Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ 3 dòng docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (211.23 KB, 11 trang )

Kỹ thuật sản xuất hạt lai F1 hệ
3 dòng
Hệ thống lúa lai 3 dòng được đặc trưng bởi việc sử dụng các dòng bất dục đực tế
bào chất (dòng A), dòng duy trì bất dục đực (dòng B) và dòng phục hồi phấn
(dòng R).

HYT 100 là giống lúa lai 3 dòng với dòng mẹ (A) là IR 58025A và dòng bố (R) là
R100 , do Trung tâm NC & PT lúa lai chọn tạo. HYT 100 có năng suất cao, chất
lượng tốt, thời gian sinh trưởng ngắn, thích hợp cho vụ Xuân muộn, Mùa sớm ở
vùng ĐBSH, Hè Thu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ. Hạt lai F1 có thể được sản xuất
trong vụ Xuân và vụ Mùa.

1. Chọn ruộng sản xuất
Ruộng sản xuất hạt lai F1 phải đảm bảo những yêu cầu sau:
 Được cách ly không gian với các ruộng lúa khác trong phạm vi tối thiểu
100 m, nếu không phải bố trí để các ruộng xung quanh trỗ lệch 20 ngày so
với ruộng sản xuất F1 hoặc phải quây bạt cách ly cao trên 3 m. Có thể dùng
dòng bố với độ thuần cao cấy trong phạm vi cách ly.
 Ruộng phẳng, có độ phì cao, chủ động tưới tiêu.
 Không nằm trong vùng thường xuyên có dịch sâu bệnh hại.
2. Làm mạ
Xác định thời vụ gieo
Cần bố trí để lúa trỗ bông, phơi màu vào thời kỳ an toàn nhất: nhiệt độ trung bình
ngày 26-28oc, không bị mưa 3 ngày liên tục trở lên, tránh gió Tây khô nóng
(>350c) hoặc gió Bắc lạnh ẩm (<200c) trong vụ Xuân và tránh mưa bão trong vụ
Mùa. Nói chung, trong vụ Xuân thời kỳ trỗ bông an toàn ở vùng ĐBSH là từ ngày
25/4 - 10/5, ở vùng Bắc Trung Bộ từ 15 - 30/4. Trong vụ Mùa, thời kỳ trỗ bông an
toàn ở vùng ĐBSH từ 25/8 - 10/9, riêng khu vực ven biển từ 20 - 30/9, Bắc trung
bộ từ 10 - 25/8.
Để lúa trỗ vào thời gian trên, thời vụ gieo dòng mẹ và các đợt dòng bố có thể bố trí
như sau:


Vụ Xuân
Ngày gieo

Số lá A khi
gieo R
Ngày trỗ 10% ( Dự
kiến)
Dòng

ĐBSH
Bắc
T.Bộ
Lượng
giống *

ĐBSH Bắc T. Bộ
A
21-
23/1
12-15/1 30 - 28/4 20/4
R1
29-
31/1
20-22/1 7 2,3 30/4 22/4
R2 3-5/2 25-27/1 7 3,3 3/5 25/4
Vụ mùa
(*) kg hạt giống /ha sản xuất hạt lai F1

Kỹ thuật làm mạ


Ngâm ủ hạt giống: Dùng nước sạch rửa kỹ hạt giống trước khi ngâm. Với dòng mẹ,
cần phân loại hạt chắc và hạt lửng ngâm, ủ riêng. Dòng bố ngâm khoảng 42 - 48
giờ trong vụ Xuân và 36 - 42 giờ trong vụ Mùa, 8 - 10 giờ thay nước 1 lần. Dòng
mẹ ngâm khoảng 6 - 8 giờ (giống cũ), 10 - 12 giờ (giống mới), 4 - 5 giờ thay nước
1 lần. Trong quá trình ngâm không để nước bị chua. Không ngâm ủ giống trong
túi ni-lon hoặc bao dứa. Sau khi ngâm đãi sạch, để ráo nước trước khi ủ. Trong
quá trình ủ nếu khô phải đảo và tưới nước 2 lần/ ngày để mầm và rễ cân đối.
Chuẩn bị đất mạ và kỹ thuật gieo mạ: Ruộng gieo mạ phải bằng phẳng, chủ động
tưới tiêu, đất phải nhuyễn bùn, sạch cỏ.
Làm luống mạ rộng 1,2-1,4m, mặt luống phẳng, róc nước, xung quanh có rãnh
rộng 0,2m để tưới và tiêu nước.
Gieo 1 kg hạt giống/ 40-45m2 dược mạ, gieo thật đều.
Phân bón cho mạ
Chủng loại
Tính cho 1 ha
(kg)
Tính cho 1 sào BB 360m2
(kg)
Phân chuồng
mục
8.000-10.000 300-350
Urê 140-160 5-5,5
Phân lân 400-420 14-15
Kali clorua 110 4

Cách bón
 Bón lót toàn bộ phân chuồng và phân lân.
 Bón rải mặt luống trước khi chang phẳng và gieo: 40% urê + 50% kali.
 Bón thúc lần 1 khi mạ 2,5 lá: 40% urê + 50% kali.
 Bón thúc lần 2 khi mạ 4,0- 4,5 lá: 20% urê.

Tuỳ tình hình sinh trưởng của mạ có thể bón 15 kg urê/ha trước khi cấy 5 ngày.
Chăm sóc ruộng mạ
 Sau khi gieo giữ ẩm, tránh vũng nước trên mặt luống, cần giữ nước thường
xuyên ở rãnh.
 Lúc mạ 1,2-1,5 lá, tháo cạn nước và phun dung dịch MET để kích thích mạ
đẻ nhánh. Mỗi ha mạ phun 500-550 g MET (loại 15% nguyên chất) pha với
550 lít nước, hoà tan thật kỹ, phun thật đều. Sau phun giữ ruộng cạn trong
15-18 giờ, sau đó tưới một lớp nước mỏng. Thời gian tiếp theo tưới tiêu xen
kẽ. Trước khi cấy 5 ngày cho nước vào ruộng để đất mềm, dễ nhổ mạ.
 Cần kiểm tra thường xuyên, phát hiện và phòng trừ kịp thời các loại sâu
bệnh chim, chuột
 Vụ Xuân cần che phủ ni-lon chống rét cho mạ
 Khi cấy mạ phải to, khoẻ, tỉ lệ mạ đẻ nhánh cao (trên 75%), rễ dài và trắng,
lá xanh, sạch sâu bệnh, mỗi cây mạ phải có 2-3 dảnh cơ bản.
Có thể áp dụng kỹ thuật làm mạ dày xúc cho cả dòng A và dòng R, cấy mạ
2,5-3 lá.

Kỹ thuật canh tác ở ruộng cấy HYT 100
1. Xác định phương thức cấy
 Tỷ lệ hàng 2R: 12A hoặc13A (2 hàng bố : 12 hoặc13 hàng mẹ)
 Dòng mẹ cấy hàng cách hàng 15cm, khóm cách khóm trong hàng 17cm,
cấy 2 cây mạ/ khóm.
 Dòng bố cấy hàng cách hàng 20 cm, khóm cách khóm trong hàng 17 cm,
cấy 3-4 cây mạ/ khóm, cấy hai hàng bố so le nhau (kiểu nanh sấu).
 Cấy hàng bố đợt 1 cách hàng mẹ 20 cm, hàng bố đợt 2 cách hàng mẹ 30 cm,
làm lối công tác.
Bố trí hàng vuông góc với hướng gió chính lúc trỗ.

Kỹ thuật cấy


Tuổi mạ lúc cấy: Vụ Mùa 18-20 ngày, vụ Xuân 6,0-6,2 lá. Nhổ mạ kèm bùn,
không đập, không giũ mạ. Cấy nông tay, nhổ mạ đến đâu cấy đến đó, không để mạ
qua đêm.

Thứ tự cấy: Dòng mẹ, dòng bố đợt 1, dòng bố đợt 2.
Phân bón ruộng cấy
Chủng loại Tính cho 1 ha (kg) Tính cho 1 sào BB (kg)
Phân chuồng 10.000-11.000 350-400
Phân lân 470 - 550 18-20
Urê 250 - 280 9-10
Kali clorua 220 - 250 8 – 9
Cách bón
 Bón lót tất cả PC trước khi phay lần 1. Bón 100% lân trước khi bừa lần cuối
 Bón rải mặt cho cả ruộng 30% urê + 20% kali trước khi cấy dòng A một
ngày.
 Bón thúc đợt 1 sau khi cấy dòng A 8-10 ngày 40% urê + 40 % kali
 Bón thúc đợt 2 riêng cho R 10% urê+ 5% Kali sau bón thúc đợt 1là 7-8
ngày
 Bón thúc đợt 3 riêng cho R 10% Ure+ 5% Kali sau thúc đợt 2 là 7 ngày
 Bón đón đòng cho cả ruộng( lúc dòng A phân hoá đòng bước 5) 30 %
lưọng kali còn lại, Bón cho dòng A 10 % urê khi đòng lúa ở bước 7-8
Cần căn cứ vào mùa vụ, chất đất và tình hình sinh trưởng, phát triển của lúa mà
điều chỉnh lượng phân và cách bón cho phù hợp.

Có thể thay phân đơn bằng phân NPK tổng hợp cho bón lót và bón thúc đợt I với
lượng nguyên chất tương đương.
Kết hợp làm cỏ 1-2 lần cho cả dòng bố và dòng mẹ.
2. Quản lí nước
Sau khi cấy giữ lớp nước nông (2-3 cm) cho lúa hồi xanh, tiếp theo tưới và tiêu
nước xen kẽ. Khi lúa đẻ nhánh tối đa rút nước phơi ruộng nẻ chân chim. Sau đó

cho nước vào và giữ đủ nước trong suốt thời kỳ làm đòng, trỗ bông và vào chắc.
Trước khi thu hoạch 7 ngày rút nước phơi ruộng.
3. Phòng trừ sâu bệnh
Cần theo dõi và phòng trừ kịp thời các loại sâu bệnh chính trong từng giai đoạn
như bọ trĩ, ruồi đục nõn, sâu cuốn lá, sâu đục thân, rầy nâu, đạo ôn, khô vằn và bạc
lá, đồng thời tích cực trừ chuột.
Chủ động phun các loại thuốc phòng trừ bệnh bạc lá vi khuẩn như Diệp khô linh,
Sasa, Batocide, Xanthomix…cho cả dòng bố và dòng mẹ.
Phun Tilt super hai lần cho dòng mẹ, lần 1 trước khi lúa trỗ, lần 2 sau lần 1
khoảng10-12 ngày. Trước khi lúa trỗ 4-5 ngày, cần phun phòng các loại sâu bệnh
hại chính. Trong thời gian gạt phấn không nên sử dụng thuốc BVTV.
4. Dự đoán và điều chỉnh thời gian trỗ bông
Khoảng 27-30 ngày trước ngày lúa trỗ theo dự kiến, cứ 2-3 ngày bóc đòng 1 lần
kiểm tra.
Để dòng bố và dòng mẹ trỗ bông trùng khớp, tiến độ phân hoá đòng yêu cầu là: Từ
bước 1 đến bước 6, dòng mẹ phải nhanh hơn dòng bố đợt 1 khoảng 4-5 ngày, ở
cuối bước 7, dòng mẹ phải nhanh hơn dòng bố đợt 1 khoảng 2 ngày.
Khi kiểm tra thấy biểu hiện trỗ bông của dòng bố và dòng mẹ không trùng khớp
cần điều chỉnh kịp thời bằng các biện pháp sau:
Xử lý dòng phát triển chậm
 Bón kali clorua lượng 100-120 kg/ha nếu dòng mẹ chậm, 30-40 kg/ha nếu
dòng bố chậm.
 Phun KH2PO4 lượng 3,5-4,0 kg + 400 lít nước/ha/lần phun nếu dòng mẹ
chậm, 0,8-1,0kg + 100 lít nước/ha/lần phun nếu dòng bố chậm. Phun 2-3
lần trong 2-3 ngày liền, phhun vào lúc bước 2-3 phân hóa đòng.
 Phun 7-8 g GA3 + 1,5 kg KH2PO4 + 400 lít nước/ha nếu dòng mẹ chậm,
2,5 g GA3 + 0,5 kg KH2PO4 + 100 lít nước/ha nếu dòng bố chậm. Biện
pháp này chỉ tiến hành trước trỗ 4-5 ngày (cuối bước 7).
Xử lý dòng phát triển nhanh
 Bón 100-140 kg urê/ ha cho dòng mẹ nếu dòng mẹ nhanh, 40 kg urê/ ha

cho dòng bố nếu dòng bố nhanh. Biện pháp này ít được áp dụng.
 Phun MET lượng 1,2 kg (loại 15% nguyên chất) + 550 lít nước/ha nếu dòng
mẹ nhanh, 0,3 kg + 150 lít nước/ ha nếu dòng bố nhanh, phun trước bước 4
của quá trình phân hóa đòng.
Nếu dòng bố chậm giữ đủ nước trong ruộng, dòng bố nhanh rút nước phơi ruộng
nẻ chân chim.

Tuỳ mức độ trỗ chênh lệch mà sử dụng từng biện pháp hay kết hợp các biện pháp
trên cho phù hợp.
5. Phun GA3, thụ phấn bổ sung
Lượng GA3 300 g/ ha, phun làm 3 lần:
 Lần 1 phun 20 g GA3 + 450 lít nước/ha khi dòng mẹ ở bước 8 (chia vè) đến
trỗ báo.
 Lần 2 phun 140 g GA3 + 550 lít nước/ha, phun cách lần 1 hai ngày.
 Lần 3 phun 140 g GA3 + 550 lít nước/ha, phun ngày tiếp theo.
Hoà tan GA3 (chế phẩm 920, dạng bột trắng của Trung Quốc) trong cồn (1g
GA3/10-15 ml cồn) trước khi phun 18-20 giờ. Lần 1 phun đều cho cả dòng mẹ và
dòng bố, lần 2 và 3 phun đều cho cả dòng bố và dòng mẹ, sau đó phun thêm cho
dòng bố một lượt nhẹ.

Phun hỗn hợp Điều hòa hoa nở 2 lần (phun cùng với GA3 lần 2 và 3) để tăng tỷ lệ
kết hạt F1.

Phun vào buổi sáng, kết thúc trước khi dòng bố tung phấn ít nhất 30 phút. Nếu có
nước mưa hoặc sương phải gạt nước trước khi phun.

Khi dòng bố bắt đầu tung phấn, hàng ngày dùng sào tre, nứa gạt trong khoảng từ
9-12 giờ (tuỳ theo thời tiết), gạt 3-4 lần/ngày, gạt liên tục trong 10-12 ngày cho
đến khi dòng bố hết phấn. Trong những ngày có gió mạnh, có thể gạt phấn bằng
phương pháp kéo dây ngược chiều gió.

6. Khử lẫn, thu hoạch
Cần khử lẫn thường xuyên cả dòng bố và dòng mẹ, tập trung vào 4 đợt chính: Giai
đoạn lúa đứng cái, trước khi phun GA3, trong thời kỳ gạt phấn và trước khi thu
hoạch. Nhổ bỏ tất cả những cây khác dạng, những cây có bao phấn vàng lẫn trong
quần thể dòng mẹ.
Khoảng 20 - 22 ngày kể từ ngày bắt đầu gạt phấn, tiến hành thu hoạch. Gặt dòng
bố trước, cắt sát gốc, khử lẫn dòng mẹ lần cuối rồi mới thu hoạch dòng mẹ (hạt lai
F1). Chú ý tránh lẫn tạp cơ giới trong quá trình gặt, tuốt, phơi và đóng bao.

×