Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Vua Lê Thái Tổ đã từng khóc một người pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.24 KB, 6 trang )

Vua Lê Thái Tổ đã từng khóc một người

Về Đông Anh dự hội Dục Nội – xã Việt Hùng vào ngày 11 tháng 8 âm lịch
thường nghe câu ca dao cổ: Chín xóm Cổ Loa không bằng ba làng Dục Nội/ Ba
làng Dục Nội không bằng chín hội Cổ Loa.



Câu ca đó gợi cho biết quan hệ giữa kinh đô, Cổ Loa (thời An Dương Vương,
Ngô Vương) với các làng xung quanh. Ở vào vị trí đó, từ xưa, Dục Nội là tiền vệ,
chống trả những đợt xâm lấn của quân giặc.

Theo truyền thuyết dân gian thì nơi đây vốn thờ hai vị Thổ Địa và Thiên Thần.

Thổ Địa là vị thần cai quản đất đai được thờ phụng từ sớm, cùng với sự định cư
của dân làng. Họ đã dựng ngôi miếu đầu làng để thờ Thổ Địa và tôn ngài là Đống
Lan Thần tướng.

Vị thần thứ hai là Thiên Cương Thần tướng, ngài có công đánh giặc Ân. Thần
tích chép rằng Thiên Cương đã theo lệnh cha về giúp Vua Hùng thứ VI đánh giặc,
tiêu diệt được tướng giặc là A Lỗ Châu. Khi giặc Ân sang xâm lấn, chưa tìm được
tướng tài, Thiên Cương đã mộ quân kháng cự, khi có Phù Đổng Thiên vương xuất
quân, Thiên Cương đem quân theo, lập nhiều công trạng. Đánh tan giặc Ân, Phù
Đổng Thiên vương phi ngựa lên núi Sóc Sơn rồi bay về trời, Thiên Cương được
vua Hùng phong là Thiên Cương Đại vương và phối thờ tại Dục Nội.

Đến thế kỷ XV, vào cuối triều Trần ở trang Bình Lâm, huyện An Phú, phủ Từ
Sơn, trấn Kinh Bắc (nay là xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội) có gia đình
ông bà Ngô Hiển và Dương Thị Oanh làm nghề bán dầu. Hai ông bà ăn ở phúc
hậu, đối xử tốt với mọi người, chỉ mong sao có người con nối dõi. Một đêm, ông
Ngô Hiển mơ thấy thần nhân mách bảo: “Lòng thành của ngươi đã thấu tới trời, sẽ


có quý nhân đầu thai để giúp nước sau này”. Từ đó bà Dương thị có mang, đến
này 10 tháng 8 năm Giáp Tý (1884) sinh được một con trai, ông bà yêu quý vô
cùng, sớm hôm chăm sóc. Khi lớn tìm thầy dạy học.

Năm 15 tuổi, người con trai ấy mang tên Ngô Đễ, đã tinh thông các môn võ
nghệ, lại thuộc làu binh thư, đáng là vị tướng tài. Hiềm vì lúc đó Hồ Quý Ly vừa
tiếm ngôi nhà Trần nên ông bà chưa cho con xuất hiện. Năm Ngô Đễ 20 tuổi, cha
mẹ lần lượt qua đời. Sau khi an táng cha mẹ, cư tang đầy đủ, lúc này nhà Minh đã
sai Trương Phụ đem quân sang đánh Đại Việt, lấy cớ là diệt nhà Hồ để phù dựng
con cháu nhà Trần, thực tế là âm mưu cai trị nước ta. Trương Phụ đã đánh bại cha
con nhà Hồ Quý Ly, bình định các cuộc khởi nghĩa của Giản Định đế và Trùng
Quang đế đều là con cháu nhà Trần. Dưới ách đô hộ của nhà Minh, dân ta chịu
nhiều áp bức, cụ Nguyễn Trãi khi viết: “Bình Ngô đại cáo” đã kể tội chúng:

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn!

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ!

Trước sự khổ cực của nhân dân, Ngô Đễ ngày đêm tìm cách chống lại quân xâm
lược, nhưng biết tìm minh chủ ở đâu? Ông đã đến các đền thiêng để xin thánh thần
chỉ bảo. Một đêm, Ngô Đễ đến miếu thờ hai vị Thổ Thần và Thiên Thần ở thôn
Dục Nội để xem chỉ dẫn. Canh tư đêm ấy, ông mơ thấy hai vị thần hiện đến nói
cho biết: “Nay ở Lam Sơn, Chí Linh, Thanh Hoá có người nghĩa sĩ Lê Lợi đã dựng
cờ khởi nghĩa, ngươi hãy tìm đến giúp sức, việc gấp lắm rồi!”

Sáng hôm sau, Ngô Đễ về quê bái tạ từ đường, bái tạ mộ phần cha mẹ rồi tìm
đường vào Chí Linh. Lúc này ở đây sau mấy trận giáp chiến với quân Minh, nghĩa
quân đang bị giặc vây ép. Chúng đã đánh vào hậu cứ nghĩa quân, bắt cả vợ con Lê
Lợi cùng gia đình các tướng sĩ, nên lòng quân đang nản. Được Ngô Đễ ra mắt,
Thủ lĩnh Lê Lợi mừng lắm, phong ông là Tiền Đương Vũ Đại tướng, giao cho

binh sĩ để cùng chiến đấu. Từ đó hơn 10 năm nằm gai nếm mật, Ngô Đễ đã cùng
các tướng lĩnh khác lần lượt đánh tan quân Minh. Đặc biệt là chiến dịch Chi Lăng
chặn đánh viện binh nhà Minh do Liễu Thăng chỉ huy. Nghĩa quân đã chém đầu
được Liễu Thăng, khiến cho Mộc Thạnh mới tiến đến ải Lê Hoa phải lui binh.
Vương Thông trong thành Đông Quan (tức Thăng Long) cô thế phải xin lập đàn
thề cầu hoà để được rút quân về nước.

Năm 1428, Lê Lợi lên ngôi vua, định ra các hạch công gồm hạng nhất 52 người,
hạng nhì 71 người, hạng ba 94 người đều ban cho quốc tính. Tướng quân Ngô Đễ
được phong làm quan giữ 12 cửa biển, ân hưởng thực ấp ở Đông Ngàn. Tại buổi
bình công, Tướng quân tâu thực với nhà vua về việc hai vị thần Thiên Cương và
Đống Lang ở Dục Nội đã âm phù chỉ bảo mình đến với nghĩa quân, nhà vua khen
là người có tín nghĩa, đều gia phong hai vị Thiên Cương Linh ứng Đại vương,
Đống Lang Linh ứng Đại vương thờ tại Dục Nội.

Thời gian sau, ông Ngô Đễ đem quân về Đông Ngàn, tu sửa hành doanh tại Dục
Nội, trong buổi tiệc vui mừng công với bô lão trong trang, ông đã hoá thần. Tin dữ
bay về Thăng Long, vua Lê Thái Tổ (tức Lê Lợi) rất thương xót. Nhà vua tự tay
viết câu đối viếng:

Cái thế anh hùng kim cổ thiếu

Tại nhân công đức địa thiên đường

Tạm dịch:

Anh hùng che cả thế gian xưa nay hiếm

Công đức để lại còn mãi với đất trời


Trong thần phả ở đình thông Đoài - Dục Nội còn chép một bài văn tế, tương
truyền là của Lê Thái Tổ. Toàn văn như sau:

“Núi Lam Sơn có thể mài dao

Sông Lạc thuỷ có thể rửa giáp

Sông núi còn mãi, nay ông đã đi đâu?

Người xưa thường nghe tiếng trống tiếng chiêng

Chạnh nhớ tới tướng soái ngoài biên ải

Lòng ta thật xót xa thay!

Ông một thân mưu lược vạn binh pháp trong lòng

Hơn mười năm lặn lội tuyết sương

Lẫm liệt oai phong không ngại mũi tên hòn đạn

Trăm trận đẩy núi chặn sóng trào

Công lớn rõ ràng đáng ghi vào điển lễ

Ngàn vàng ân trạch chưa đền

Vạn dặm ruổi rong cùng góp sức

Là chỗ dựa mạnh mẽ của nhà Đường


Chót vót đồn xa trăm trượng

Bỗng bão Hán tưởng như ngọn đèn lụi.

Sợi liễu mảnh mai ngoài hiên còn thổn thức

Ngọn mâu quân lệnh cũ còn nghe

Ta đang nhớ đến thuở lận đận có nhau

Sao ông nỡ phụ tình thâm hẹn ước”

(Theo bản dịch của TS. Đỗ Thị Hảo)

Trong “Đại Việt sử ký toàn thư” và các tài liệu tham khảo, chưa tìm được bài
văn tế nào do Lê Lợi viết để viếng các tướng lĩnh đã cùng nhà vua “mười năm lặn
lội tuyết sương” mà chỉ thấy ghi chép về việc Lê Lợi phế bỏ các tướng lĩnh. Đọc
bài văn tế này, có thể thấy một nét trân trọng của Lê Lợi đối với vị tướng lĩnh đã
từ Thăng Long vào Lam Sơn với ông.

Để tưởng nhớ người có công với dân với nước, thôn Dục Nội đã thờ Ngô Đễ
làm Đệ tam Thành hoàng bản thổ. Hàng năm, vào ngày hội có tổ chức rước kiệu
của ba vị. Đoàn rước diễn tả nghi lễ “Giao quan lộn kiệu” rất hoành tráng, sinh
động. Nghi thức này đang được nhân dân tập luyện để khi có điều kiện sẽ tổ chức
lễ hội đúng như xưa.

×