông phu đến khai phá rừng ở rạch Nọc Nạn trên diện tích
non 73 mẫu tây. Năm 1908, ông này chết để lại cho con là hương chánh Luông.
Đất thì rộng, sức người và vốn liếng có hạn, năm 1910, anh em hương chánh
Luông bắt đầu làm việc tích cực hơn. Đất khai phá phải trải qua hai ba năm đầu
không có huê lợi vì cây cỏ còn nhiều, nào gốc cây, nào đất trủng quá thấp, nạn
chuột bọ, heo rừng. Lúc bắt đầu khai phá thì vùng này hoang vu, thưa thớt dân cư,
chẳng thấy ai đến tranh giành cả. Tỉnh Bạc Liêu hẻo lánh, việc đo đạc ruộng đất để
lập bộ rất chậm trễ so với các tỉnh miền trên.

×