Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Vạch trần trò đánh tráo linh kiện doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.32 KB, 5 trang )

Vạch trần trò đánh tráo linh kiện



















Đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu, không ít đại lý, cửa hàng, công
ty tin học kinh doanh laptop đã tìm cách “bớt xén” linh phụ kiện
trước khi bán cho người dùng.

Bài viết chỉ nêu lên một khía cạnh nhỏ với chiêu thức đang được áp dụng
khá phổ biến trên thị trường laptop hiện nay, mà chủ yếu là nhằm làm rối
khả năng phân tích và nhận xét về sản phẩm của người dùng.

Lập lờ đánh lận con đen

Thông thường các hệ thống máy bộ desktop (máy để bàn) được công bố


cấu hình một cách khá rõ ràng, đặc biệt là những thương hiệu uy tín, có lẽ
vì với máy để bàn người dùng dễ dàng kiểm tra chính xác các thông số kỹ
thuật.

Tuy nhiên, các cấu hình laptop trên thị trường dường như khó thấy sự
khác biệt giữa các model na ná nhau, bởi ngay cả với chính mỗi hãng
cũng đã có rất nhiều model với số lượng cấu hình phần cứng tương
đương, khiến ngay cả người dùng giàu kinh nghiệm cũng có thể hoa mắt
và cần thời gian để xem xét. Bỏ qua chuyện đó, vấn đề ở đây là trên thị
trường, cùng một model sản phẩm nhưng lại có nhiều cấu hình và mức
giá khác nhau giữa các cửa hàng, công ty tin học bán lẻ.

Đôi khi sự khác biệt đó được nói né đi, “lập lờ đánh lận con đen” và chỉ
đến khi sau một thời gian sử dụng, kiểm tra kỹ lưỡng người dùng mới
biết mình mua hớ hoặc không được hưởng những chính sách phải có từ
chính hãng cho các linh kiện, thiết bị mình đã mua như: chế độ bảo hành,
khuyến mãi, hỗ trợ kỹ thuật Có hai cách thức “hô biến” linh kiện chủ
yếu hay được nơi bán hàng sử dụng:

1. Tráo đổi linh kiện: Những công nghệ mới luôn đắt tiền hơn công nghệ
cũ. Hãy hình dung việc thay đổi một bo mạch Wi-Fi chuẩn N (giá
~1.00USD) bằng một bo mạch Wi-Fi chuẩn G (giá ~50USD), phần chênh
lệch đó người dùng được lợi hay là nơi bán hàng?! Các linh kiện đắt tiền
hơn đã bị thay đổi và thế vào đó là sản phẩm rẻ tiền hơn mà rất ít người
dùng đủ kinh nghiệm nhận biết được sự thay đổi này.

Cụ thể hơn: một máy laptop có cấu hình là ổ cứng 7200 rpm hay bo
mạch Wi-Fi N hoặc ổ DVD-RW, nhưng khi người dùng mua lại là ổ cứng
5400 rpm hay Wi-Fi G hoặc ổ quang chỉ còn là ổ combo DVD-CDRW.
Tất nhiên phần giá trị chênh lệch đã bị thất thoát vào tay nơi bán hàng

“không tốt”.

Bạn nên biết:

- Ổ DVD-RW có giá ~60-80USD, trong khi ổ combo DVD/CD-RW giá
chỉ ~30-40USD.

- HDD 320GB 7200rpm/16MB cache có giá ~ 100-120USD, trong khi
HDD 320GB 5400rpm/8MB cache giá chỉ ~ 60-70USD.

- Bo mạch Wi-Fi chuẩn G giá chỉ tầm 15-25USD trong khi với chuẩn N
bạn sẽ phải chi không dưới 40USD.

2. Tháo bớt linh kiện: Bo mạch Bluetooth hay RAM là những thành phần
linh kiện hay bị tháo bớt hoặc tráo đổi nhất. Với RAM, nhu cầu ngày
càng lớn từ người dùng khiến các thanh RAM dung lượng thấp có giá rất
thấp, nếu bị tháo bớt hoặc thay thế linh kiện này thì người dùng vừa bị
thiệt hại về vật chất lẫn khả năng nâng cấp về sau khi nhu cầu cao hơn.

Ví dụ: cấu hình chuẩn của một hệ thống là 1GB RAM, nhưng giá của
thanh RAM 1GB đôi khi cao gấp bốn lần so với thanh RAM 512MB.
Như vậy chỉ với việc gắn hai thanh RAM 512MB vào hệ thống có cấu
hình 1GB RAM thì nơi bán hàng đã có chút chênh lệch, người dùng sau
này cần nâng cấp rất khó tận dụng các thanh RAM cũ (thông thường
laptop chỉ có hai khe gắn RAM) và việc lãng phí là điều tất yếu. Việc này
thường trên các bảng báo giá không được thể hiện, do vậy sẽ rất khó cho
người dùng trong việc nhận biết.

Với bo mạch Bluetooth, việc tháo bớt ra rất dễ dàng và nhanh gọn. Không
nhiều người dùng quan tâm đến vấn đề này nên khi cần đến đôi khi phải

mất một chi phí kha khá để mua lại một bo mạch như vậy.

Bạn nên biết:

- Giá thanh RAM 512MB (DDR2, 533-667MHz) chỉ ~50.000đ trong khi
thanh 1GB sẽ ít nhất 200.000đ.

- Bo mạch Bluetooth gắn trong có giá ít nhất ~15-25USD.

Tại sao người
viết không đề
cập đến CPU -
thành phần trước
đây thường













bị thay đổi nhiều? Hiện nay, nguồn cung các CPU mobile rời ở thị trường
bên ngoài khá hạn chế, đi kèm rủi ro cao. Vì thế, ở thời điểm hiện tại việc
tráo đổi CPU ở các máy mới rất ít và thường chỉ bị khi người dùng đem

máy đi sửa chữa hoặc nói một cách dân dã hơn là… bị luộc.

Giải pháp

Cách nhanh nhất để kiểm tra chính xác thông số kỹ thuật của một máy
laptop là vào website của nhà sản xuất với thông tin bạn cần có: model
máy hay số serial, service tag…

• Ổ quang: Hãy kiểm tra thật kỹ giữa sản phẩm thực tế và thông tin trên
báo giá, việc kiểm tra từ bên ngoài không khó khăn gì giữa người bán và
người mua, do vậy hãy yêu cầu nơi bán cho bạn kiểm tra kỹ.

• Ổ cứng: Thường thì các thông số phụ của ổ cứng không được thông tin
lên phần báo giá, do đó chỉ có một cách để kiểm tra trước thông số này là
truy cập website của nhà sản xuất và với sản phẩm thực tế hãy yêu cầu
nơi bán đảm bảo cho bạn thông tin này.

Tại sao lại phải yêu cầu nơi bán đảm bảo cho bạn? Trên thực tế chỉ khi
một máy laptop đã được bán thì nơi bán mới cho phép “bung win” và sau
đó bạn mới có thể kiểm tra được các thông số kỹ thuật chính xác nhất.
Vậy hãy hình dung nếu nơi bán không chấp nhận các thông tin mà bạn
có!

Ví dụ, laptop DELL Latitude E6400 thông thường được nhà sản xuất
trang bị HDD 80GB SATA2 7200rpm 16MB cache, nhưng nếu ổ cứng
trong laptop của bạn chỉ là 5400rpm/8MB cache thôi? Thật sự thì sự khác
biệt về hiệu năng giữa các ổ cứng 7200rpm/16MB cache và
5400rpm/8MB cache là rất nhiều. Hơn nữa, giá hai loại ổ cứng này chênh
lệch nhau ít nhất 30% và không phải lúc nào cũng có thể mua được các ổ
cứng loại “VIP” với các thông số kỹ thuật và chất lượng cao như vậy từ

thị trường bên ngoài.

• Bo mạch Wi-Fi: Tất nhiên thông tin về bo mạch Wi-Fi chuẩn nào sẽ
được thể hiện trên báo giá nhưng chính xác hay không vẫn cần phải kiểm
tra lại. Lợi dụng kẽ hở là hiện tại số lượng AP/Router Wi-Fi chuẩn N
chưa nhiều nên người dùng thông thường khó nhận biết chính xác Wi-Fi
của mình chuẩn nào, nhiều nơi bán đã thay đổi linh kiện này.

Sau khi đã có thông tin phần cứng chính xác từ hãng, người dùng sẽ phải
dùng các phần mềm kiểm tra thông tin phần cứng của hệ thống để biết
chính xác bo mạch Wi-Fi của mình là loại nào.

• RAM: Không có giải pháp nào khả thi, tốt nhất vẫn là yêu cầu nơi bán
hàng cho biết là hiện tại máy laptop mà bạn định mua có bao nhiêu khe
gắn RAM và còn dư khe (slot) hay không!

• Bo mạch bluetooth: Sau khi vào hệ điều hành, người dùng có thể vào
phần Device Manager để check thông tin về thiết bị bluetooth. Thông
thường nó sẽ nằm trong phần Network adapters.

Tất cả các giải pháp đều cần thiết trong quá trình kiểm tra để bảo đảm
không mua nhầm một sản phẩm không đúng như vốn dĩ nó phải như vậy.
Ngoài ra, bạn cũng cần lựa chọn những nơi bán hàng uy tín và đi cùng
những người bạn nhiều kinh nghiệm có thể tư vấn hoặc kiểm tra giùm
mình trong trường hợp cần thiết.

×