Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Anh hùng Phạm Tuân - Mang cờ Tổ quốc bay vào vũ trụ doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.82 KB, 7 trang )

Anh hùng Phạm Tuân - Mang cờ Tổ quốc bay vào vũ trụ

Đúng 1 giờ 33 ngày 23/7/1980 (giờ Hà Nội) tại sân bay vũ trụ Bai-cô-nua (Liên
Xô), tàu vũ trụ Liên hợp 37 do Gorơbatco và Phạm Tuân điều khiển đã phóng lên
vũ trụ. Chẳng thể nào diễn tả thành lời cảm xúc khi con tàu rời mặt đất và tiến vào
khoảng không gian mênh mông vô tận. Anh bay như trong giấc mơ của cậu bé
làng Quốc Tuấn ngày nào. Lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi tin rằng trong
tương lai, sẽ có đại diện của thanh niên Việt Nam bay vào vũ trụ” ngày nào đã
thành hiện thực.
Người Việt Nam trên trạm vũ trụ "Sa lút -6"
Bay vào vũ trụ, bay vào một thế giới khác, tất cả đều trở nên mới mẻ và điều
đầu tiên cảm nhận là tình trạng không trọng lượng. Ngay cả việc tưởng như nhỏ
nhất là ấn vào những nút cần thiết vào thời gian cần thiết cũng trở nên không hề
đơn giản. Vì tất cả những gì được học ở Trái đất suy cho cùng vẫn chỉ là lý thuyết,
còn lên tàu vũ trụ mới thực sự thực hành và không được quyền mắc sai lầm.
Từ lúc cất cánh bay vào quỹ đạo đến thời điểm tiến lại gần trạm vũ trụ, ở giai
đoạn này thời gian trôi đi không đều. Thoạt đầu, nhịp độ như thể từ từ. Sau khi
vào quỹ đạo, trong suốt thời gian bay ba vòng thứ nhất, Phạm Tuân và Vichto
Gorơbatco kiểm tra cặn kẽ tình hình và khả năng hoạt động của hệ thống máy
móc, các cụm thiết bị trên tàu, độ kín trong các khoang của con tàu.
Được phép của mặt đất, họ đã cởi bỏ các bộ đồ bay vũ trụ. Ngay sau đó lực ép
tăng lên ghê gớm. Vòng quay thứ tư và thứ năm, con tàu “Xai úz 37” chuyển lên
quỹ đạo cao hơn. Con tàu như bám vào “gáy” trạm vũ trụ và bắt đầu rượt đuổi đến
gần nó. Ở vòng bay thứ 16 và 17 vị chỉ huy con tàu lại thực hiện thêm một lần cơ
động, tiếp cận “Salút 6” ở khoảng cách cho phép khởi động các thiết bị tự động
ghép nối.
Vào khoảnh khắc ấy, tất cả mọi người, từ đội bay trong tàu vũ trụ, đội bay trên
trạm “Salút- 6”, tập thể các cán bộ chuyên môn hết sức đông đảo của Trung tâm
điều khiển chuyến bay đều hoạt động như một thể thống nhất. Vì vậy, quá trình
ghép nối con tàu với trạm vũ trụ- công đoạn quan trọng nhất của chuyến bay, đã
diễn ra mà không hề gặp bất cứ trục trặc nào.


Phạm Tuân đặt chân lên trạm “Salút -6” với niềm xúc động khó tả. Một kỷ lục
lập tức được xác lập: Người Việt Nam đầu tiên, người châu Á đầu tiên đã đặt chân
lên vũ trụ.
Người Việt Nam ấy mang lên vũ trụ cuốn Tuyên ngôn độc lập và Di chúc của
Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng lá cờ đỏ sao vàng!
Trên trạm vũ trụ, đội “Têrếch” của Phạm Tuân và Vichto Gorơbatco đã được
đón tiếp nồng hậu với nghi lễ dâng tặng bánh mì cùng muối được chuẩn bị bởi các
thành viên trong đội bay chính gồm Lêonit Pôpốp và Valeri Riumin.
Nhưng có rất ít thời gian dành cho việc biểu lộ tình cảm, bởi tiếp theo là những
báo cáo gửi về mặt đất. Bắt đầu thực hiện những cuộc thí nghiệm đầu tiên không
thể trì hoãn. Mãi đến 4 giờ sáng, theo giờ Mátxcơva, họ mới sắp xếp xong chỗ
ngủ.

Ông Valeri Riumin kiếm chỗ nằm cho mình trên tràn của trạm vũ trụ vì với vóc
người của mình, ông chỉ có thể nằm ở nơi ấy. Phạm Tuân được nằm ngủ ở sườn
phải, còn các ông Vichto Gorơbatco và Lêonít Pôpốp thì được bố trí chỗ ngủ ở
sườn trái của trạm vũ trụ. Vả lại, trên trạm vũ trụ này, trong điều kiện không thể
xác định được các khái niệm “phía dưới”, “phía trên”, “bên sườn” thì chỗ nào
cũng tốt và thuận tiện.
Trong chương trình của chuyến bay, mục tiếp theo là giấc ngủ. Tuy nhiên,
Phạm Tuân và Vichto đã đề nghị Trung tâm chỉ huy phát lên quỹ đạo bản tin
truyền hình về những tin tức Đại hội Olympic. Và họ đã cổ vũ cho các nhân vật
thể thao nổi tiếng đang thi đấu trên sân vận động. Thế rồi, sự mệt mỏi đã đưa họ
vào giấc ngủ. Sau này các ông Lêonít Pôpôp và Valeri Riumin bảo rằng họ đã ngủ
rất say và trông dễ thương lắm, với cảnh vắt chéo tay trên ngực, giống như những
đứa trẻ.
Một tờ báo Trung ương của Liên Xô đã viết như sau: “Thật là niềm vui cho các
bác sỹ, những người chỉ đạo chuyến bay vũ trụ, vì hôm qua các đồng chí Vichto
Gorơbatco và Phạm Tuân đã bị chậm giờ làm việc. Vì mãi đến 9 giờ sáng họ mới
tỉnh dậy. Còn các đồng chí Lêonít Popốp và Veleri Riumin như đã quy định, đúng

8 giờ sáng đã bắt liên lạc với mặt đất. Đồng chí Lêônít Pôpôp nói: “Họ đã ngủ quá
say, không nỡ đánh thức họ, cứ để họ ngủ trong khi chuẩn bị bữa sáng”. “Bữa
sáng có gì vậy?”- Cán bộ điều hành ở dưới Mặt đất hỏi. Đồng chí Pôpốp đáp:
“Thực đơn bây giờ rất đa dạng, chúng tôi được cung cấp rất nhiều thức ăn ngon,
làm cho đôi mắt chúng tôi hoa cả lên”.
Sau khi tỉnh giấc và xem lại thời gian Phạm Tuân và Vichto Gorơbatco vội vã
lau mặt bằng khăn giấy, ăn vội bữa sáng và mở đầu phiên liên lạc với Mặt đất
bằng câu “Xin lỗi các đồng chí”.
Để bù lại những ngày làm việc quá tải vừa qua - ông Vichto Blagốp, phó chỉ
huy chuyến bay đáp lại: “Chúng tôi rất vui mừng thấy rằng đã kết thúc giai đoạn
thích nghi căng thẳng. Hôm nay là ngày khó khăn của các đồng chí. Tôi lưu ý, đến
chiều tối sẽ có hai buổi phát hình dành cho cuộc họp báo. Còn bây giờ chúng ta
bắt tay thực hiện chương trình…”.
Cuộc họp báo vũ trụ - mặt đất
Ngay sau đó, họ bắt tay sửa chữa phím điều khiển của thiết bị “Cristal” có một
linh kiện bị hỏng. Tiếp theo là tiến hành những thí nghiệm khoa học hết sức quan
trọng ở trong vũ trụ. Thế rồi ngày làm việc đầu tiên của đội bay du hành vũ trụ Xô
- Việt trên quỹ đạo đã đi đến hồi kết.
Một đoàn nhà báo đông đảo đang nóng lòng chờ đợi họ. Đó là 110 phóng viên
đến từ các nước xã hội chủ nghĩa đã trực sẵn tại Trung tâm chỉ huy các chuyến bay
vũ trụ, 27 cán bộ thuộc ngành phát thanh truyền hình và báo chí từ Việt Nam đến
Matxcơva để thông tin về chuyến bay Xô - Việt vào vũ trụ. Cuộc đối thoại Vũ trụ -
Mặt đất mà chỉ cách vài thập kỷ trước người lãng mạn nhất cũng không tưởng
tượng nổi, đã kéo dài một giờ rưỡi.


Phạm Tuân và Gorơbatco tập luyện
Một số câu hỏi và câu trả lời trong cuộc họp báo chưa từng có ấy, cho đến bây
giờ Phạm Tuân vẫn nhớ rõ mồn một: “Chương trình nghiên cứu khoa học của các
đồng chí chứa đựng gần 30 cuộc thí nghiệm. Tình hình diễn ra như thế nào?”.

“Ngay sau khi bay vào quỹ đạo, chúng tôi đã bắt tay vào thực hiện những cuộc
thí nghiệm đầu tiên - Phạm Tuân đáp - Tính đến hôm nay chúng tôi đã thực hiện
xong tất cả những gì ghi trong chương trình”.
“Đồng chí có ấn tượng gì về trạm vũ trụ “Salut-6”?”.
“Điều thú vị nhất là cuộc gặp gỡ với các đồng chí Valeri và Leônít”, Vichto
Gorơbatco trả lời: “Chúng tôi lập tức nhận ra rằng trạm vũ trụ này có người ở và ở
đây có những vị chủ nhà rất vui vẻ, niềm nở”.
“Các đồng chí có gặp phải điều gì bất ngờ nào đó không?”
Các ông Lêonit Pôpốp và Valeri Riumin cho biết: “Chúng tôi bay trong vũ trụ
đã lâu rồi, trong thời gian ấy đã có nhiều sự thay đổi. Chúng tôi cất cánh hồi mùa
xuân, còn bây giờ đã là mùa hè. Chúng tôi đã quan sát thấy nhiều hiện tượng hết
sức thú vị trên Mặt đất và trên vũ trụ. Do vậy, bây giờ chúng tôi không ngạc nhiên
về bất kỳ điều gì”.
Trong suốt một giờ rưỡi họp báo, các nhà du hành vũ trụ đã không thể trả lời hết
rất nhiều câu hỏi. Vì những cuộc thí nghiệm khác đang chờ.
Ngắm Việt Nam từ trên quỹ đạo
Lúc ấy, ước nguyện thầm kín nhất của Phạm Tuân là được nhìn thấy Việt Nam
từ trên quỹ đạo. Trong những ngày đầu tổ hợp vũ trụ bay theo quỹ đạo luôn thấy
Mặt trời. Mặt trời không lặn đã chiếu sáng Trái Đất ở phía dưới trạm vũ trụ, với
những tia chiếu xiên. Thế nhưng ngay cả qua ánh sáng không chói sáng ấy Phạm
Tuân đã nhận ra những đặc điểm hình dáng đất nước thân yêu mà anh chỉ được
biết qua những chuyến bay trên máy bay.
Phạm Tuân cùng hai nhà du hành vũ trụ Liên Xô Gorơbatco (phải) và Veleri
Riumin trên tàu vũ trụ.
Tuy nhiên, đáng tiếc là vào thời gian đó có quá nhiều mây mù che khuất. Các
phóng viên của tờ “Đơnhep” đã an ủi Phạm Tuân: “Đồng chí đừng buồn, sẽ còn có
dịp ngắm nhìn thỏa thích. Nếu trời cứ tiếp tục có nhiều mây che khuất, chúng tôi
sẽ giúp. Chúng tôi sẽ chụp ảnh tất cả, sẽ đo đạc các thông số quang phổ, chúng ta
sẽ thực hiện được các quan sát”.
Vichto Gorơbatco, vốn có tính hài hước, trước câu hỏi từ mặt đất. “Nhà du hành

vũ trụ làm nhiệm vụ nghiên cứu của ông làm công việc gì”, ông đã trả lời một mực
rằng nhà du hành vũ trụ ấy luôn có mặt ở ô cửa sổ và không rời khỏi đó chừng nào
chưa thấy ngôi làng thân yêu của mình.
Và quả thật, trong hầu hết thời gian tự do, Phạm Tuân đều ngồi bên ô cửa sổ với
chiếc ống nhòm trong tay mong được nhìn thấy dải đất hình chữ S phía dưới. Có
những lúc anh đã vi phạm thời gian biểu quy định giờ đi ngủ, ngồi tại “đài chỉ
huy” để quan sát.

Một trong những thí nghiệm quan trọng và hết sức thú vị là cuộc thử nghiệm
“Bèo hoa dâu” (Alôla). Cây bèo hoa dâu thuộc dạng cỏ nội hoa hèn ở đồng quê
Việt Nam chẳng ngờ đã du hành lên vũ trụ với một sứ mệnh khoa học ít ai ngờ
tới

×