Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Sự phát triển của cây mạ ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.83 KB, 5 trang )

Sự phát triển của cây mạ

NGUỒN CHẤT DINH DƯỠNG CUNG CẤP CHO SỰ PHÁT
TRIỂN CỦA CÂY MẠ
Ở thời kỳ mạ non hay còn gọi là thời kỳ mạ yếu (trong điều kiện thuận
lợi sau gieo 7-10 ngày là kết thúc thời kỳ này) cây mạ phát triển nhờ sử
dụng chất dinh dưỡng lấy từ phôi nhũ.
Sau khi có 4 lá thật, cây mạ phát triển nhờ chất dinh dưỡng lấy qua bộ
rễ và được chế biến ở lá. Khi cây mạ lớn hơn nữa thì nó lại càng phụ
thuộc vào môi trường cung cấp chất dinh dưỡng. Người ta gọi đây là
thời kỳ mạ khoẻ. Thời kỳ này kéo dài hơn thời kỳ mạ non, nó kéo dài
đến khi cây mạ có 5-6 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng
trung bình và 6-7 lá đối với những giống có thời gian sinh trưởng dài
hơn.
Mạ dày súc (mạ đapô: 9-11 ngày) chỉ chứa ít chất dinh dưỡng trong
phôi nhũ vào lúc đem đi cấy, vì thế nó phải tự tạo lấy chất dinh dưỡng
cho nó. Còn mạ dược (16-20 ngày) cây mạ thuần thục và có khả năng
lấy chất dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài.

CÂY MẠ TỐT CÓ CHIỀU CAO CÂY PHÁT TRIỂN ĐỒNG ĐỀU
Cây mạ tốt có chiều cao vừa phải và tất cả các cây mạ trong dược mạ
phát triển đồng đều. Để có cây mạ trong dược mạ phát triển đồng đều
thì phải chú ý đến rất nhiều khâu kỹ thuật trong làm mạ.
Cây mạ phát triển không đồng đều có thể do các nguyên nhân sau:
- Gieo hạt giống không đều, không đúng kỹ thuật.
- Hạt thóc giống nảy mầm không đồng đều.
- Chọn đất dược mạ chưa đúng hoặc làm đất chưa tốt.
- Chế độ nước cho dược mạ chưa tốt.
- Chất dinh dưỡng trong đất thiếu.
CÂY MẠ TỐT CÓ BẸ LÁ NGẮN
Bẹ lá là phần phía dưới của lá, bẹ lá ôm lấy thân cây lúa và các lá non ở


bên trong. Bẹ lá dài chứng tỏ sự vươn lóng ban đầu của cây mạ nhanh,
như vậy sẽ làm yếu cây mạ.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của bẹ lá, nhưng ảnh
hưởng lớn nhất là 2 yêu tố là độ sâu của nước và điều kiện ánh sáng.
Về yếu tố độ sâu của nước: nếu quá nhiều nước sẽ làm cho bẹ lá dài và
cây mạ yếu → cây mạ yếu khi cấy mạ sẽ hồi canh chậm và phát triển
kém và cây mạ xấu có bộ lá dài, rũ xuống → bộ lá mạ dễ bị bết bùn khi
cấy.
Về yếu tố ánh sáng: thiếu ánh sáng do trời âm u kéo dài, do gieo mạ
dầy hoặc do bóng rợp của cây cối đều có thể làm cho bẹ lá dài ra.

CÂY MẠ TỐT PHẢI KHÔNG CÓ SÂU BỆNH
Ở thời kỳ mạ, cây mạ có thể bị rất nhiều rất nhiều loại sâu bệnh tấn
công, gây hại. Nếu chăm sóc mạ tốt, đúng kỹ thuật để có một dược mạ
khoẻ, phát triển đồng đều… mà không chú ý phòng trừ sâu bệnh trong
thời kỳ này thì cây mạ vẫn không thể có đầy đủ sức sống ban đầu.
Có nhiều loại sâu bệnh phá hại trong thời kỳ mạ Các loại sâu, bọ hại
nhiều nhất trong thời kỳ mạ có: bọ rầy, sâu đục thân và các loại sâu ăn
lá. Bệnh phổ biến nhiều nhất trong thời kỳ mạ là bệnh đạo ôn.
Ngoài ra các loại cỏ dại cũng là yếu tố cạnh tranh dinh dưỡng, ảnh
hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của cây mạ.

CÂY MẠ TỐT PHẢI CÓ NHIỀU RỄ VÀ KHỐI LƯỢNG LỚN.
Ngoài những yếu tố để đánh giá về cây mạ tốt như: cây mạ trong dược
mạ phát triển đồng đều, cây mạ có bẹ lá ngắn, không có sâu bệnh, mạ
non khả năng hồi phục nhanh… thì một yếu tố cũng không kém phần
quan trọng là cây mạ phải có nhiều rẽ, tức là có bộ rễ phát triển mạnh,
màu sắc rễ phải có màu vàng sáng.
Một yếu tố quan trọng khác là cây mạ nặng. Cây mạ nặng tức là cây mạ
có khối lượng lớn, điều đó chứng tỏ cây mạ đã tích luỹ được nhiều chất

dinh dưỡng, chính nhờ chất dinh dưỡng này sẽ giúp cây mạ sau khi cấy
hồi phục nhanh. Khối lượng cây mạ lớn không có nghĩa là cây mạ cao,
già tuổi, có nhiều lá và có bộ lá phát triển tốt

×