Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Sâu hại lúa – Sâu đục thân ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (188.47 KB, 4 trang )

Sâu hại lúa – Sâu đục thân
Sâu đục thân bướm hai chấm
Scirpophaga incertulas Walker
Gây hại trong suốt tời kỳ sinh trưởng của lúa ( kể cả giai mạ). thích hợp
trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung
sâu có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa. Tại các tỉnh phía Bắc, những
năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng.
Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng
9) gây bông bạc. Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.

* PHÒNG TRỪ
- Dùng giống chống chịu.
- Bố trí cơ cấu mùa vụ thích hợp.
- Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt
nhộng.
- Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.
- Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7 ổ/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ
trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học.

Phun các loại thuốc:
Padan 95SP, Regent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày.
Dùng thuốc Basudin 10G, Diaphos 10G trộn với đất bột, rắc khi có
dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước
Sâu đục thân năm vạch đầu nâu
Chilo suppressalis Walker
Sâu đục thân 5 vạch Phát sinh nhiều ở vùng ôn độ thấp, ít lụt bão. Hại
nặng ở giai đoạn lúa con gái- làm đòng; vụ xuân hại nặng hơn vụ mùa.

Sâu đục thân năm vạch đầu đen
Chilo polychrysus Meyrich
- Thường xuyên điều tra để dự báo chính xác lứa sâu hại.


- Sau khi thu hoạch, thu dọn rơm rạ đem đốt hoặc ngâm dầm để diệt
nguồn sâu.
- Chăm sóc hợp lý.
- Sử dụng những loại thuốc phòng trừ như với sâu đục thân lúa bướm 2
chấm.



×