Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Những tư liệu mới phát hiện về Mai Hắc Đế pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151 KB, 7 trang )

Những tư liệu mới phát hiện về Mai Hắc Đế

Lê Anh


Sử liệu về cuộc khởi nghĩa Nhâm Tuất (722) của nhân dân ta chống lại ách đô
hộ nhà Đường, cũng như thân thế và sự nghiệp lãnh tụ cuộc khởi nghĩa Mai Thúc
Loan không có bao nhiêu. Với nhiều em học sinh phổ thông, cuộc khởi nghĩa Mai
Thúc Loan dường như chỉ là tự phát, nguyên nhân do lệ cống vải cho Đường triều
quá cực khổ; và dù khởi nghĩa không đem lại độc lập lâu dài cho dân tộc, nhưng
cũng đã buộc nhà Đường bãi bỏ cái "lệ cống vải" quá hà khắc kia (?!).

Trước cái vốn chính sử để lại hết sức khiêm tốn, tác giả Đinh Văn Hiến có lẽ rất
thận trọng khi đặt tên cho cuốn sách về người anh hùng Mai Thúc Loan là "Mai
Hắc Đế - Truyền thuyết và lịch sử" (Nhà xuất bản Nghệ An - 1997). Chất tư liệu
trong cuốn sách này, theo chúng tôi, như đánh giá của Giáo sư sử học Phan Đại
Doãn là chính xác: "Tập sách của anh Đinh Văn Hiến là một bộ sưu tập công phu
các sử liệu xưa, các truyền thuyết dân gian, thần tích các địa phương (Nghệ An,
Hà Nội, Hải Phòng) mô tả các di tích thành lũy, các câu đối ở đền đình ", "Xin
quý vị độc giả xem đây là những câu chuyện lịch sử (và có một số truyền thuyết
được lịch sử hóa) phản ánh một vòng hào quang đẹp đẽ, lâu bền của khởi nghĩa
Mai Thúc Loan còn đến ngày nay mà chúng ta có nhiệm vụ phát huy mọi giá trị
văn hóa tinh thần của nó." (Lời giới thiệu sách).

Tuy nhiên, theo chúng tôi, đóng góp của tác giả về mặt tư liệu đến đâu là điều
rất cần bàn đến. Bởi khi sử liệu không có nhiều, thì mỗi phát hiện làm rõ đều rất
quan trọng để giúp chúng ta có cái nhìn chính xác hơn về một sự kiện trọng đại
trong lịch sử dân tộc.

Tác giả cuốn sách đã cố gắng chứng minh: khởi nghĩa Nhâm Tuất hoàn toàn
không phải là cuộc khởi nghĩa tự phát, mà trái lại được chuẩn bị hết sức chu đáo


một thời gian dài. Điều này thể hiện ở việc thủ lĩnh cuộc khởi nghĩa đã chủ động
tham gia đoàn dân phu gánh vải cống từ Hoan Châu, xuyên dọc theo đất nước
trong đó có thành Tống Bình (Hà Nội ngày nay), sang tận Kinh đô Tràng An nhà
Đường. Chính qua (những ?) chuyến "xuất dương" đó, người thanh niên yêu nước
Mai Thúc Loan có cơ hội tìm hiểu tình hình, xây dựng thế trận và lực lượng, sắp
đặt chiến lược cho cuộc chiến tranh giải phóng sau này. Nhờ có mặt tại kinh đô
nhà Đường, Mai tiếp xúc và đặt những mối quan hệ ngoại giao đầu tiên với các
nước lân bang với ta. Đó là cơ sở cho liên minh quốc tế sau này khi khởi nghĩa nổ
ra.

Cũng nằm trong chiến lược đó- ngoài bà vợ cả ở Hoan Châu, Mai có một bà vợ
ở Đường Lâm (Sơn Tây ngày nay, một địa thế hiểm yếu gần thành Tống Bình).
Mai không phải là một quý tộc phong kiến, việc ông có vợ hai nơi xa nhau như
vậy rõ ràng là "không bình thường", vì thời ấy giao thông giữa các vùng còn rất
khó khăn.

Chọn thời điểm và địa phương để phát động khởi nghĩa cũng thể hiện sự chuẩn
bị chu đáo và thiên tài quân sự của Mai. Tệ cống tiến vải cực khổ khiến lòng dân
cả nước oán giận, đặc biệt chính nhân dân Hoan Châu chịu nhiều cực khổ nhất vì
giống vải tiến thuộc dãy núi Đại Huệ của châu này! Và Hoan Châu ngày đó (nam
Nghệ An và Hà Tĩnh, tới tận Đèo Ngang ngày nay) chính là miền biên viễn cực
Nam của Tổ quốc. Để chống giặc phương Bắc thì đây là căn cứ địa, là bàn đạp tấn
công giành toàn thắng rất lợi hại.

Nhờ có sự chuẩn bị công phu hơn 20 năm trời của vị thủ lĩnh, cuộc khởi nghĩa
khi nổ ra đã nhanh chóng giành được những thắng lợi liên tiếp. Sau khi giải phóng
các châu Hoan, Diễn, Ái (Thanh Nghệ Tĩnh ngày nay), Mai lên ngôi vua hiệu là
Mai Hắc Đế, lập kinh đô Vạn An (Nam Đàn ngày nay), rồi kết hợp cùng đội quân
quốc tế của các nước lân bang và đội quân ứng nghĩa của châu Đường Lâm, giải
phóng thành Tống Bình và toàn bộ đất nước.


Tác giả Đinh Văn Hiến cũng đưa ra những tư liệu quý giá về quê hương và thân
thế của Mai Thúc Loan. Chúng ta từng biết, Mai sinh ra thiếu bố, lại sớm mồ côi
mẹ, từ nhỏ cuộc sống đã bần hàn vất vả (phải chăng vì lý do này mà chính sử
phong kiến đã chép rất ít về người anh hùng kiệt xuất ?). Thực ra tuy Mai sinh ở
thôn Ngọc Trừng huyện Sa Nam (Nam Đàn, Nghệ An), nhưng quê ông chính ở
thôn Mai Phụ, huyện Thiên Lộc (Thạch Hà, Hà Tĩnh- nay ở thôn này vẫn còn nhà
thờ họ Mai rất đẹp). Vì hoàn cảnh éo le riêng, thân mẫu của Mai đã phải rời quê,
vượt dẫy Thiên Nhẫn khi bụng mang dạ chửa, sang lập nghiệp nương nhờ vùng
quê mới Nam Đàn và sinh con ở đây. Giờ đây, theo quan điểm tôn trọng sự thật
lịch sử và cách nhìn mới, chúng ta nên và cần khẳng định những tư liệu này. Hà
Tĩnh, một địa phương nổi tiếng khắp nước bởi truyền thống hiếu học, truyền thống
vượt khó, truyền thống yêu nước, có thể tự hào là nơi phát tích một vị vua, một vị
anh hùng dân tộc muôn đời được nhân dân tôn vinh. (Chúng tôi được biết, Sở Văn
hóa - Thông tin Hà Tĩnh đã tham gia tài trợ in cuốn sách "Mai Hắc Đế và ", và
mới đây một đường phố đẹp của Hà Tĩnh đã được vinh dự mang tên "phố Mai Hắc
Đế").

Tư liệu về bà vợ người Đường Lâm và các hoàng tử con của Mai Hắc Đế cũng
là những tư liệu quý và mới được tác giả phát hiện. Những tư liệu này cho thấy,
khi nhà Đường cử Dương Tư Húc đem đại binh sang tái chiếm nước ta (vua Mai
lúc này lâm trọng bệnh, cố thủ ở khinh đô Sa Nam) thì vợ và các con của Ngài đã
anh dũng chỉ huy các cánh quân kháng chiến và lần lượt hy sinh tại các địa
phương Hải Phòng và Hà Nội ngày nay. Những tư liệu này được tác giả mô tả kỹ
lưỡng qua các cụm di tích đền miếu (Hải Phòng, Hà Nội, Nghệ An); qua các lễ hội
, phong tục thờ cúng của nhân dân các nơi đó, và các thần phả còn lưu giữ được.

Cuộc khởi nghĩa Nhâm Tuất (772) do Mai Thúc Loan lãnh đạo là lần thứ tư
nhân dân ta nổi dậy lật đổ ách Bắc thuộc, tính từ cuộc khởi nghĩa của Hai Bà
Trưng (240), Bà Triệu (248), Lý Nam Đế (544). So với các cuộc khởi nghĩa trước,

Mai Thúc Loan có những khó khăn hơn. Nhà Đường khi đó đang là một đế quốc
hùng mạnh, thịnh vượng. Bản thân Mai lại không phải là lạc hầu, lạc tướng (Hai
Bà Trưng) hay các phú hào có tiềm lực vật chất và uy tín chính trị (Bà Triệu, Lý
Bý). Người anh hùng đất Hoan Châu đã dựa vào chính các truyền thống quý báu
của mảnh đất quê hương nghèo khó mà anh dũng để viết nên một trang sử chói lọi
trong lịch sử dân tộc. Và quyển sách của tác giả Đinh Văn Hiến là một việc làm
thiết thực góp phần xoá bớt lớp bụi thời gian che phủ lên trang sử đẹp đẽ đó.

Trả Lời Với Trích Dẫn Trả Lời Với Trích Dẫn
Like
27-08-2007 04:48 PM #5
Adonis
Adonis is online now
ღ ♥☼BacBaPhi's Family Man ღ☼♥ Adonis's Avatar

Tham gia ngày
Jul 2004
Vị trí
BacBaPhi"s Everlasting Love
Bài gởi
17,736
Say 'Thank You!' for this post. :
0 For This Post
37 tổng số
Cảm Ơn
661
Được Cảm Ơn 315 lần trong 173 Bài Viết

Lightbulb Những tư liệu mới về Mai Hắc Đế


Có khá nhiều chi tiết về cuộc khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (năm 772) đã bị
lớp bụi thời gian che phủ. Từ những truyền thuyết và tư liệu lịch sử mới phát hiện,
cuốn Mai Hắc Đế, truyền thuyết và lịch sử của Đinh Văn Hiến đã làm sáng tỏ
nhiều điều về Mai Hắc Đế cùng cuộc khởi nghĩa của ông, như tài quân sự của Mai
Hắc Đế; sự chuẩn bị công phu, lâu dài trên quy mô cả nước của cuộc khởi nghĩa;
về mối liên quan giữa cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng với Mai Hắc Đế.

1 - Cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan được chuẩn bị công phu và lâu dài trên cả
nước.

Qua phát hiện của tác giả từ hai bản thần phả của một ngôi đền ở Hà Nội và một
ngôi đền ở Hải Phòng, ta biết Mai Thúc Loan có vợ là Phạm Thị Uyển ở châu
Đường Lâm (thị xã Sơn Tây ngày nay), một địa điểm xa quê hương đến mươi
ngày đường, nhưng lại cạnh nách bộ máy cai trị đầu não chế độ đô hộ (đặt tại
Tống Bình - Hà Nội ngày nay). Rồi khi con là Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn đủ
tuổi, ông lại cho cả hai về làm dâu, làm rể ở Điều Yên (An Hải, Hải Phòng). Tiếp
đến, khi khởi nghĩa nổ ở Hoan Châu, thì dưới sự lãnh đạo của quan lang đạo châu
Đường Lâm và là ông ngoại bà Phạm; cũng như của hai chị em Kỳ, Sơn, nhân dân
cả hai nơi đều phất cờ hưởng ứng. Theo tác giả, điều đó là các chứng lý khẳng
định rằng: ít ra đã hơn hai chục năm trước khi châm ngòi khởi nghĩa, Mai Thúc
Loan đã nghĩ tới và thực hiện kế hoạch xây dựng ở Đường Lâm và Điều Yên hai
căn cứ chuẩn bị cho khởi nghĩa!

Lâu nay, do sự kiện xảy ra từ 13 thế kỷ trước, chính sử Việt Nam lúc đó chưa
có, chỉ dựa vào Đường thư, lớp bụi thời gian che phủ lại quá dày, khi nói về cuộc
khởi nghĩa này ta chỉ biết những gì xảy ra từ một chuyến đi cống vải Hoan Châu
cho nhà Đường (năm 722) và do đó có sự ngộ nhận đây là cuộc khởi nghĩa Mai
Thúc Loan.

2 - Về mặt quân sự, Mai Thúc Loan xứng đáng xếp vào hàng các thiên tài của

đất nước.

Mai Thúc Loan vốn chỉ là một cậu bé sớm sống côi cút, tứ cố vô thân, quanh
năm làm thuê cuốc mướn, không một ngày đến lớp; chỉ nhờ vào quyết tâm tự rèn
luyện, tự học mà có sức và giỏi vật, võ hơn người; mà am tường chữ nghĩa, biết
rộng, hiểu sâu hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, mà thù giặc, thương dân, ủ ấp hoài
bão cứu nước nhà, nòi giống. Đã vậy, lại sống vào buổi giao lưu khó khăn hồi ấy,
thế mà ông lại trường kỳ mai phục, chuẩn bị hơn 20 năm, khảo sát kỹ tình hình,
xây dựng căn cứ dựa vào nhau trên 3 địa bàn chiến lược (trong đó địa bàn Đông
Bắc là nơi mà 200 năm, rồi 600 năm sau, lần lượt Ngô Quyền, Trần Quốc Tuấn
cũng lại chọn làm căn cứ quân sự và nhờ đó lập nên hai chiến công Bạch Đằng
lịch sử). Mai Thúc Loan đã vận động Kim Lân, Chân Lạp (Malaysia và
Cambodia) cùng vài nước nữa chi viện hơn 20 vạn quân, mở cuộc tổng tiến công
quét sạch 20 vạn quan lính đô hộ nhà Đường ra khỏi nước. Việc thành, vua Mai lại
tài tình mời số quân chi viện này quay lui. Tác giả cho rằng tới ngần ấy việc, Mai
Thúc Loan xứng đáng được xếp vào hàng các bậc thiên tài xưa nay của đất nước-ít
ra thì cũng là vẻ mặt quân sự, ngoại giao vậy.

3 - Khởi nghĩa Phùng Hưng là một phần khó tách rời của cuộc khởi nghĩa Mai
Thúc Loan.

Tìm ra mối tương quan cậu cháu ruột giữa Mai phu nhân và Phùng Hưng, liên
hệ với việc sau khi vua Mai thất bại, trên căn cứ Đường Lâm lại nổ ra cuộc khởi
nghĩa Phùng Hưng, lại liên hệ việc nhân dân Nghệ An đã lập đền thờ Phùng Hưng,
tác giả Đinh Văn Hiến đã coi cuộc khởi nghĩa Phùng Hưng là đoạn cuối của khởi
nghĩa Mai Thúc Loan và điều đó chứng tỏ ảnh hưởng cuộc khởi nghĩa này đã kéo
dài đến gần hết cả thế kỷ thứ 8.

4 - Gia đình Mai Thúc Loan là một gia đình anh hùng


Trước đây ta chỉ biết có hai nhân vật anh hùng trong gia đình vua Mai: Mai
Thúc Loan chết vì bệnh trong khi vẫn đang chỉ huy cuộc kháng chiến; con út là
Mai Thúc Huy kế vị, đã hy sinh trong chiến đấu chống Dương Tư Húc. Nay cuốn
sách cho biết thêm: Trên mặt trận phòng ngự Tống Bình chống cuộc tái xâm lăng
của nhà Đường, Hoàng tử cả và Mai Hoàng hậu đã anh dũng hy sinh trên mặt trận
Duyên Hải Đông Bắc, Mai Thị Cầu và Mai Kỳ Sơn cũng đánh đổi mạng mình
nhằm cứu một số lớn nhân dân bị giặc bắt làm con tin để chiêu hàng hai vị. Như
vậy là cả gia đình vua Mai đã " vì nước quên thân" .

Kết thúc bài viết, xin mượn lời giáo sư sử học Phan Đại Doãn trong bài giới
thiệu đầu cuốn sách. " Đó là những câu chuyện lịch sử (và một số truyền thuyết
được lịch sử hóa) phản ánh một vòng hào quang đẹp đẽ, lâu bền của cuộc khởi
nghĩa Mai Thúc Loan còn đến ngày nay, mà chúng ta có nhiệm vụ phát huy mọi
giá trị văn hóa, tinh thần của nó "

×