Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau xa xôi và phức tạp 1 pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.93 KB, 6 trang )

Lịch sử Khai hoang Vùng Bạc Liêu, Cà Mau
xa xôi và phức tạp
1
Cà Mau là đất có dân từ thời Mạc Cửu, qua đời Gia Long thì những giồng cao ráo
ở ven sông Ông Đóc, sông Gành Hào, sông Bãi Háp và vài phụ lưu đã thành xóm.
Lúc tẩu quốc, Gia Long nhờ dân ở Cà Mau giúp nhiều về tài lực, nhân lực ; vài
người nổi danh, như Dương Công Trừng. Mũi Cà Mau là vùng rừng đước, rừng
vẹt, còn lại là rừng tràm. Phía Nam Hải, nhiều nơi có bãi cát đen. Phần ở chót mũi
Cà Mau gần như nước mặn tư niên, trừ khi mưa già. Dân sống được là nhờ nước
ngọt từ Hòn Khoai chở vào bờ.
Từ xưa, Cà Mau là nơi người Hoa kiều sống rải rác với người Miên. Nhằm mùa
đánh cá, ngư phủ ở Gò Công đến ven biển, cất chòi ở tạm rồi trở về xứ. Đợt Huê
kiều vào lập nghiệp khiến cho Bạc Liêu, Cà Mau trở thành khá phồn thịnh là đợt
cuối thế kỷ 19, khi người Pháp đến. Họ đi bằng tàu buồm vào Cà Mau, khỏi ghé
qua Sài Gòn. Lại còn một số người từ Sài Gòn, Chợ Lớn đến lập nghiệp.
Nghề làm ruộng muối do người Hoa kiều nắm trọn. Vào thời Gia Long, nghề dệt
chiếu thành hình với kỹ thuật cao, cùng là nghề khai thác sáp ong, mật ong và sân
chim. Người Pháp nhận xét lệch lạc về vùng Cà Mau, Bạc Liêu vì họ so sánh với
các tỉnh miền Tiền giang. Dân địa phương đã khéo léo nhắm vào nhu cầu thị
trường, làm ruộng vừa phải, dư quá nhiều cũng không ích lợi gì. Họ làm thêm rẫy
khoai lang, nhứt là nghề đánh lưới và đóng đáy để thu huê lợi to hơn : tôm khô, cá
khô.
Các viên tham biện đầu tiên đến Cà Mau, Bạc Liêu ghi lại khung cảnh hoang vắng
thưa thớt, họ quên rằng lúc ấy hễ nghe tiếng máy tàu là ai nấy chạy trốn. Nhà cửa
thường cất khuất lấp ở ngọn rạch, nơi đất cao. Vàm rạch là bãi bùn đầy cây cỏ.
Chạy tàu ngoài sông cái, nơi nước sâu thì khó bề nắm được tình hình. Lại còn sự
kê khai sai lạc về đất ruộng và dân số của hương chức làng. Người Huê kiều thì tỏ
ra ương ngạnh, không muốn nơi mà họ đã nắm ưu thế lại bị xáo trộn.
Về mặt hành chánh, thực dân lúng túng không biết nên tổ chức thế nào cho hợp lý.
Thoạt tiên sau khi chiếm ba tỉnh miền Tây, vùng mũi Cà Mau nhập vào hạt Rạch
Giá với tỉnh lỵ là chợ Rạch Giá. Vùng Bạc Liêu thì nhập qua hạt Sóc Trăng.


Vào tháng 6/1871, vùng mũi Cà Mau nhập qua tỉnh Sóc Trăng, tách khỏi Rạch
Giá. Nhưng 6 tháng sau, hoàn lại tỉnh Rạch Giá như cũ. Đến ngày 18/12/1882,
chánh phủ mới dứt khoát lập ra một tỉnh mới : lấy một phần vùng Bạc Liêu thuộc
hạt Sóc Trăng và vùng Cà Mau thuộc hạt Rạch Giá nhập lại đặt ra tỉnh Bạc Liêu.
Đây là hạt thứ 21 của Nam kỳ thuộc địa.
Nên phân biệt rõ về trường hợp tỉnh Bạc Liêu, tuy gom vào chung một đơn vị
hành chánh nhưng gồm hai phần đất khác nhau về địa chất và về mức khẩn hoang
— Vùng Bạc Liêu, theo địa danh thời Tự Đức, ăn từ rạc Bạc Liêu trở về phía đông
tiếp giáp qua Sóc Trăng. Mãi đến những năm 1930, người lớn tuổi trong giới bình
dân còn gọi vùng này của Bạc Liêu là hạt Ba Xuyên (bài vè Nọc Nạn : Lục tỉnh có
hạt Ba Xuyên, Bạc Liêu chữ đặt, bình yên dân rày). Gọi như thế vì vùng này thời
Tự Đức nằm trong địa phận phủ Ba Xuyên rồi tách ra lập thành huyện Phong
Thạnh do phủ trực tiếp kiếm nhiếp. Khu vực này thoạt tiên được người Pháp cho
nhập vào tỉnh Sóc Trăng, gồm phần lớn là đất giồng tốt, cao ráo, nhà cửa sung túc
với ruộng gò, rẫy, vườn nhãn, ruộng muối. Vùng Bạc Liêu này là đất khai thác từ
xưa.
— Vùng mũi Cà Mau, tức là huyện Long Xuyên thời Tự Đức với rừng đước, rừng
tràm, phần lớn là đất thấp giống như khung cảnh phía nam vùng Rạch Giá. Vùng
Cà Mau này đáng nói hơn, vì là đất mới.
Điểm khó khăn cho vùng Cà Mau về mặt hành chánh là sự liên lạc với tỉnh lỵ.
Tham biện Rạch Giá cho biết là phải dùng đường biển dọc theo vịnh Xiêm La.
Nhập Cà Mau qua Sóc Trăng thuận lợi hơn, vì Cà Mau đến chợ Sóc Trăng tương
đối gần. Nhưng đó là nhìn trên bản đồ mà suy luận thôi. Tham biện Sóc Trăng đưa
ý kiến vào tháng 12/1869 rằng từ Cà Mau qua tỉnh lỵ Sóc Trăng đường liên lạc
quá khó khăn vào mùa nắng : nhiều đoạn đường phải dùng trâu mà kéo ghe qua
vùng lầy. Mùa mưa thì từ Cà Mau đến Sóc Trăng đi và về tốn 6 ngày, mùa nắng
thì lại tốn đến 10 ngày.
Thật vậy, trên bản đồ ta thấy nhiều con rạch tuy có thật nhưng lại cong queo và
quá cạn. Mùa mưa thì nước nổi nhưng không đủ sâu để ghe thuyền lui tới dễ dàng.
Muốn di chuyển, từ lâu đời rồi, dân địa phương dùng xuồng nhỏ mà chống bằng

sào hoặc dùng trâu để kéo cộ hay kéo ghe. Qua mỗi mùa mưa, cỏ và bụi lùm ở hai
bên bờ rạch cứ mọc cao hơn trước, che khuất lối đi.
Nhiều vùng đất ở Cà Mau thuộc vào loại khó định nghĩa : có thể nói là một thứ đất
lỏng bỏng hoặc là một thứ nước đặc sệt.
Hai năm sau, tham biện Rạch Giá cho biết : lúc trước vì có quyết định giải tán tỉnh
Rạch Giá (Rạch Giá nhập qua tỉnh Long Xuyên) nên đành cắt vùng Cà Mau nhập
qua Sóc Trăng. Nay đã duy trì tỉnh Rạch Giá thì nên cho Cà Mau trở về Rạch Giá
như cũ để cho số dân Rạch Giá thêm đông đảo hơn :
Rạch Giá và Cà Mau nhập lại, được 100 làng.
Sóc Trăng và Cà Mau nhập lại, được 203 làng.
ý kiến nhập trở lại Rạch Giá được cấp trên nghe theo vì tham biện Rạch Giá là
Benoist là tay có uy tín, tàn ác với dân bổn xứ. Ông ta sợ mất thuế phong ngạn
(sáp và mật), mất thuế bến (đánh vào tào buồm Hải Nam) và đưa ý kiến là đường
liên lạc từ Cà Mau đến Rạch Giá không xa cho lắm !
Sau rốt, tỉnh Bạc Liêu thành hình lấy tên là Bạc Liêu vì ngay chợ của tỉnh lỵ có
con rạch Bạc Liêu (có giả thuyết cho rằng do Poanh Lieu mà ra, tức là nơi có đạo
quân người Lào trú đóng thời xưa).
Lý do chánh để lập tỉnh Bạc Liêu do Thống đốc Nam kỳ nêu ra cho Tổng trưởng
Thuộc địa Pháp là vấn đề an ninh, sự khuấy rối ngấm ngầm của Thiên Địa Hội.
Giám đốc Nội vu trình bày với Hội đồng quản hạt ngày 28/8/1882 : nếu cái đầu
của Thiên Địa Hội ở Chợ Lớn thì thân hình của Thiên Địa Hội ở Bạc Liêu.

×